Kinh nghiệm xin thực tập và xin việc làm

Dưới đây là các kinh nghiệm xin việc làm và xin thực tập mà nhiều bạn sinh viên đã chia sẻ lại cho các bạn còn đang đi học biết được nhằm giúp các bạn có thêm kiến thức tốt hơn, chuẩn bị được tâm lý kỹ hơn khi đi ra trường.

Các bạn sinh viên sẽ biết mình sẽ phải chuẩn bị gì, làm gì khi chuẩn bị ra trường, kinh nghiệm viết hồ sơ xin việc, kinh nghiệm viết bài báo cáo thực tập, kinh nghiệm khi đi phỏng vấn.

Chúng tôi đều có chia sẻ đầy đủ cho các bạn sinh viên nắm thông tin qua các bài viết nằm bên trong chuyên mục dưới đây.

 

 

Làm sao biết trước người nào giàu hay không giàu

Có rất nhiều bạn sinh viên hiện nay thường muốn nhận biết người nào giàu hay không giàu trong tương lai, với kinh nghiệm nhiều năm trong cuộc sống và đã cùng bao nhiêu bạn đồng hành khởi nghiệp thành công, do đó chúng tôi có thể chỉ ra cho các bạn một số mẫu điển hình Làm sao biết trước người nào giàu Read more

Top 5 bí kíp phỏng vấn bỏ túi cho người mới tốt nghiệp

Đối với rất nhiều bạn trẻ mới ra trường thì phỏng vấn luôn là cửa ngõ quan trọng phải trải qua, hôm nay dichvuthuctap.net sẽ chia sẽ cho các bạn 5 bí kíp phỏng vấn cho người mới tốt nghiệp, hoặc các ứng viên gặp khó khăn trong quá trình xin việc mãi mà không được, đang có dấu hiệu nản lòng muốn về quê thì hãy xem ngay nhé . Read more

5 BƯỚC ĐƠN GIẢN ĐỂ BÌNH TĨNH KHI PHỎNG VẤN

Bình tĩnh khi phỏng vấn là một vấn đề hoàn toàn không hề đơn giản, để giữa thái độ bình tĩnh khi tham gia vào các buổi phỏng vấn của các doanh nghiệp, công ty thì thí sinh, người ứng tuyển phải có kinh nghiệm hoặc đã trải qua nhiều buổi trước đó, tuy nhiên nếu chưa từng phỏng vấn qua bao giờ thì hãy tham khảo một số ý kiến sau đây để giữ bình tĩnh nhé . Read more

Sinh viên đại học nên bắt đầu tìm việc làm trước khi tốt nghiệp đại học?

Sinh viên đại học nên bắt đầu tìm việc làm trước khi tốt nghiệp đại học ? Đây là ý kiến được hầu hết các bạn trẻ thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội, vậy đâu là lý do dẫn đến tình trạng này và nó có thật sự ý nghĩa gì hay không, cùng tìm hiểu nhé .

Sinh viên đại học nên bắt đầu tìm việc làm trước khi tốt nghiệp đại học?

Việc tìm việc làm trước khi tốt nghiệp đại học có thể là một lựa chọn tốt cho sinh viên đại học. Dưới đây là một số lý do vì sao bạn nên bắt đầu tìm việc làm trước khi tốt nghiệp đại học:

Tạo kinh nghiệm: Tìm kiếm việc làm trước khi tốt nghiệp đại học có thể giúp bạn tích lũy kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bạn quan tâm. Kinh nghiệm này là vốn liếng quý báu mà khi va chạm vào môi trường thực tế bạn sẽ không mắc phải các sai lầm không đáng có, đó là lý do mà năm đầu tiên khi ra trường các bạn sinh viên thường chủ yếu đi học tập kinh nghiệm thay vì đòi hỏi mức lương cao .

Giúp bạn xác định hướng đi sự nghiệp: Khi làm việc trong môi trường, công việc mà bạn đang theo đuổi sẽ cho bạn cái nhìn, định hướng là trước đây mình có học đúng môn học hay không hay niềm đam mê của mình là ở công việc khác, từ đó có thể lựa chọn công việc phù hợp đam mê thay vì những gì dã học trong nhà trường .

Có thu nhập: Việc vừa học vừa làm tạo điều kiện để cho bạn có một phần nào chi phí để giải quyết các vấn đề cuộc sống như ăn uống, đi lại, vui chơi, ngủ nghỉ mà không cần làm quá nhiều.

Tạo mối quan hệ:  Khi thực đế đi làm việc thì bạn sẽ có những mối quan hệ mới trong xã hội như mối quan hệ khách hàng, đối tác làm ăn, mối quan hệ với đồng nghiệp trong công ty, mối quan hệ với cấp trên … và những mối quan hệ này sẽ giúp ích nhiều cho công việc của bạn tương lai .

Tuy nhiên, dù làm việc trong thời gian đi học thì cũng nên chú ý đừng để công việc ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và thời gian của bạn để tránh bạn có thể gặp rắc rối trong quá trình tốt nghiệp

Tips: nếu bạn đang đi làm mà gặp khó khăn trong vấn đề học hành, giải đề thi, viết báo cáo, làm tiểu luận, powerpoint liên hệ ngay dịch vụ thực tập để được xử lý từ A – Z nhé .

Sinh viên đại học nên bắt đầu tìm việc làm trước khi tốt nghiệp đại học?

Sinh viên đại học nên bắt đầu tìm việc làm trước khi tốt nghiệp đại học VÌ NHỮNG LÝ DO SAU

Các bước cần chuẩn bị để tìm việc làm 

Nếu các bạn sinh viên dự định sẽ vừa học vừa làm thì nên chuẩn bị một số bước như sau :

  1. Tìm kiếm thông tin về việc làm: Thông tin việc làm hiện nay khá dễ dàng cho bạn khi tìm kiếm được trong các hội nhóm Facebook, các trang website việc làm, các trang website tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp lớn, chủ yếu là bạn chọn đơn vị nào để xin vào thôi .
  2. Chuẩn bị hồ sơ xin việc: Khi bạn đã chọn được công việc thích hợp thì việc tiếp theo là chuẩn bị sơ yếu lý lịch, hồ sơ xin việc, một bộ CV hoàn chỉnh, nếu chưa biết cách làm CV có thể tham khảo dịch vụ viết CV chuyên nghiệp của đơn vị hoặc lựa chọn các mẫu CV thịnh hành tại Fanpage : https://www.facebook.com/vietthuecvxinviec
  3. Thực hiện các bài kiểm tra kỹ năng: Khi nhận được thư mời tuyển dụng thì công ty sẽ có những vòng thi đầu vào như thi viết để tìm hiểu kinh nghiệm thực tế của bạn, nếu qua được vòng thi viết đầu vào thì bạn sẽ nhận được thư mời phỏng vấn .
  4. Phỏng vấn xin việc: Nếu bạn được lựa chọn vào vòng phỏng phấn, hãy lựa chọn trang phục và ngoại hình thích hợp sau đó có thái độ tự tin để trả lời các câu hỏi phỏng vấn cảu nhà tuyển dụng .
  5. Cập nhật thông tin về việc làm: Nếu chẳng may bạn không được chọn vào vị trí việc làm đó thì đừng nản lòng hãy tiếp tục tìm kiếm thông tin về các công việc khác và bắt đầu quy trình từ trên xuống một vài lần, đảm bảo thất bại là mẹ thành công mà thôi .

Trong quá trình vừa học vừa làm hãy đảm bảo cân bằng giữa cuộc sống và hiện tại, đừng để làm việc một ngày quá sức sẽ ảnh hưởng đến việc học tập, khiến cho thời gian ra trường kéo dài, ảnh hưởng sự nghiệp tương lai.

– Hãy nhận được lời khuyên từ bạn bè và gia đình, ba mẹ nói cho họ biết bạn muốn vừa học vừa làm đồng thời nói công việc bạn dự tính làm ra vì hiện nay có rất nhiều đơn vị tuyển dụng chuyên lừa đảo sinh viên năm một năm hai thậm chí là năm cuối còn bị lừa .

Tham khảo: khó xin việc do không có kinh nghiệm

Ưu điểm của việc tìm việc làm trước khi tốt nghiệp đại học

Việc tìm việc làm trước khi tốt nghiệp đại học có nhiều ưu điểm, bao gồm:

  • Tích lũy kinh nghiệm: Việc làm sớm cho phép sinh viên tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Điều này có thể giúp sinh viên có được nhiều kinh nghiệm hơn, phát triển kỹ năng chuyên môn và nâng cao khả năng tuyển dụng sau này.
  • Mở rộng mạng lưới: Việc tìm kiếm việc làm trước khi tốt nghiệp đại học cũng có thể giúp sinh viên mở rộng mạng lưới và xây dựng quan hệ với những người trong ngành. Điều này có thể mở ra nhiều cơ hội hơn trong tương lai.
  • Nâng cao kỹ năng mềm: Việc làm sớm cũng giúp sinh viên phát triển kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng quản lý thời gian. Điều này có thể giúp sinh viên trở thành những người làm việc hiệu quả hơn.
  • Nâng cao sự tự tin: Việc có được một công việc trước khi tốt nghiệp đại học có thể giúp sinh viên tăng sự tự tin và sự chuẩn bị tốt hơn cho thời gian sau khi tốt nghiệp. Điều này có thể giúp giảm áp lực và lo lắng trong quá trình tìm việc sau này.

Tóm lại, việc tìm kiếm việc làm trước khi tốt nghiệp đại học có nhiều lợi ích và có thể giúp sinh viên phát triển nhiều kỹ năng và kinh nghiệm quan trọng cho sự nghiệp của họ.

Tham khảo: các bước để tìm được đơn vị thực tập

Cần thận trọng trước cái bẫy việc làm cho sinh viên

Đúng vậy, mặc dù việc tìm kiếm việc làm trước khi tốt nghiệp đại học có nhiều lợi ích, nhưng sinh viên cũng cần phải thận trọng để không rơi vào các “cái bẫy” của những công ty không trung thực hoặc các tình huống không mong muốn khác. Sau đây là một số lưu ý quan trọng để sinh viên cần phải lưu ý khi tìm kiếm việc làm trước khi tốt nghiệp:

  • Tìm hiểu kỹ thông tin về công ty: Hãy tìm kiếm thông tin của công ty trên google và các mạng xã hội để xem công ty có thật sự hoạt động kinh doanh buôn bán hay không, nếu thấy có các comment hay đánh giá cảnh báo lừa đảo từ các bạn sinh viên khác thì hãy cẩn thận nhé .
  • Hỏi thăm những người đã làm việc tại công ty: Nếu đang làm việc tại công ty đó rồi mà cảm thấy nghi ngờ thì hãy hỏi các đồng nghiệp công ty có trả lương đúng hạn hay không, hay công ty có nợ lương hay không, nếu có thì hãy dừng ngay công việc mình đang làm lại.
  • Xem xét cẩn thận các điều khoản hợp đồng: Trước khi ký hợp đồng thử việc hay hợp đồng lao động thì sinh viên hãy độc kỹ nội dung bên trong hợp đồng xem kỹ thời gian trả lương và xem có điều kiện nào đó được gài cắm để bạn không nhận được lương hay không
  • Không nộp hồ sơ và cung cấp thông tin quan trọng:  Nếu được yêu cầu cung cấp các thông tin liên quan quá nhiều như mật mã email, mã tài khoản ngân hàng, thông tin cá nhân … thì hãy cẩn thận vì có thể là lừa đảo tín dụng hoặc lợi dụng thông tin cá nhân của bạn để vay tín dụng lãi cao nhé .
  • Sử dụng các nguồn tuyển dụng uy tín: Sinh viên có thể tìm kiếm thông tin tuyển dụng tại các trang web việc làm lớn, các mạng xã hội việc làm hoặc từ nguồn tuyển dụng nội bộ do nhà trường phối hợp với các doanh nghiệp lớn tuyển dụng, đây là các nguồn tuyển dụng có uy tín rất cao .

Tham khảo: chiêu trò lừa đảo bủa vây tân sinh viên

Kết luận

Tóm lại, việc tìm kiếm việc làm trước khi tốt nghiệp đại học có nhiều lợi ích, nhưng sinh viên cần phải thận trọng và kiểm tra kỹ các thông tin để tránh bị mắc bẫy và đảm bảo tìm được công việc phù hợp cho mình.

Lý do sinh viên dễ rơi vào bẫy đa cấp như hiện nay

Đa cấp là một loại hình kinh doanh bất hợp pháp, với nhiều hình thức quy mô khác nhau và trên cả nước. Hiện nay, nhiều sinh viên đã trở thành nạn nhân của đa cấp do thiếu hiểu biết về những rủi ro của hoạt động này. Bài viết này sẽ nêu ra các lý do tại sao sinh viên dễ rơi vào bẫy đa cấp. Read more

SINH VIÊN LƯỜI HỌC VÀ NHỮNG CÁI KẾT BẤT NGỜ

Sinh viên lười học là thực trạng hiện nay của hầu hết tất cả các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố trên cả nước, có rất nhiều bạn vì không chịu chăm chỉ học hành trong trường mà nhận được nhiều cái kết vô cùng khó khăn. Trong bài này dichvuthuctap.net sẽ cùng sinh viên tìm hiểu về vấn nạn lười học hiện nay của các bạn sinh viên Read more

Luận văn là gì ? Kinh nghiệm viết luận văn điểm cao

Luận văn là gì ?

Luận văn hay còn gọi là chuyên đề hoặc khóa luận tốt nghiệp tại một số trường đại học, tuy nhiên đối với sinh viên, người đi học thì vẫn quen thuộc với các tên gọi là luận văn tốt nghiệp .

Luận văn là một bài nghiên cứu được trình bày theo dạng văn bản về một chủ đề dưới hình thức nghiên cứu một vấn đề dựa theo sở thích hoặc được phân công giao phó bởi các thầy cô, các bài luận văn sẽ đánh dấu kết thúc quá trình học tập tại trường dành cho sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp để lấy bằng thạc sỹ .

Luận văn

Luận văn là gì ? Kinh nghiệm viết luận văn điểm cao

 

Có mấy loại luận văn

Có 2 loại luận văn thường gặp tại trường đại học đó là luận văn tốt nghiệp dành cho sinh viên và luận văn thạc sỹ dành cho các người đi làm .

Luận văn tốt nghiệp

– Luận văn tốt nghiệp là hình thức sinh viên cuối khóa được giao phó dùng để đánh giá năng lực học tập sau khi kết thúc một quá trình dài học tập dựa theo kinh nghiệm thực tế của sinh viên. Luận văn được trình bày theo dạng báo cáo và sinh viên cần phải nghiên cứu, trình bày, bảo vệ quan điểm của mình trước hội đồng trường dưới sự chấm điểm của các thầy cô chuyên ngành.

Luận văn tốt nghiệp thường có độ dài từ 30 trang đến 60 trang, thời gian sinh viên được giao dao động từ 4 – 8 tuần ( thông thường là 2 tháng ) . Sinh viên sẽ thực tập tại một đơn vị nào đó và trình bày quan điểm, trình bày luận văn và thuyết trình chứng minh đề tài mình đã nghiên cứu, sau đó bảo vệ luận văn …

Luận văn thạc sỹ

Khác hẳn với luận văn tốt nghiệp thì luận văn dành cho thạc sỹ có độ dài cao hơn gấp nhiều lần, đề tài nghiên cứu cũng phải chuyên sâu hơn, cần phải có nhiều nghiên cứu, dẫn chứng thực tế cho từng bước chi tiết dù rất nhỏ nhặt, việc nghiên cứu này dựa vào kiến thức thực tế, kinh nghiệm cá nhân mà ghi lại … đồng thời độ dài của luận văn thạc sỹ cũng cao hơn khi thường hơn 100 – 200 trang tùy theo đề tài .

Luận văn thạc sỹ yêu cầu nghiên cứu thật kỹ về vấn đề được nghiên cứu, dẫn chứng, luận điểm, bảo vệ luận án không được sai sót .

Luận văn thạc sỹ không phải là một dạng báo cáo mà nó là quá trình nghiên cứu dựa theo kinh nghiệm của cá nhân để bảo vệ một vấn đề mình đang nghiên cứu .

Luận văn

Viết luận văn để làm gì ?

Việc viết luận văn để làm gì là câu hỏi không chỉ sinh viên mà các bạn đang đi học thạc sỹ cũng hay quan tâm, về cơ bản thì viết luận văn sẽ phản ánh được quá trình học tập của cả người nghiên cứu và làm luận văn . Cụ thể :

– Thông qua bài luận văn sẽ thấy sinh viên đang quan tâm đến một chủ đề nào mà mình đang học chẳng hạn như nghiên cứu báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, đưa ra các luận điểm vì sao doanh nghiệp lại chọn lựa hướng kinh doanh, và dựa theo số liệu có thể nào đổi hướng kinh doanh vừa an toàn, vừa ít rủi ro mà lại đem lại hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp hay không …

Luận văn được xây dựng dựa trên công sức của người viết, chẳng hạn để viết luận văn chứng minh tác hại của rác thải với môi trường và cần nghiên cứu quá trình giảm khí thải, rác thải thì ta phải nghiêm cứu các công đoạn tái chế rác thải, các biện pháp xử lý rác tối ưu chi phí, vừa hiệu quả và có thể ứng dụng vào điều kiện thực tế chứ không chỉ là một luận điểm để bàn tán.

Viết luận văn cần phải đảm bảo được các yếu tố sau :

  • Yếu tố sáng tạo luôn được ưu tiên hàng đầu .
  • Mạch lạc câu chữ, luận điểm dẫn chứng rõ ràng
  • Dựa vào dẫn chứng để đưa ra kết quả, không dựa vào ý kiến cá nhân.
  • Có ý nghĩa thực tế cho khoa học và khả năng ứng dụng vào thực tế.
  • Có nghiên cứu và tìm tòi các phương pháp khác nhau .

Tham khảo: dịch vụ viết luận văn thạc sỹ điểm cao

Cách để có thể viết luận văn chuyên nghiệp

2.1 Các bước để tiến hành làm luận văn

– Để có thể trình bày một bài luận văn chuyên nghiệp, được đánh giá cao từ nội dung đến thành quả nghiên cứu thì mọi người phải chú ý đến các yếu tố

Bước 1: Lựa chọn đề tài, công trình nghiên cứu và đặt tên cho bài luận văn .

Bước 2: Xây dựng đề cương, tiến hành lập thời gian và các bước cần triển khai.

Bước 3: Đưa đề cương cho thầy cô phê duyệt để xem có được chấp nhận hay không .

Bước 4: Nghiện cứu, tìm tòi các nội dung sách báo, các đề tài nghiên cứu trước đó, tìm nội dung tham khảo

Bước 5: Tiến hành viết luận văn.

Bước 6: Bảo vệ luận văn trước hội đồng trường .

Luận văn

2.2 Cấu trúc của một bài luận văn

– Thông thường cấu trúc của một bài luận văn tốt nghiệp hay luận văn thạc sỹ đều giống như nhau bao gồm các phần như sau :

Tên đề tài : nêu rõ ràng chủ đề nghiên cứu là gì từ đó sẽ có các quan điểm rõ ràng để cần được bảo vệ trong bài luận văn .

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Bảng nêu rõ tóm tắt, chú thích, các từ ngữ được viết tắt, chú thích sơ đồ, bảng biểu …

Mục lục của luận văn trình bày theo bố cục nội dung chính – nội dung phụ – nội dung con … và được đánh số theo La mã hoặc số thường 1, 2, 3 … và có đánh số trang cụ thể ứng với các phần trong mục lục trình bày .

Chương mở đầu : Các thông tin khái quát về vấn đề bạn đang nghiên cứu là gì (lí do chọn đề tài, mục tiêu của đề tài, nội dung luận văn, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,…)

Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu trong luận văn: phần lý thuyết đưa ra vấn đề cần được nghiên cứu và giải thích vì sao bạn nghiên cứu nó .

Thực trạng của vấn đề nghiên cứu trong luận văn: chứng minh vấn đề cần được nghiên cứu thông qua thực tế bằng các số liệu, bảng biểu, sơ đồ, mô hình, đồ thị,… bằng các phương pháp được sử dụng trong luận văn đi kèm lý do dẫn đến tình trạng đó.

Giải pháp cho vấn đề nghiên cứu trong luận văn: đưa ra các giải pháp ngắn hạn và dài hạn dựa trên những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của đề tài luận văn

Kiến luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo :

Luận văn

Cách viết luận văn được 9 điểm

– Để viết luận văn được 9 – 10 điểm thì đòi hỏi rất nhiều yếu tố trong đó quan trọng theo kinh nghiệm của đơn vị thường hỗ trợ viết luận văn cho sinh viên chính là :

Bước 1: Chọn đề tài nghiên cứu và đặt tên cho bài luận văn của bạn .

Sinh viên cần phải lựa chọn chủ đề nghiên cứu sau đó trình bày đề tài đó với giáo viên hướng dẫn, nếu được thầy cô thông qua chấp thuận thì bạn có thể bắt đầu tiến hành nghiên cứu và viết luận văn, còn trường hợp đề tài nghiên cứu quá mông lung, không rõ ràng thì thầy cô sẽ yêu cầu bạn làm chủ đề khác hay gợi ý chủ để nghiên cứu cho bạn và việc của bạn chỉ là làm theo …

Tên đề tài nên cụ thể rõ ràng, tránh liên quan đến các vấn đề chung chung, yếu tố không rõ ràng ( hạn chế các từ ngữ một số, một vài … ) và cần phải đặt tên đề tài nghiên cứu độc đáo, không bị trùng lặp để thể hiện sự đáng làm của bài luận văn .

Bước 2: lên kế hoạch nghiên cứu và xây dựng khối lượng công việc

– Sắp xếp các công việc cần làm để bắt đầu theo từng bước xem bài luận văn bắt đầu từ vấn đề nào, lên đề cương theo dạng mục lục và làm theo thứ tự nghiên cứu từng bước, tránh nghiên cứu chung chung đến khi sắp xếp mọi nội dung nghiên cứu lại với nhau thì gặp lỗi rời rạch, sai phương hướng, do đó việc lập đề cương nghiên cứu, mục lục là vô cùng quan trọng .

– Sau khi đã có đề cương mục lục thì bắt tay vào việc nghiên cứu và viết luận văn ( thời gian thông thường là 1 – 2 tháng ). Trong thời gian này bạn không chỉ nghiên cứu mà còn phải chuẩn bị một số câu hỏi có thể bị hội đồng đặt ra để bảo vệ luận văn của bạn trong công trình nghiên cứu.

Bước 3: Đưa đề cương cho thầy cô hướng dẫn

– Sau khi đã có được đề cương thì bạn phải nộp cho giáo viên hướng dẫn và trả lời một số câu hỏi của giáo viên như lý do bạn chọn đề tài này, bạn dự tính sẽ làm đề tài nghiên cứu này như thế nào, liệu trong khoảng thời gian 4 – 8 tuần bạn có thể hoàn thành được công trình nghiên cứu của bạn hay không, nếu đề tài quá khó thì giáo viên sẽ khuyên bạn nên nghiên cứu theo chiều hướng khác để đảm bảo yếu tố thời gian và khả năng luận văn có thể thành công .

Bước 4: Lập danh mục các tài liệu ghi nhớ, tham khảo.

Trong quá trình tìm kiếm thông tin để chỉ ra các luận điểm cần được bảo vệ trong bài luận văn thì bạn cần phải ghi lại số trang, trích dẫn nội dung trong đề tài, tờ báo hay do ai đưa ra từ đó trình bày vào phần nội dung tham khảo trong luận văn .Khi đó bạn sẽ không phải tìm kiếm nguồn nghiên cứu nếu chẳng may bị ai đó hỏi khi đang bảo vệ luận văn là tài liệu nghiên cứu ngày bạn lấy từ đâu ra …

Luận văn

Bước 5: Viết luận văn

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các bước trên thì bạn có thể tiến hành làm bài luận văn, phần làm bài luận văn có thể kết hợp với các tài liệu tham khảo và trích dẫn như ở trên để đảm bảo luận văn mạch lạc, chặt chẽ mỗi khi đưa ra một luận điểm sẽ đi kèm với dẫn chứng, khiến không ai có thể bàn cãi hay hỏi đi hỏi lại một vấn đề đã được chứng minh trước đó .

Bước 6: Bảo vệ luận văn

Sau khi làm xong bài luận văn thì bạn phải đem vấn đề mình đã nghiên cứu để trình bày cho các giáo viên, hội đồng trường nghe và nhận một số câu hỏi từ họ, nếu bạn có thể trả lời và bảo vệ luận văn mình thành công thì nghĩa là bạn đã tốt nghiệp rồi nhé .

2.4 Các yếu tố cần chú ý khi thực hiện bài luận văn

– Khi làm bài luận văn thì bạn phải chú ý đến một số điểm quan trọng để tránh mất nhiều thời gian trong quá trình làm, tránh những lỗi sai không đáng tiếc có thể xảy ra, đồng thời còn tránh việc đi sai phương hướng khi thực hiện luận văn chính là :

Về nội dung : cam kết nội dung luận văn không được sao chép hay đạo văn của bất cứ ai, trong trường hợp lấy số liệu nghiên cứu hay trích một phần nghiên cứu của người khác vào luận văn thì phải ghi rõ nguồn, tài liệu, tác giả là ai tránh bị xem là một hành động đạo văn.

Về hình thức: cơ bản thì về hình thức thì trình bày bài luận văn cũng giống như báo cáo sẽ có yêu cầu về Font chữ như Times New Roman hay kích cỡ chữ là 14, khoảng cách space giữa các dòng từ 1,5 inch – 2 inch .. canh lề hai bên, đánh dấu số trang rõ ràng, sau đó in một mặt cho toàn bộ bài luận và đóng thành bìa sách, trang bìa phải có màu và có logo của trường đại học …

Nói chung khi bạn làm bài luận văn hay bao nhiêu mà về mặt hình thức bạn trình bày cẩu thả, lỗi chính tả , không canh lề hay bố cục luộm thuộm thì bao nhiêu công sức cũng sẽ đổ xong đổ biển, do đó bạn hãy lưu ý kỹ về vấn đề này nhé .

Mức lương khi phỏng vấn nên đàm phán như thế nào ?

Khá nhiều ứng viên thường đưa ra mức lương khi phỏng vấn, tuy nhiên có nhiều cách ứng xử tình huống không khéo léo dẫn đến sự thất bại từ mắt nhà tuyển dụng do đó trong bài viết này dichvuthuctap.net sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm deal mức lương trong buổi phỏng vấn như sau : Read more

Mẹo né tránh nghĩa vụ quân sự cho sinh viên

Mẹo né tránh nghĩa vụ quân sự cho sinh viên là gì ? nhiều bạn sinh viên đang trong quá trình đi học mà bị tạm hoãn vì một số lý do kinh tế tài chính thường hay rất băn khoăn khi mà đột nhiên nhận cuộc gọi ở quê là mình đang bị triệu tập đi nghĩa vụ quân sự vậy có cách nào để giúp cho sinh viên vượt qua khe cửa hẹp này không ? cùng tìm hiểu nhé . Read more

Sinh viên có nên ở ký túc xá hay không ?

Sinh viên có nên ở ký túc xá hay không gần đây là một trong các chủ đề đang được bàn tán khá nhiều trên mạng xã hội do mô hình ở ký túc xá thời gian vừa qua không còn được các bạn sinh viên lựa chọn như những năm về trước, cùng mình phân tích về chủ đề hôm nay nhé.

Read more