Những chi tiết nhỏ nhặt luôn được nhà tuyển dụng lưu ý
Bạn thường không biết hay không có kinh nghiệm khi đi phỏng vấn hãy bỏ ra ít phút để tìm hiểu những chi tiết nhỏ nhặt luôn được nhà tuyển dụng lưu ý trong mỗi buổi xin việc, từ đó có thể giúp cho bạn có thêm kinh nghiệm và tăng thêm khả năng phỏng vấn thành công nhé.
Contents
Những chi tiết nhỏ nhặt luôn được nhà tuyển dụng lưu ý
Có thể bạn không tin nhưng có đến hơn 50% lượng nhân sự sau khi đọc bài viết này đã tăng cơ hội tìm kiếm việc làm của mình lên hơn 70% rồi đấy, vậy yếu tố nào giúp họ đạt được như vậy đó là vì họ lưu ý đến những điểm nhỏ nhặt mà nhà tuyển dụng hay để ý để từ đó bắt trúng tâm lý.
Làm gì khi đợi đến khi bạn được phỏng vấn
Thật sự thì khi bạn ngồi chờ đợi là buổi phỏng vấn đã bắt đầu diễn ra rồi, lúc đó bạn không nên chỉ ngồi lo lắng, bấm điện thoại hay làm các công việc linh tinh mà hãy quan sát công việc làm hàng ngày của bộ phận nhân sự trong công ty, theo dõi quá trình làm việc của các nhân viên bởi họ sẽ để ý thái độ của bạn và góp ý cho nhân viên quản lý sau khi buổi phỏng vấn kết thúc.
Hãy tìm hiểu một số văn hóa công ty trong quá trình ngồi nhìn chờ đợi, từ đó khi nhà tuyển dụng đặt ra các câu hỏi liên quan đến chẳng hạn như bạn biết gì về công ty chúng tôi, liệu có điểm nào gây chú ý cho bạn hay không thì có thể dựa vào những gì đã quan sát lúc ngồi chờ để ứng phó vào ngay và biết đâu nó sẽ là thông tin hữu ích và chính xác.
Tìm hiểu đầy đủ trước về công ty
Nếu chỉ đơn giản là phỏng vấn cho thôi thì cơ hội của bạn nhận được việc làm là rất thấp, hãy tìm hiểu kỹ càng về thông tin công ty mà bạn dự định ứng tuyển trước đó, các số liệu, tình hình hoạt động kinh doanh, số lượng nhân sự, và thông tin vị trí đang tuyển dụng là làm những công việc gì từ đó khi nhà tuyển dụng hỏi đáp bạn sẽ có kho kiến thức để trình bày và gây ấn tượng vì bạn đã có chuẩn bị kỹ càng để tìm hiểu đầy đủ thông tin công ty và những khó khăn mà công ty đang gặp phải.
Thần thái khi phỏng vấn
Nhiều bạn đi phỏng vấn mà cứ ngỡ như mình đang đi xin tiền hay đi xin xỏ ai cái gì đó, từ đó thái độ luôn lo ngại, e dè, lo lắng quá mức đến khi trả lời phỏng vấn thì rụt rè, nói lắp bắp, quên mất câu hỏi của nhà tuyển dụng luôn khiến cái nhìn không ấn tượng ngay từ lúc bắt đầu.
Hãy nhớ bạn đi xin việc như mọi người, bởi ai cũng từng đi xin việc, họ chẳng khác gì bạn cả, do đó khi đối mặt nhà tuyển dụng phải luôn tự tin, nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng, trả lời mọi câu hỏi mà họ quan tâm rõ ràng, lành mạch và không quên nở nụ cười hay nói phiếm để làm cho tình hình không khí không bị căng thẳng, đừng quên cảm ơn sau khi phỏng vấn.
Lưu ý khi bắt đầu vào phòng phỏng vấn hãy đặt balo xuống ngay chứ đừng ngồi xuống ghế rồi mới loay hoay cởi balo, thật không hay tí nào, hãy luôn cầm sẵn CV xin việc, khi vừa bước vào phòng là đặt balo xuống sau đó đưa ngay cho nhà tuyển dụng CV mà bạn đang cầm, đồng thời chỉnh trang lại trang phục sẽ giúp gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng.
Xem thêm: Chọn nghề nghiệp thế nào khi không biết mình thích nghề gì ?
Nộp CV online rồi có còn nộp bản cứng nữa hay không
Nhiều bạn khi gửi mail xin việc đã chuẩn bị sẵn CV rồi, và nghĩ đơn giản nhà tuyển dụng đã xem CV mình trước đó nên không chuẩn bị bản cứng, đến khi vào phòng phỏng vấn mới biết họ chưa xem CV của bạn thì điều đó lại khiến bạn mất điểm và gần như rớt ngay cuộc phỏng vấn, hãy nhớ một nhà tuyển dụng sẽ phải tiếp hàng trăm người mỗi lần do đó họ sẽ chỉ xem CV bản cứng của từng ứng viên, mặc dù có thể trước đó họ đã xem CV bạn nhưng chưa chắc đã để lại ấn tượng cho họ
Luôn nhớ đừng quên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Em có câu hỏi gì khi buổi phỏng vấn kết thúc không – Câu trả lời thường là : Dạ không ạ ! Đây là câu trả lời quen thuộc mà các ứng viên thường hay mắc phải bởi nhà tuyển dụng.
Điều này thể hiện chẳng lẽ chỉ vài câu phỏng vấn ở trên là bạn đã hiểu rõ được hết công ty này rồi sao ? hay bạn không tìm hiểu gì về công ty này trước đó ? Đó là suy nghĩ mà nhà tuyển dụng thường nghĩ ngay về bạn khi bạn không có câu hỏi gì cho họ dù đã phỏng vấn trước đó rất thành công .
Có thể hỏi một số câu như Liệu môi trường làm việc công ty có khó quá không anh ? hay Công ty mình có hay tổ chức sinh hoạt đoàn đội không ? … để cho nhà tuyển dụng thấy được bạn rất muốn gắn bó và muốn xin vào làm việc tại công ty.
Lời cảm ơn lúc nào cũng là quan trọng nhất
Dù việc bài phỏng vấn của bạn có diễn ra tốt hay không tốt, đừng quên nói lời cảm ơn trước khi ra khỏi phòng, sau khi về nhà hãy soạn một email cảm ơn nhà tuyển dụng. Đây là phép lịch sự để tạo ấn tượng giữa bạn với họ tốt hơn, đôi khi họ nhận được lời cảm ơn từ bạn và đánh giá con người bạn hơn là kỹ năng của bạn và tuyển bạn ngay lập tức.
Một con người tính cách khiêm tốn, trao đổi thật thà, luôn tích lũy kinh nghiệm và cám ơn người đã cho họ lời khuyên luôn được đánh giá cao hơn cho dù kỹ năng chuyên môn có phần khiếm khuyết, do đó nếu không giỏi hãy gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng thấy được những điểm tốt bên trong con người bạn.
Xem thêm: những bất lợi khi nhảy việc thường xuyên
Kết luận
Trên đây tưởng chừng chỉ là những chi tiết vô cùng nhỏ nhặt nhưng nó đã là chìa khóa thành công của rất nhiều ứng viên khi đi xin việc làm, những chi tiết này tương đối nhỏ nhặt nhưng bất cứ nhà tuyển dụng nào đều quan tâm và lưu ý trước và sau buổi phỏng vấn, nếu bạn có thời gian đừng ngại tìm hiểu kỹ và làm theo sẽ giúp bạn nhanh chóng có được công việc mình đang mong muốn.
More from my site
Dịch vụ thực tập là một trong nhiều đơn vị chuyên hỗ trợ sinh viên, các bạn đang học đại học, cao học trong các công tác xác nhận thực tập công tác tại đơn vị, làm báo cáo thực tập thuê hay viết luận văn đại học, luận văn cao học và giải đáp các thắc mắc liên quan đến các chuyên ngành mà bạn theo học tỉ mỉ, chi tiết . Người dùng có thể liên hệ dịch vụ thực tập qua các kênh thông tin dưới đây hoặc tại địa chỉ website : dichvuthuctap.net