Làm nhiều việc một lúc có tốt hay không ?

Làm nhiều việc một lúc có tốt hay không đang là chủ đề được các bạn trẻ và các dân văn phòng thảo luận trao đổi khá sôi nổi trên các diễn đàn, mạng xã hội hiện nay, dưới đây là cái nhìn khách quan của đơn vị đang đưa ra để một số bạn góp ý kiến.

Làm nhiều việc một lúc là gì ?

– Làm nhiều việc một lúc có nghĩa là bạn đang làm đồng thời nhiều công việc trong cùng một văn phòng, một đơn vị hay còn có thể là bạn đang làm nhiều công việc khác nhau trong cùng một ngày .

Việc làm nhiều việc một lúc không thể tránh khỏi trong đời sống hiện đại ngày nay, cuộc sống càng phát triển con người càng có thêm nhiều áp lực tài chính, gia đình từ đó phải làm nhiều việc cùng một lúc để có thêm thu nhập từ đó cải thiện cuộc sống chất lượng hơn.

Việc làm nhiều việc cùng một lúc sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bạn và người xung quanh, do đó cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định có nên tiếp nhận thêm nhiều công việc mà bản thân có thể làm được hay không nhé.

Làm nhiều việc một lúc có tốt hay không ?

Làm nhiều việc một lúc có tốt hay không là tùy vào tính chất công việc mà bạn đang làm.

Lợi ích khi làm nhiều việc cùng lúc 

Tiết kiệm thời gian: đồng thời làm cùng lúc nhiều công việc sẽ giúp cho tiến độ hoàn thành công việc được đẩy nhanh hơn từ đó tiết kiệm thời gian hoàn thành công việc được giao.

Tăng năng suất : hiệu quả công việc sẽ được gia tăng khi bạn làm nhiều khâu của quá trình xử lý công việc, kết nối các khâu lại với nhau sẽ thúc đẩy tăng năng suất lên tối đa .

Cải thiện khả năng đa nhiệm : cho phép bạn dần quen thuộc với việc xử lý đồng thời nhiều công việc cùng một lúc, dần tạo thành thói quen và khả năng ứng biến khi được giao nhiều việc một lúc.

Hạn chế của việc làm nhiều việc đồng thời một lúc

Chất lượng công việc bị giảm : nếu xử lý nhiều việc đồng thời sẽ không tránh khỏi khâu sai sót trong quá trình xử lý các việc riêng lẻ, điều này sẽ phức tạp đối với các công việc cần độ chính xác cao sẽ gây ảnh hưởng dây chuyền trong sản xuất .

Tăng căng thẳng: đảm nhiều nhiều việc đồng thời sẽ gây ảnh hưởng căng thẳng thần kinh dẫn đến stress, áp lực tinh thần.

Mất đi sự sáng tạo : khi xử lý nhiều việc đồng thời bạn sẽ không có thời gian để suy nghĩ sáng tạo cho công việc trung tâm, chẳng hạn như các công việc liên quan đến sản xuất nội dung, ý tưởng, hình ảnh, video .

Ảnh hưởng đến sức khỏe: làm nhiều việc đồng thời trong một thời gian dài sẽ bào mòn sức khỏe của bạn, làm cho cảm giác lúc nào cũng mệt mỏi, uể oải nếu không được nghỉ ngơi.

Xem thêm: những lợi ích khi đi làm thêm mà bạn không biết

Các yếu tố gây ảnh hưởng đến hiệu quả khi làm nhiều việc đồng thời 

Tính chất công việc: Công việc đơn giản lặp đi lặp lại nhiều lần thì có thể làm được đồng thời cùng một lúc.

Khả năng của mỗi người: tùy vào tính chất tập trung hay một kỹ năng quen tay thành tạo mà mọi người có thể xử lý được nhiều công việc đồng thời được hay không .

Môi trường làm việc : việc làm việc trong một không gian yên tĩnh, ít bị ảnh hưởng bởi con người hay môi trường xung quanh sẽ làm tăng độ tập trung và có khả năng xử lý nhiều việc cùng một lúc.

Kết luận

Việc làm đồng thời nhiều việc cùng một lúc sẽ có mặt lợi và mặt hại, nên nhớ công việc chỉ thực sự hiệu quả khi bạn làm việc thật là tập trung và đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng để thay đổi quy trình, cải thiện sản phẩm nâng cao chất lượng và tung ra sản phẩm mới .

Khi bạn phải xử lý nhiều việc cùng một lúc, ưu tiên phân công việc ra làm nhiều khâu, việc nào cần gấp thì xử lý trước, không gấp thì xử lý sau, tránh chồng chéo gây ảnh hưởng không kịp thời gian.

Hãy liệt kê thời gian bản thân và phân hạn mức thời gian cho các công việc để tránh việc phải tập trung xử lý nhiều công việc trong một khoản thời gian quá ngắn.

Những lợi ích khi đi làm thêm mà bạn không thể bỏ qua

Nhiều bạn sinh viên đang vừa học vừa làm, có khá nhiều quan điểm về việc có nên đi làm thêm hay không, riêng chủ đề này mình chỉ nói về những lợi ích khi đi làm thêm mà bạn không thể bỏ qua.

Làm thêm là gì ?

Công việc làm thêm là một công việc được làm song song với công việc chính hoặc đối với các bạn đang vừa học vừa làm, việc làm thêm sẽ tạo cho người đi làm một khoản thu nhập không nhỏ trong để trang trải cho cuộc sống thường ngày.

Việc đi làm thêm sẽ gần như không ảnh hưởng nhiều đến công việc chính hiện tại nếu bạn biết quản lý và sắp xếp thời gian dung hòa, không đan xen lẫn nhau.

Lợi ích khi đi làm thêm

Việc đi làm thêm sẽ mang lại nhiều lợi ích về mặt kỹ năng, kinh nghiệm, tinh thần cho các bạn trẻ.

Bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao nhiều bạn trẻ hiện nay lại đi làm thêm ?

Hiện nay các bạn trẻ dành phần lớn thời gian để đi làm thêm vì nó mang lại nhiều giá trị không thể bỏ qua bên cạnh việc cứ tập trung dùi đầu vào việc học tập bình thường, hơn nửa việc đi làm thêm không chỉ là mang lại thêm thu nhập mà còn có ẩn chứa nhiều giá trị, cùng phân tích nhé.

Lợi ích về tài chính 

– Thu nhập ổn định: giúp cho các bạn có thêm một khoản tiền, khoản tiền này có thể nằm ngoài khoản tiền ba mẹ cho mỗi tháng để đi học, sẽ có thể dùng khoản tiền này để trang trải cho các mục đích như mua thêm đồ ăn uống, giải trí với bạn bè, hay để dành cho việc đóng học phí cho khóa tiếp theo.

– Quản lý tài chính: việc đi làm thêm sẽ giúp bạn có kinh nghiệm học cách chi tiêu, cách sử dụng dụng đồng tiền hợp lý, thông thường phải bỏ sức lao động thì mới quý, mới hiểu giá trị của đồng tiền là vất vả đổ mồ hôi sôi nước mắt mới kiếm được từ đó sẽ chi tiêu cho việc ăn uống hay mua sắm có khoa học.

Lợi ích về kỹ năng

– Kỹ năng mềm: giúp cho bạn tiếp xúc nhanh các công việc đoàn đội, đòi hỏi phải làm việc nhóm, phải giao tiếp cộng đồng, phải tăng cường kỹ năng giới thiệu bản thân, từ đó học được cách giải quyết vấn đề, chịu được áp lực khi giao tiếp, đứng trước đám đông.

– Kỹ năng chuyên môn: học được những kỹ năng nếu việc làm thêm có liên quan đến ngành mà bạn đang theo đuổi, ví dụ bạn học kế toán thì việc phải tính toán thu nhập, chi tiêu cho team, cho đội ngũ sẽ giúp bạn quyết toán số tiền chi tiết, từ đó sau khi ra trường sẽ có sẵn kinh nghiệm cho các công việc liên quan đến tài chính, thu chi, đầu tư …

– Kỹ năng sống: tăng cường kiến thức cá nhân, tay nghề cho công việc chuyên môn, thái độ kỷ luật khi làm việc trong môi trường công việc và có trách nhiệm với mỗi công việc được giao.

Lợi ích về kinh nghiệm

– Trải nghiệm môi trường làm việc : tiếp xúc nhanh với các công việc công sở, giao tiếp với các đồng nghiệp, anh chị trong công ty, quy trình làm việc hàng ngày của dân văn phòng.

– Mở rộng mối quan hệ : có thêm nhiều mối quan hệ cá nhân, kết nối với nhiều người, nhiều bạn bè, đồng nghiệp mới, quan hệ với các đối tác, quan hệ với các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp.

– Khám phá bản thân: trong quá trình làm thêm bạn sẽ hiểu được rằng trước đây việc mình học có phù hợp với công việc sắp tới mình đi ra trường làm không hay, hay lúc đi làm bạn sẽ tìm kiếm được một đam mê, một động lực, một sở thích nào khác.

Lợi ích về tinh thần

Tăng sự tự tin: khắc phục các điểm yếu của bản thân như nhút nhát, rụt rẹt, ngại đứng trước đám đông, ngại giao tiếp với người lạ.

Giảm căng thẳng: giải tỏa được áp lực học tập, không còn lo lắng quá về việc ra trường mình sẽ làm gì, vận dụng kiến thức khi làm việc vào trong việc học.

Cảm thấy có ích : góp phần vào các công việc đoàn đội, phụ giúp gia đình, tạo ra giá trị cho bản thân để những người xung quanh hiểu rõ thêm về bạn.

Kết luận

Việc làm thêm sẽ giúp cho bạn có nhiều lợi ích đích thực, tuy nhiên hãy quan tâm đến nhiều hơn về sức khỏe, tinh thần để công việc làm thêm không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hiện tại, đừng đặt vấn đề làm thêm quá quan trọng khi nó không ảnh hưởng đến tài chính học tập hay công việc tương lai.

Nếu trong quá trình đi làm thêm mà gặp các vấn đề khó khăn không thể giải quyết đừng ngần ngại trao đổi với các anh chị đã đi làm hay ba mẹ để được hỗ trợ.

Sinh viên đại học ở TpHCM một tháng cần bao nhiêu tiền ?

Hầu hết các bạn Sinh viên đại học ở TpHCM một tháng cần bao nhiêu tiền chi phí cho việc ăn ở, sinh hoạt đó là điều mà rất nhiều cha mẹ, các bậc phụ huynh có con sắp đi học vào dịp tháng 9 tới đây khá quan tâm, theo kinh nghiệm từ nhiều bạn chia sẻ hiện nay mức phí khi đi học đại học ở Tphcm dao động từ 4 – 5 triệu đồng mỗi tháng là tối thiểu.

Để học đại học tại Tphcm tối thiệu cần 4 – 5 triệu đồng mỗi tháng 

Ngày 17/8 tới đây các trường đại học phía Nam sẽ công bố kết quả xét tuyển để đi học đại học và dự kiến đến cuối tháng 9, tháng 10 các bạn sinh viên sẽ nhập học đầu tiên, hiện nay việc các bạn quan tâm là điểm thi đại học của mình liệu có trúng tuyển nguyện vọng của các trường hay không, riêng bậc làm cha mẹ thì lại đang đau đầu là nếu con chẳng may đậu đại học thì tiền học phí các trường như thế nào, chi phí học đại học trung bình mỗi tháng sẽ la bao nhiêu .

Bạn Lâm một sinh viên thuê trọ để học đại học tại TpHCM chia sẻ trước đây khi đi lên đây học đại học thì tưởng dễ sống lắm chỉ cần kiếm được một căn phòng trọ rẻ, vừa học vừa vón vén tiết kiệm chịu khó ăn đậu hủ, mì tôm thì mỗi tháng cũng chỉ tốn hai triệu đồng là tối đa nhưng sự thật thì đã vỡ mộng.

Lúc đầu cứ tượng đơn giản nhưng sau khi tìm kiếm được một phòng trọ giá rẻ chỉ 1 triệu đồng mỗi tháng tại khu vực Thủ Đức, chịu ở ghép chung với ba bạn khác nhau nhằm chia sẻ chi phí xuống mức tối đa, không gian sinh hoạt nhỏ hẹp chỉ vỏn vẹn 9 m2, ngoài ra còn phải tự trả điện, nước, nét … và phí giữ xe . Không gian sinh hoạt hẹp và phòng thì nóng bức như cái lò thiêu nhưng vì tiết kiệm chi phí nên sao cũng được.

Rồi đến chi phí sinh hoạt thì lúc đầu cứ tính mua thùng mì tôm về ăn cho qua ngày nhưng rồi thì ăn một hai bữa thì không chịu được nỗi, phải rủ các bạn trong phòng thường xuyên góp tiền mua đồ về nấu ăn chung, vừa ngon lại vừa đỡ tốn kém, nhưng lúc này chi phí phát sinh cho tiền ăn uống dao động từ 50 ngàn đến 100 ngàn mỗi ngày chia đều cho ba bữa ăn, thế là vỏn vẹn chi phí hàng tháng đội lên thêm 1,5 đến hơn 3 triệu đồng chỉ tính riêng cho tiền ăn uống, sinh hoạt trong nhà.

Cuối cùng là đến các khoản phí phát sinh khác như chi phí đi lại xăng xe, chi phí đi lại bằng xe buýt, chi phí mua các vật dụng sinh hoạt như dầu gội, xà bông, dầu ăn, nước mắm, muối .. và các chi phí linh tinh khác thường dao động 1 đến 2 triệu đồng dù là cố gắng tiết kiệm .

Sinh viên đại học ở TpHCM một tháng cần bao nhiêu tiền ?

Sinh viên đại học ở TpHCM một tháng cần bao nhiêu tiền ?

Không đi thuê trọ cũng mất 4 – 5 triệu đồng như thường 

Ngay cả khi nhiều bạn trẻ như anh Sơn, có nhà người quen tại Tphcm dù không phải tốn từ 1 – 2 triệu đồng để thuê nhà trọ như các sinh viên khác thì mỗi tháng vẫn phải tốn 4 – 5 triệu đồng bởi các chi phí phát sinh khác nhau . Chẳng hạn tiền xăng đi học là gần 1 triệu đồng, tiền ăn uống bên ngoài với bạn bè từ 500 đến 1 triệu đồng mỗi tháng, tiền mua sắm cá nhân 500 ngàn đồng, tiền ăn uống sinh hoạt từ 2 triệu đồng đổ lại .

Còn như chị Ngọc dù ở chung với chị gái cho tiết kiệm chi phí thuê phòng nhưng chị nói để tiết kiệm thời gian buổi trưa không phải về nhà chị ghé ăn cơm tại quán trước trường thì cũng tốn hết 1,5 triệu đồng cho mỗi tháng, xăng xe chi phí đi lại 500 ngàn, tiền giáo trình bài tập đi photo mỗi tháng cũng bội chi 500 ngàn, chi phí mua quần áo đồ trang điểm hơn 1 triệu đồng, tổng chi phí gần hơn 4 triệu đồng mỗi tháng.

Mức chi phí tối thiểu gần 5 triệu đồng mỗi tháng hiện nay được xem là chi phí tối thiểu cho sinh viên khi đi học đại học tại Tphcm, dù bạn có cố gắng tiết kiệm đến mấy đi chăng nửa thì những khoản phí phát sinh này gần như là bắt buộc, không thể nào bạn tránh né và bạn nên dự phòng thêm một hai triệu đồng để có những sự cố phát sinh như bạn rủ đi ăn nhậu, đi tiệc, hay đi sinh nhật … thì có khoản dư ra để đắp vào nếu không đến lúc thiếu tiền đi mượn bạn bè thì rất nhục nhã đấy nhé.

Đối với các bạn sinh viên khá giả có thể đến hàng chục triệu đồng

Việc các bạn sinh viên nhà giàu hay gia đình bình thường thì số tiền bỏ ra mà các bạn sinh viên cao hơn nhiều do các bạn này thường không ý thức nhiều về chi phí gặp phải, thiếu bao nhiêu thì có ba mẹ, người thân xung quanh tài trợ do đó không phải lo gì cả.

Chẳng hạn chị Thu, sinh viên cao đẳng Fpt Polytechnic chia sẻ mỗi tháng các khoản phí cá nhân cho việc ăn học dao động từ 15 đến 20 triệu đồng khiến nhiều người ngạc nhiên, chị nhẩm tính như sau, để thuê một căn hộ ở riêng tại Tphcm dao động từ 6 – 8,5 triệu đồng, chi phí đi lại ăn uống bằng xe máy mỗi tháng 2 triệu đồng, chi phí ăn uống mỗi ngày dao động tối thiểu 100 ngàn và gặp các bữa tiệc tùng thì có thể hơn, do đó khoản phí này được chị cố định thành 5 triệu đồng / tháng.

Ngoài ra còn đối với nhiều bạn còn có chi phí mua sắm quần áo, mỹ phẩm, thời trang … từ 2 – 3 triệu đồng mỗi tháng, do các chi phí này phụ thuộc vào bậc phụ huynh sẵn sàng cho con mình xài thoải mái nên đối với các bạn nhà giàu thì việc này là không cần lo lắng.

Nhiều bạn còn chia sẻ dù mình cố gắng nỗ lực tiết kiệm lắm thì mỗi tháng cũng phải tốn tối thiểu là 15 triệu đồng do chi phí sinh hoạt tại Tphcm khá là đắt đỏ

Sinh viên đại học ở TpHCM một tháng cần bao nhiêu tiền ?

Các khoản chi phí ăn uống, sinh hoạt thường làm tốn rất nhiều tiền của sinh viên đại học.

Xác định chi phí mỗi tháng khi học đại học để sinh viên chuẩn bị ?

Để xác định chi phí đi học đại học, trước hết các bạn cần phân tích chi tiết các chi phí có thể phát sinh ra thành một bảng, sau đó nhân với số ngày của mỗi tháng, từ đó dự tính trước cụ thể mỗi tháng sẽ phát sinh tổng bao nhiêu tiền, chẳng hạn

  • Chi phí thuê trọ, thuê căn hộ chung cư .
  • Chi phí xăng cộ đi lại, hoặc mua vé xe buýt.
  • Chi phí ăn uống mỗi ngày tối thiểu.
  • Chi phí mua sắm quần áo, sách vở.
  • Chi phí mua đồ dùng cá nhân.
  • Chi phí mời bạn bè ăn uống .
  • Chi phí tiệc tùng nếu chẳng may có.
  • Chi phí phát sinh đau ốm bệnh tật , xe cộ bị hư .

Sau khi đã xác định được những chi phí đã kể trên thì mới tính toán thật kỹ xem mỗi tháng nên bỏ ra các khoản phí nào bao nhiêu, thảo luận với anh chị, hay ba mẹ người mà phát lương cho các bạn trong quá trình học tập xem có thể hỗ trợ cho bạn ở mức nào trong các khoản đã kể trên, cuối cùng thì tính toán xem nên xài đồng tiền vào khoản nào cho đáng nhé.

Ngoài ra lúc ban đầu trước khi quyết định đi học, các bạn nên tính toán học phí các trường mỗi năm sẽ tốn bao nhiêu tiền cho thiệt kỹ để đến khi trúng tuyển không biết loay hoay kiếm tiền nộp học phí chứ đừng nói đến tiền ăn ở hay sinh hoạt đâu nha. Chúc các bạn thành công khi học đại học nhé !

Bạn đi làm vì tiền hay vì đam mê

Chủ đề “Bạn đi làm vì tiền hay vì đam mê” là một câu hỏi mà nhiều người, đặc biệt là những người trẻ tuổi, thường tự hỏi mình. Nếu bạn đang rơi vào trường hợp này và bối rối không biết định hướng như thế nào thì cùng mình tìm hiểu và vượt qua nhé.

So sánh giữa đi làm vì tiền hay vì đam mê

Đi làm là một phần bắt buộc không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Nhưng điều gì thực sự thúc đẩy chúng ta đi làm? Là tiền bạc hay đam mê? Đối với mỗi người thì đây là phạm trù khác nhau không thể lý giải được, có nhiều người chỉ đi làm vì tiền vì trước đến nay cuộc sống quá thiếu thốn vật chất về mọi mặt, còn nhiều người gia đình giàu có, tiền bạc không thiếu thì đối với họ việc đi làm chỉ vì mục đích đam mê là chủ yếu và những đối tượng này chỉ quan tâm đến địa vị công việc, địa vị xã hội mà thôi .

Vậy còn bạn, bạn đi làm vì lý do gì ? Vì tiền hay vì đam mê hay cả hai .

Bạn đi làm vì tiền hay vì đam mê

Bạn đi làm vì tiền hay vì đam mê

Đi làm vì tiền

Những người đi làm vì tiền có nhiều lý do và mục đích khác nhau cơ bản như :

Thỏa mãn được nhu cầu vật chất : làm vì tiền mới có thể thỏa mãn được các sở thích cá nhân, mua sắm, xem phim, học hành lên cao hơn, giải trí với bạn bè xung quanh, điều đầu tiên khi đi làm đó chính là có thể tự lo cho bản thân mình trước khi lo cho người khác.

Tạo nên sự thay đổi cuộc sống: khi có nhiều tiền có thể bắt đầu cho các hoạt động tích lũy để mua nhà, đầu tư kinh doanh mở cửa hàng hay tạo các hoạt động đầu tư chứng khoán, vàng .. để tiền đẻ ra tiền .

Khi xác định việc đi làm chỉ chủ yếu để kiếm tiền thì đa phần các bạn sẽ cố gắng và có động lực gấp nhiều lần để chinh phục từng gia đoạn cuộc sống, chẳng hạn đầu tiên khi kiếm được tiền là bạn sẽ mua xe, kế đến mục tiêu tiếp theo là mua nhà, rồi để dành tiền để lấy chồng, sinh con, sau đó tiếp tục kiếm tiền để mua thêm đất đai, vàng bạc, của cải để giữ lại cho thế hệ sau …

Nhược điểm của việc tập trung kiếm tiền đó là bạn thiếu đi sự thoải mái về thời gian, cứ phải chăm chăm dùng hết thời gian cá nhân cho công việc, cho mục đích tiền bạc

Nhiều bạn trẻ đã rơi vào khủng hoảng tâm lý, suy nhược thần kinh do quá quan trọng vào việc kiếm thật nhiều tiền, không có thời gian để tiếp xúc với bạn bè và mọi người xung quanh, dẫn đến trầm cảm khi công việc thường ngày không được như mong muốn của bản thân.

Khi đi làm vì tiền quá mức đam mê thì không bao giờ bạn hài lòng vì những gì cảm thấy đã kiếm được, lúc nào cũng đòi hỏi cuộc sống cao hơn và không bao giờ có điểm đích để dừng lại .

Đi làm vì đam mê

Việc đi làm vì đam mê khác hẳn so với việc chỉ đi làm vì tiền khi tạo được sự phấn khởi trong công việc và thoải mái tiếp cận với đồng nghiệp, vui vẻ hòa đồng.

Khi tinh thần thoải mái con người ta thường hay có nhiều sáng tạo bổ ích phục vụ cho công việc luôn đạt được năng suất, hiệu quả tốt hơn.

Ngoài ra khi đi làm vì đam mê bạn sẽ có thể thoải mái tìm kiếm những gì mình yêu thích để hoàn thiện bản thân của mình ngày một tiến bộ.

Nhược điểm của việc đi làm vì đam mê là không quan tâm tiền bạc nên nếu gia đình không khá giá sẽ dễ dẫn đến túng thiếu trong cuộc sống.

Trong quá trình theo đuổi đam mê có thể sẽ gặp rất nhiều rủi ro mà mình không lường trước được, ảnh hưởng cuộc sống sau này, điều này thường gặp với các bạn trẻ hay thích khởi nghiệp với đam mệ mở quán ăn, cà phê, hay các dịch vụ đến khi thất bại thì không chỉ ảnh hưởng chỉ riêng cho cá nhân mà còn ảnh hưởng đến người thân như ba mẹ, anh chị em, họ hàng.

Đặc biệt đối với các bạn có nhiều đam mê nhưng lại dễ thay đổi theo sở thích nhất thời thì còn nguy hiểm hơn nữa.

Xác định cân bằng giữa tiền bạc và đam mê là chìa khóa thành công 

Lựa chọn công việc đáp ứng hai nhu cầu

Chọn lựa công việc có thể kiếm được tiền và còn thỏa mãn đam mê của cá nhân bạn là một trong các ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên cuộc sống thì rất phũ phàng, chẳng có bao nhiêu người có thể kiếm được công việc mình thích khi ra trường mà còn có thể kiếm được nhiều tiền .

Hãy cố gắng bỏ niềm đam mê của bạn vào trong công việc hiện tại, tìm kiếm và tạo động lực để vừa thúc đẩy đam mê sáng tạo vừa giúp tạo ra nguồn thu nhập để nuôi sống bản thân, gia đình.

Xây dựng kế hoạch tài chính

Vừa đi làm phục vụ đam mê vừa phải cố gắng để dành tiền để đáp ứng nhu cầu cá nhân, tránh vì đam mê trong công việc mà dồn hết tiền bạc vào cho hoạt động của công ty, đến khi lãnh lương ra thì tiền không đủ bù lại chi phí đã bỏ ra dẫn đến phải đi vay mượn bạn bè, vay mượn người thân, thiếu thốn khi sinh hoạt cuộc sống.

Nếu bạn đang muốn phục vụ đam mê thì hãy cố gắng tìm kiếm thêm nhiều công việc khác nhau để có thể cải thiện thu nhập bản thân.

Xác định mục tiêu rõ ràng

Định hướng cụ thể ngắn hạn trong công việc và dài hạn trong cuộc sống để có từng bước phấn đấu để mỗi một năm, hay cứ năm năm một lần cuộc sống của bạn sẽ dần chinh phục được nhiều điểm khác nhau, nhiều mục tiêu khác nhau của cuộc đời.

Phải có kế hoạch cụ thể để hướng đến các mục tiêu đã đề ra chẳng hạn như muốn lấy vợ năm 25 tuổi bạn cần phải tích lũy bao nhiêu tiền, có mua nhà trước đó hay không, làm cách nào để để dành số tiền đó mỗi tháng, từ đó cân bằng thu nhập lối sống, đam mê và đạt được mục tiêu trong ngắn hạn, dài hạn.

Kết Luận 

Việc đi làm vì tiền hay vì đam mê là do mỗi người tự quyết định, riêng theo kinh nghiệm cá nhân của mình và mọi người bạn của mình thì từ tuổi 25 – tuổi 30 bạn hãy nên làm việc vì tiền thay vì đam mê, vì giai đoạn này các bạn có sức khỏe, có lòng nhiệt huyết sẽ dễ dàng giúp bạn thành công hơn trong việc kiếm thật nhiều tiền, đến giai đoạn sau 30 tuổi đến khi đã làm mệt trong các công việc các bạn có thể sử dụng số tiền kiếm được để thỏa mãn đam mê cá nhân của mình.

Điều quan trọng nhất là cố gắng dung hòa giữa việc kiếm tiền phải thỏa mãn đam mê sẽ giúp bạn thành công vượt bậc trong cuộc sống.

Chúc các bạn thành công !

Phân biệt nhân viên thử việc và chính thức

Phân biệt nhân viên thử việc và chính thức khác nhau như thế nào ? Các điểm giống và khác nhau của hai chế độ này trong cùng một công việc .

Phân biệt nhân viên thử việc và nhân viên chính thức

Để hiểu rõ thêm về thông tin của việc xin vào làm vị trí thử việc hay vị trí chính thức trong doanh nghiệp khác nhau như thế nào, bên mình xin giải đáp ngắn gọn cho các bạn như sau

Vị trí thử việc là gì ?

Vị trí thử việc trong một doanh nghiệp là việc bạn đang xin việc vào một công việc nào đó, tuy nhiên một số doanh nghiệp, đơn vị nếu chưa biết năng lực và khả năng làm việc của bạn đến đâu sẽ quyết định cho bạn thử việc trước khi làm chính thức, thời gian thử việc có thể dao động từ 1 tháng đến 1 năm tùy theo đơn vị.

Có rất nhiều trường hợp năng lực của bạn vượt xa dự đoán của doanh nghiệp và sẽ được chấp nhận ngay trong thời gian vài tuần hoặc vài tháng so với hợp đồng thử việc do doanh nghiệp đề ra trước đó. Do đó việc quan trọng để được làm nhân viên chính thức là chứng minh năng lực cá nhân vượt xa sự mong đợi của doanh nghiệp.

Vị trí chính thức là gì ?

Vị trí chính thức trong doanh nghiệp là nhân viên được ký hợp đồng lao động và hưởng đầy đủ chế độ làm việc, quyền lợi mà công ty đang áp dụng tại vị trí đã thông tin tuyển dụng trước đó.

Khi đã trở thành nhân viên chính thức thì ứng viên sẽ được hưởng các quyền lợi liên quan đến đãi ngộ, mức lương cao hơn, đồng thời có các sự hỗ trợ liên quan đến chế độ lao động như tiền điện thoại, trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế …

Phân biệt nhân viên thử việc và chính thức

So sánh nhân viên thử việc và chính thức ở chế độ đãi ngộ, trợ cấp, bảo hiểm, tiền lương ..

So sánh vị trí nhân viên thử việc và nhân viên chính thức

– Nếu bạn có không hiểu rõ giữa nhân viên thử việc và chính thức có điểm gì khác nhau thì có thể tham khảo như sau :

Tiêu chí Nhân viên thử việc
Nhân viên chính thức
Mục tiêu Đánh giá năng lực, sự phù hợp của ứng viên với công việc
Thực hiện các công việc được giao để đạt mục tiêu của doanh nghiệp
Quan hệ với doanh nghiệp Là người lao động đang trong giai đoạn thẩm định
Là người lao động chính thức, có vai trò nhất định trong doanh nghiệp
Quyền lợi Được trả lương thử việc (thấp hơn lương chính thức), được hưởng một số quyền lợi cơ bản
Được hưởng lương theo lương thỏa thuận, được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo quy định pháp luật (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nghỉ phép năm,…)
Nghĩa vụ Hoàn thành công việc được giao, đảm bảo chất lượng
Hoàn thành công việc được giao theo trách nhiệm, đúng tiến độ, chất lượng
Thời gian Thường từ 1-3 tháng, tùy theo thỏa thuận
Không thời hạn (có thể ký hợp đồng theo thời hạn hoặc không thời hạn)
Hợp đồng Hợp đồng thử việc
Hợp đồng lao động
Kết quả Được nhận vào làm chính thức nếu đạt yêu cầu
Tiếp tục làm việc nếu hoàn thành tốt công việc

Tham khảo: chế độ học việc, thử việc và cộng tác viên khác nhau thế nào ?

Kết luận 

Chỉ đơn giản với một số thông tin quan trọng và cần thiết như trên bạn đã dễ dàng tìm hiểu được thế nào là nhân viên thử việc và như thế nào là nhân viên chính thức, điểm khác biệt trong thời gian làm việc ban đầu cùng các nghĩa vụ và quyền lợi được hưởng chính thức. Nếu có thắc mắc gì khác thì bạn hãy inbox cho dichvuthuctap để chúng tôi trả lời và giải đáp thêm cho mình nhé.

Phân biệt học việc, thử việc và cộng tác viên

Nhiều bạn trẻ hiện nay đang quan tâm đến các thuật ngữ như học việc, thử việc và cộng tác viên là như thế nào, trong bài viết này dịch vụ thực tập sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc cho các bạn.

Điểm khác biệt giữa học việc, thử việc, cộng tác viên 

– Nhìn chung thì mỗi công việc khác nhau sẽ phân ra nhiều công đoạn từ đó mà tên gọi trong quá trình làm việc trong bất cứ doanh nghiệp hay xí nghiệp nào cũng khác nhau, tuy nhiên không khác biệt nhau là mấy .

Học việc là gì ?

Học việc là khi bạn đi xin vào một trung tâm dạy nghề hay một công ty, xí nghiệp đang vận hành để xin học việc, có hai dạng học việc đó chính là học việc miễn phí khi trung tâm, xí nghiệp dạy nghề, chia sẻ kiến thức kinh nghiệm làm việc cho bạn mà không lấy tiền, học việc có phí giống như các dạng trung tâm, công ty được lập ra để đào tạo kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực cho bạn học trong từ 3 – 6 tháng, và quá trình này bạn sẽ mất một khoản chi phí .

Thử việc là gì ?

Thử việc khác với học việc khi thử việc chính là bạn đi xin vào một cơ quan, công ty hay xí nghiệp nào đó và được trả lương thử việc trong giai đoạn ban đầu đang quen với môi trường công ty hay doanh nghiệp đưa ra, yêu cầu thử việc là trong thời gian quy định bạn phải hoàn thành được chỉ tiều, KPI hay khối lượng công việc được giao đến giai đoạn chính thức.

Cộng tác viên là gì ?

Công tác viên khác với xin việc hay thử việc đó chính là người lao động làm việc cho doanh nghiệp, công ty theo hình thức ăn chia trên hoa hồng sản phẩm hoặc khối lượng công việc được giao, trong đó doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động hay hợp đồng thử việc và cũng không trả tiền nếu không hoàn thành được việc được giao cho cộng tác viên.

Học việc, thử việc và cộng tác viên

So sánh điểm giống nhau giữa học việc và thử việc

So sánh điểm khác nhau giữa học việc, thử việc và cộng tác viên

Nếu bạn đang muốn hiểu rõ sự giống và khác nhau giữa học việc, thử việc và cộng tác viên thì hãy xem thử một số tiêu chí sau đây để đánh giá nhé.

Tiêu chí Học việc Thử việc Cộng tác viên
Mục tiêu Đào tạo nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng thực tế Đánh giá năng lực, sự phù hợp của ứng viên với công việc
Thực hiện một phần công việc cụ thể, thường là theo dự án
Quan hệ với doanh nghiệp Là người học, được đào tạo Là người lao động, đang trong giai đoạn đánh giá
Là đối tác hợp tác, có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm
Quyền lợi Được đào tạo, hướng dẫn, có thể nhận một khoản hỗ trợ nhỏ Được trả lương (tối thiểu 85% mức lương chính thức), hưởng một số quyền lợi như người lao động khác
Được trả thù lao theo sản phẩm, dự án, không có chế độ bảo hiểm đầy đủ
Nghĩa vụ Chăm chỉ học hỏi, tuân thủ quy định của doanh nghiệp Hoàn thành công việc được giao, đảm bảo chất lượng
Hoàn thành công việc theo hợp đồng, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng
Thời gian Không quy định cụ thể, tùy thuộc vào tính chất công việc và khả năng tiếp thu của người học Thường từ 1-3 tháng, có thể kéo dài hơn tùy theo thỏa thuận
Không cố định, có thể là một dự án ngắn hạn hoặc lâu dài
Hợp đồng Không phải là hợp đồng lao động Là hợp đồng thử việc
Có thể là hợp đồng hợp tác, thỏa thuận dịch vụ
Kết quả Nắm vững kỹ năng nghề, có thể làm việc độc lập Được nhận vào làm chính thức nếu đạt yêu cầu
Hoàn thành dự án, nhận được thù lao

Dựa trên các đánh giá như trên thì các bạn có thể hiểu rõ chi tiết các điểm giống nhau và khác nhau của học việc, thử việc và cộng tác viên.

Nếu có thắc mắc liên quan đến quá trình học việc, thử việc hay cộng tác viên và gặp khó khăn trong lần đầu đi làm việc hay đi thực tập cũng như đi xin việc, inhbox ngay để được chúng tôi hỗ trợ cho bạn nhé.