Nhảy Việc là gì ? Khi nào bạn nên đưa ra quyết định

Nhảy việc là gì đang là một vấn đề được bàn tán sôi nổi trên các mạng xã hội khi mà áp lực công việc cuối năm ngày càng được tăng cao, cùng bàn tán về vấn đề này để hiểu rõ thêm nhé.

Nhảy việc là gì ?

Nhảy việc là khi bạn đang có ý định thay đổi công việc hiện tại để chuyển sang một công việc khác, việc quyết định nhảy việc được đưa ra khi bạn không còn muốn làm việc tại chỗ cũ vì nhiều lý do khác nhau.

Việc nhảy việc thường sẽ xáo trộn cuộc sống thường ngày, mối quan hệ xung quanh lẫn ảnh hưởng đến gia đình, người thân do đó trước khi quyết định nhảy việc, bạn hãy nên cân nhắc thật kỹ các yếu tố lợi và hại của việc này mang lại và ra quyết định chính xác.

Nhảy Việc là gì

Nhảy Việc là gì ? Khi nào bạn quyết định nhảy việc hãy cân nhắc thật kỹ

Một vài yếu tố khiến mọi người thường nhảy việc

Yếu tố cá nhân 

Không hài lòng với mức lương hiện tại: do thu nhập không tương xứng với năng lực khiến bạn hay có ý định nhảy việc.

Không có cơ hội thăng tiến: bạn đang công tác tại công ty nhỏ và quá ít cơ hội để thăng chức lên vị trí cao hơn như trưởng phòng, giám đốc …

Công việc không phù hợp sở thích: xin vào ngành nghề mà mình không có đam mê sẽ dẫn đến bạn mau buồn chán với công việc hiện tại, muốn nhảy sang làm ngành nghề mình mong muốn.

Môi trường làm việc căng thẳng : làm việc trong các phòng ban kinh doanh, tài chính hay các công việc nặng nhọc, nguy hiểm dẫn đến áp lực đối mặt với căng thẳng mỗi ngày, không có cả thời gian nghỉ ngơi hay thở là một trong các yếu tố khiến nhiều bạn trẻ nhảy việc.

Muốn chinh phục thử thách mới : ngược lại có nhiều bạn thì đang làm trong môi trường quá yên bình, không có cạnh tranh, công việc êm ả lại thích làm việc trong môi trường căng thẳng, có cạnh tranh thì mới có tiến bộ, nên mới quyết định nhảy việc để tìm kiếm thử thách.

Yếu tố khách quan

Công ty quyết định cắt giảm nhân sự: vào một ngay đẹp trời sếp thông báo công ty sẽ đóng cửa phòng ban, cắt giảm bớt một số vị trí trong thời gian gần, khiến cho bạn lo lắng và tìm kiếm một công việc khác để sẵn sàng nhảy việc khi cần.

Thay đổi cơ cấu tổ chức, điều chỉnh công việc: nếu chẳng may bạn nhận được lời đề nghị cắt giảm mức lương và xuống làm ở vị trí thấp hơn thay vì quyết định sa thải, liệu bạn sẽ ở lại hay quyết định nhảy việc sang công ty khác ở vị trí tương đương .

Xu hướng phát triển thị trường lao động : theo đánh giá của ban nhân sự top 10 doanh nghiệp lớn thì những bạn trẻ ở xung hướng từ 18 đến 25 tuổi sẽ nhảy việc từ 1 – 3 lần trong trung bình một năm, nguyên nhân là do các bạn trẻ thường muốn trải nghiệm nhiều công việc khác nhau thay vì tập trung phát triển một công việc dài hạn.

Những lợi ích và rủi ro khi nhảy việc 

Lợi ích 

Cơ hội phát triển bản thân và sự nghiệp: việc nhảy việc có thể cho mình nhiều cơ hội hơn khi được làm công việc yêu thích, có thể tự phát triển kinh doanh hoặc tự khám phá những môi trường làm việc mới.

Mức lương và chế độ đãi ngộ tốt hơn

90% các bạn trẻ khi quyết định nhảy việc bởi vì mức lương ở công việc sắp tới sẽ tăng một phần so với công việc hiện tại, chưa kể các phụ cấp về tiền lương, bảo hiểm nếu tối hơn cũng sẽ khiến bạn muốn nhảy việc hơn.

Môi trường làm việc mới năng động hơn

Hầu như khi bạn nhảy việc xong, bạn sẽ cảm thấy có máu, có lửa để hòa nhập vào môi trường mới thay vì công việc nhàm chán mà bạn đang làm .

Mở rộng mối quan hệ mới và kinh nghiệm làm việc

Có thể tiếp cận nhiều đồng nghiệp mới, các quan hệ đối tác làm ăn sẽ thay đổi và sẽ đem đến nhiều kinh nghiệm nếu bạn đang ở vị trí khác trong công việc bạn đang làm hiện tại.

Rủi ro

Gặp khó khăn khi thích nghi công việc

Không phải lúc nào đời cũng là màu hồng, khi nhảy việc bạn nên cẩn thận vì năng lực của bạn không đáp ứng được nhu cầu công việc mới mà bạn đang theo đuổi.

Mất thời gian để tìm công việc mới

Nếu đã quyết định nhảy việc mà chưa tìm kiếm công việc mới, hãy cẩn thận vì có thể bạn sẽ thất nghiệp lâu dài khi thị trường đang cạnh tranh gay gắt.

Ảnh hưởng đến uy tín cá nhân

Mọi người thường nhìn người đang có công ăn việc làm ổn định bằng con mắt khác do đó khi bạn thất nghiệp sẽ khiến cho mọi người xa lánh bạn, sợ phải cho bạn mượn tiền.

Rủi ro thất nghiệp lâu dài

Điều đáng sợ nhất đó chính là trong thời gian dài bạn sẽ không kiếm được công việc mới và sẽ gây áp lực kinh tế nếu bạn là trụ cột gia đình và có nhiều người thân đang phụ thuộc vào công việc hiện tại của bạn.

Xem thêm: có nên làm nhiều việc một lúc hay không ?

Khi nào thì nên quyết định nhảy việc

Đánh giá kỹ lưỡng công việc hiện tại có còn phù hợp với bản thân hay không 

Hãy đưa ra những gì bạn muốn và không muốn với công việc hiện tại : việc xác định nhu cầu ở công việc hiện tại khá quan trọng, bạn có thể cân nhắc giữa các yếu tố làm việc vì lương hay vì đam mê, làm việc vì gia đình hay vì sở thích, bạn có còn yêu công việc không hay đã quá chán nản để cân nhắc.

So sánh giữa công việc hiện tại và công việc mới: hãy lựa chọn xem công việc mới có gì tốt hơn và giúp bạn thay đổi so với công việc hiện tại hay không, còn nếu chỉ vì chán vì một vài mối quan hệ cãi vã với đồng nghiệp, chán vì sếp không tăng lương mà quyết định nhảy việc thì nên cân nhắc cho thật kỹ.

Có kế hoạch cụ thể 

Tìm hiểu kỹ về công việc mới mà bạn dự tính nhảy sang : hãy tìm hiểu xem công việc mới có quy trình làm việc như thế nào, mức lương, chế độ đãi ngộ tốt hơn như thế nào, áp lực công việc có cao hơn không, có phải tăng ca làm việc thường xuyên hay phải đi công tác xa không ….

Chuẩn bị hồ sơ chuyên nghiệp: hãy chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc thật chuyên nghiệp, nếu chưa biết viết hồ sơ xin việc thế nào hoặc làm CV ra sao có thể xem dịch vụ mà chúng tôi đang cung cấp .

Xây dựng mối quan hệ trước đó: hãy gặp gỡ người quản lý tương lai của bạn để trao đổi xem mức lương, thu nhập và các việc bạn sẽ được làm trước khi quyết định nghỉ việc tại công ty cũ.

Đảm bảo cân bằng tài chính

Nên có một khoản tiết kiệm khi đang tìm một công việc mới: nếu trong thời gian nhảy việc mà chẳng may chưa có được việc làm, hãy tính trước bằng cách để dành một khoản thật lớn đề phòng bạn sẽ thất nghiệp vài ba năm.

Đừng nghỉ việc vì vay tiền

Nếu bạn sợ đồng nghiệp hay các mối quan hệ cho vay bên ngoài gây áp lực khiến bạn muốn nhảy việc để trốn đi thì hãy suy nghĩ thật kỹ, bởi công việc hiện tại đang giúp bạn trả tiền và trả lãi, nếu mất việc làm có thể bạn sẽ không chỉ mất việc đóng lãi mà còn có thể mang nợ nhiều hơn trong tương lai.

Kết luận 

Nếu bạn đang có quyết định nhảy việc hãy để ý thật kỹ những gì mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên đây, nó sẽ giúp cho bạn có nhiều kinh nghiệm thật rõ ràng, nếu gặp khó khăn trong vấn đề xin việc mới đừng ngừng ngại kết nối với đơn vị để được hỗ trợ nhé.

Giá trị của tấm bằng đại học

Giá trị của tấm bằng đại học trong thời buổi hiện nay có còn được như xưa đó là câu hỏi được nhiều bạn trẻ quan tâm khi mà nhiều cử nhân ra trường không kiếm được việc làm, vẫn lông bông thất nghiệp hàng ngày, vậy quan điểm của bạn liêu tấm bằng đại học còn có quan trọng hay không, cùng phân tích nhé.

Tầm quan trọng của việc đánh giá lại tấm bằng đại học trong thời buổi này

Theo mọi thời gian thì tấm bằng đại học vẫn luôn giữ vẫn vai trò quan trọng nhưng giá trị của nó đã dần thay đổi và cần phải nhìn nhận lại nhiều hơn.

Tạo cơ hội việc làm

Tốt nghiệp đại học cũng không giống như đỗ tú tài ngày xưa, đó là ước mơ của nhiều hộ gia đình có con đi học xa, mọi người ai cũng muốn con mình thành tài và con đường dễ dàng nhất đó là lo cho con ăn học và có được tấm bằng đại học hoàn chỉnh.

Thiệt sự thì tấm bằng đại học vô cùng quan trọng khi bất cứ một công ty hay doanh nghiệp lớn nào đều yêu cầu khi tuyển dụng nhân viên tối thiểu phải tốt nghiệp cao đẳng hay đại học, điều này loại bỏ bớt các ứng viên không có bằng cấp, không qua đào tạo trong nhà trường, từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí tuyển dụng cho doanh nghiệp.

Do đó tấm bằng đại học nói nôm na như thấm thẻ xe, nếu bạn không có thẻ xe thì ngay cả việc đi vào cửa của một doanh nghiệp bình thường còn gặp khó khăn chứ đừng nói tương lai xa xôi sẽ làm vị trí cao cấp như thế nào.

Việc sở hữu tấm bằng đại học sẽ giúp cho bạn tìm kiếm được công việc làm dễ dàng hơn, đặc biệt những công việc có liên quan đến chuyên ngành mà bạn đang theo học, có khả năng thăng tiến trong công việc dễ dàng hơn trong tương lai.

Bên cạnh đó mức lương trả cho các sinh viên có tấm bằng đại học vẫn luôn cao hơn so với các bạn lao động phổ thông, lao động tự đo trong nhiều cơ quan, doanh nghiệp.

Giá trị của tấm bằng đại học

Giá trị của tấm bằng đại học hiện nay không còn được đánh giá như trước kia.

Có thêm kiến thức chuyên môn

Được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho một công việc cụ thể sau khi tốt nghiệp, tạo nền móng vững chắc cho công việc tương lai.

Rèn luyện kỹ năng tư duy ứng biến giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình làm việc.

Có thêm kiến thức thực tế về xã hội khi trong quá trình học tập có thể tiếp cận nhiều công tác xã hội, mùa hè xanh, thiện nguyện, các hoạt động ngoại khóa cùng nhà trường .

Xây dựng được mạng lưới quan hệ

Trong quá trình đi học bạn sẽ có những mối quan hệ phát sinh khi phụ giúp cho các thầy cô trong công tác giảng dạy, phục vụ cho các buổi tuyển sinh của trường, hay có các quan hệ bạn bè xung quanh từ đó tạo ra mạng lưới các mối quan hệ xã hội sẽ giúp ích nhiều trong việc tìm kiếm một công việc sau khi ra trường.

Hãy nhớ chỉ có những mối quan hệ lâu dài, mối quan hệ giúp đỡ quan lại lúc khó khăn mới tạo ra những giá trị mà bạn sẽ cần thiết trong tương lai.

Xem thêm: Học liên thông đại học có nên hay không ?

Những thay đổi về giá trị của tấm bằng đại học

Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt

Khi càng ngày càng có nhiều trường đại học tư nhân ra đời thì việc sở hữu tấm bằng đại học càng ngày càng dễ dàng hơn, do đó nó đã làm mất dần đi giá trị của tấm bằng đại học.

Trước kia có rất ít sinh viên học đại học do số trường đại học công lập ít, còn bây giờ thì mỗi năm có hơn 20 ngàn sinh viên tốt nghiệp ra trường với tấm bằng đại học trên tay khiến cho lượng cung vượt quá cầu khiến cho việc doanh nghiệp tuyển dụng ít hơn, và gay gắt hơn, ngoài tấm bằng ra doanh nghiệp thường yêu cầu phải có kinh nghiệm thực tế tại vị trí tuyển dụng từ 1 – 2 năm.

Nghĩa là ngoài tấm bằng đại học ra thì năm 3 – 4 bạn đã phải đi xin thực tập hoặc làm việc tại chuyên ngành mình học nếu muốn khi ra trường có được việc làm thích hợp như mong muốn.

Sự phát triển về mặt công nghệ

Việc các công nghệ liên tục được thay đổi khiến cho giá trị của tấm bằng đại học bị móp méo nhiều hơn, nhiều doanh nghiệp ngày càng quan trọng tìm kiếm được ứng việc hiểu rõ về công nghệ thay vì các ứng viên chỉ có kiến thức suông, học nhiều mà chẳng ứng dụng được gì cả vào trong thực tế.

Do đó ngoài tấm bằng đại học ra thì các kỹ năng, ứng dụng liên quan đến AI phải liên tục được cập nhật nếu bạn muốn ra trường có ngay một việc làm lương cao.

Nhu cầu thị trường lao động thay đổi

Khá nhiều bạn trẻ vừa mới ra trường đã nghĩ ngay đến việc tự khởi nghiệp thay vì đi ra thị trường lao động để tìm kiếm việc làm như trước kia, dẫn đến việc sử dụng tấm bằng đại học để đi xin việc gần như không xài đến trong vài ba năm đầu thậm chí còn không nghĩ đến việc sẽ sử dụng tấm bằng đi xin việc.

Hoặc có những bạn trẻ vừa ra trường là xin vào ngay vào các công việc giao hàng, xe ôm công nghệ Grap, Bee, Xanh SM thay vì đi kiếm công việc phù hợp chuyên ngành cũng khiến cho việc cất tấm bằng đại học trong tủ không xài đến.

Xem thêm: đại học không phải con đường duy nhất để thành công

Kết luận 

Hiện nay tấm bằng đại học vẫn vô cùng quan trọng, nó không đơn thuần chỉ là một tấm giấy mà nó thể hiện cho quá trình nỗ lực học tập và chịu nhiều vất vả trong thời gian từ 4 – 5 năm mới sở hữu được nó, bên cạnh đó nó còn chứng minh được bạn đã có kinh nghiệm học tập và được đào tạo bài bản trong một môi trường chuyên nghiệp, đã sở hữu được kiến thức, kinh nghiệm tại một số chuyên ngành cần thiết.

Để tận dụng được hết giá trị tấm bằng đại học mang lại việc cần làm đầu tiên đó chính là không ngừng nỗ lực để đi xin việc đúng theo chuyên ngành của mình đã học ngay sau khi ra trường, đừng bỏ cuộc nếu bạn đi xin việc mà bị các nhà tuyển dụng từ chối bởi một số lý do như chưa có kinh nghiệm, chưa đủ một số kỹ năng công ty yêu cầu, hãy nhớ rằng không ai sinh ra mà có kinh nghiệm cả, kinh nghiệm được xây dựng trong quá trình học tập và làm việc, do đó hãy chứng minh giá trị của bạn với nhà tuyển dụng.

Nếu muốn nhanh chóng sở hữu được tấm bằng đại học hãy lựa chọn đúng chuyên ngành mà bạn theo đuổi, đúng sở thích như vậy sẽ có đủ đam mê và hoàn toàn việc học đến khi được cấp bằng nhé.

Có nên học liên thông đại học hay không ?

Việc học liên thông đại học thay vì học đại học ngay từ ban đầu đang được nhiều bạn trẻ quan tâm khi việc thi đại học quá khó thì có những bạn chọn con đường tắt đó là học trung cấp hay cao đẳng để liên thông đại học từ cửa sau, cùng phân tích về quan điểm này nhé.

Có nên học liên thông đại học hay không

Đầu tiên khi muốn học liên thông đại học hay không thì bạn nên tự trả lời cho mình một vài câu hỏi như sau, ngay khi trả lời hết các câu hỏi bạn sẽ có lựa chọn cho bản thân mình chẳng hạn như : Lý do bạn muốn học liên thông đại học để làm gì ? Bạn mong chờ gì sau khi tốt nghiệp đại học ? Bạn đã tìm kiếm chương trình học liên quan hay chưa ? Bạn sẽ gặp phải những khó khăn gì trong quá trình học liên thông ? …

Sau khi đã trả lời được các câu hỏi đã gợi ý ở trên thì bạn sẽ tiến hành phân tích ưu và nhược điểm của việc học liên thông đại học.

Có nên học liên thông đại học hay không

Có nên học liên thông đại học hay không là quyết định không dễ dàng của nhiều bạn trẻ hiện nay .

Ưu điểm và nhược điểm khi học liên thông đại học

Ưu điểm 

– Tăng cường học lực bản thân và nâng cao khả năng tìm việc làm : quá trình học tập cao hơn sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều tri thức, trình độ kiến thức bản thân cũng là một trong các yếu tố quan trọng thay vì cứ so về bằng cấp, ngoài ra nhiều doanh nghiệp hiện nay để tiêu chuẩn tuyển nhân viên là phải có trình độ cử nhân khiến cho việc có bằng đại học dễ xin việc hơn.

– Mở rộng kiến thức chuyên môn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động : học đại học tập trung vào các chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau chẳng hạn điện tử, cơ khí, hay tài chính ngân hàng sẽ được đào tạo bài bản các kinh nghiệm cá nhân để khi ra trường có thể ứng dụng vào ngay vị trí công việc sẵn có thay vì phải để doanh nghiệp tổ chức mất thời gian đào tạo lại.

– Cơ hội thăng tiến cho công việc : nhiều doanh nghiệp yêu cầu một số vị trí như giám đốc, trưởng phòng phải có bằng đại học, điều này khiến cho việc học liên thông đại học trở nên bắt buộc nếu bạn muốn ngồi vào vị trí đó trong tương lai gần.

– Linh hoạt về thời gian và hình thức học: hiện nay việc đi học liên thông đại học có khá nhiều hình thức như vừa học vừa làm, học ban đêm thay vì học ban ngày, học online thay vì học trực tiếp tại trường, từ đó nhiều bạn trẻ có thể linh hoạt sắp xếp thời gian cho các công việc khác mà không ảnh hưởng đến quá trình học tập liên thông.

Nhược điểm:

– Áp lực học tập lớn hơn so với khi học trung cấp hay cao đẳng : học tập trình độ đại học đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn, quan tâm đến việc ứng dụng học vấn vào thực tế nhiều hơn là việc bạn chỉ học suông lý thuyết ở hệ cao đẳng hay trung cấp nghề, do đó bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi với nhiều môn học.

– Chi phí học tập cao hơn : chi phí học tập cho các học phần của đại học cao hơn cao đẳng khá nhiều, một học kỳ thông thường bạn sẽ phải bỏ ra từ 8 triệu đến 27 triệu tùy theo bạn học các đại học bình thường hay các trường đại học quốc tế ..

– Khó khăn khi phải cân bằng giữa học tập và cuộc sống : điều mà rất nhiều bạn gặp khó khăn khi liên thông đại học đó là vừa phải đi làm vừa phải đi học mà vừa phải lo cho gia đình, khi tuổi của bạn trong quá trình liên thông thường từ 25 – 27 tuổi, khoảng thời gian này thì mọi người thường đã có công việc ổn định thay vì còn mê mẩn ngồi học trên giảng đường.

Xem thêm: Sinh viên học một tháng cần bao nhiêu tiền ?

Các yếu tố cần xem xét khi học liên thông đại học

Mục tiêu nghề nghiệp: bạn sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp được đại học

Khả năng tài chính: bạn có khả năng chi trả cho học phí và chi phí ăn học trong quá trình học tập từ một đến hai năm tiếp theo hay không .

Thời gian: liệu bạn có thể xoay xở được thời gian để tập trung cho việc học khi còn vướng bận gia đình, công việc không.

Sức khỏe: liêu bạn có đủ sức khỏe để trải nghiệm vừa học vừa làm 16 tiếng mỗi ngày trong thời gian hai năm liên thông hay không .

Gia đình: liệu vợ con và ba mẹ của bạn có ủng hộ quyết định tiếp tục đi học của bạn hay không .

Việc sử dụng bằng đại học chính quy hay bằng đại học liên thông có khác nhau không ?

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp thường không quan tâm đến chất lượng bằng cấp do đó việc bạn có bằng đại học chính quy hay đại học liên thông đều không ảnh hưởng gì, miễn sao bạn có đủ bằng cấp để xin vào các vị trí đang được tuyển dụng là được, ngoài ra chất lượng đào tạo của hệ đại học chính quy hay hệ đại học liên thông cũng y như nhau giữa các trường đại học công lập hay bán công do đó không ảnh hưởng đến bằng cấp sau khi tốt nghiệp. Nhìn chung về cơ hội việc làm thì sinh viên khi tốt nghiệp hệ liên thông vẫn có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt như hệ chính quy.

Xem thêm: Một số lợi ích khi đi làm thêm ?

Một số các yếu tố khác cần lưu ý khi học liên thông 

– Chọn trường đại học: khi đã học liên thông, bạn có thể liên thông trực tiếp tại trường bạn đã học cao đẳng hoặc chọn lựa một trường khác có uy tín hơn, bằng cấp có chất lượng cao hơn sau khi tốt nghiệp để mục tiêu là kiếm được vị trí làm việc ngon lành trong tương lai và có mức lương cao hơn.

– Chọn ngành học: hãy chọn ngành học đúng theo chuyên môn, sở thích hay công việc hiện tại đang làm để tiện tích lũy thêm kinh nghiệm nhằm đạt được vị trí thăng tiến cao hơn trong tương lai gần.

– Xây dựng kế hoạch học tập: lên thời gian biểu cụ thể cho từng môn học, sau đó phân chia lịch học, lịch làm việc, lịch sinh hoạt bạn bè người thân nhằm giúp quá trình học tập luôn đạt được hiệu quả cao nhất .

Kết luận 

– Nếu như bạn đang có dự tính học liên thông đại học thì việc tìm hiểu kỹ các thông tin mà dịch vụ thực tập đã phân tích cho bạn qua bài viết trên đây là cực kỳ quan trọng, hãy cố gắng nâng cao trình độ học tập dù biết việc bỏ ra hai năm liên thông đầy chông gai là một quá trình không dễ dàng gì tuy nhiên tri thức lúc nào cũng là phần quà đáng giá nhất mà không có gì mua lại được nhé. Chúc các bạn trẻ thành công khi lựa chọn cho mình con đường liên thông .