Xin việc chỗ làm cũ có nên hay không ?

Xin việc chỗ làm cũ có nên hay không được khá nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay, đặc biệt là đối với nhiều bạn trẻ thường hay nhảy việc liên tục và đến một thời điểm nào đó bạn nhận ra rằng làm việc tại công ty thứ hai trước đây mình xin nghỉ mới là sung sướng thay vì những công việc hiện tại đầy rẫy áp lực. Vậy có nên xin việc về công ty cũ hay không và những khó khăn nào hay gặp phải, cùng tìm hiểu nhé.

Xin việc chỗ làm cũ có nên hay không ?

Để hiểu rõ việc xin việc chỗ làm cũ có sao không thì đầu tiên chúng ta hãy so sánh ưu điểm và nhược điểm và các yếu tố cân nhắc có nên quyết định làm chỗ làm cũ hay không từ đó có cái nhìn thích hợp để đưa ra quyết định chính xác .

Ưu điểm khi xin việc chỗ làm cũ

– Việc đi làm tại chỗ làm cũ sẽ có nhiều ưu điểm chính như sau :

Thấu hiểu được công việc công ty 

Do đã từng làm việc trước đó trong thời gian đủ dài nên bạn đã hiểu rõ các quy trình làm việc, hoạt động vận hành của công ty, bạn có thể bắt đầu làm việc ngay mà không cần đào tạo như nhân viên mới trước đây nữa. Đã hiểu rõ được các hoạt động văn hóa thường ngày, cách làm việc của sếp đối với nhân viên nên sẽ hòa nhập nhanh chóng hơn nhiều người khác.

Mối quan hệ giữa đồng nghiệp cũ và sếp

Nếu trước đây bạn nghỉ vì lý do cá nhân không liên quan đến công việc xích mích thì bạn nhanh chóng có thể làm quen lại với các đồng nghiệp cũ, đặc biệt nếu vẫn thường hay trao đổi với các đồng nghiệp dù đã nghỉ trước đó thì là lợi thế để họ hỗ trợ bạn quen với môi trường làm việc, giới thiệu những nhân sự mới xin vào trong thời bạn nghỉ việc, chỉ cho bạn lúc bạn nghỉ công ty có thay đổi gì về quá trình làm việc.

Nếu do sếp cũ tuyển dụng lại bạn thì bạn sẽ dễ dàng giao tiếp và hòa đồng với mọi người vì sếp luôn là ưu tiên hàng đầu .

Tiết kiệm thời gian tìm kiếm việc làm 

Thay vì loay hoay vác đơn đi tìm việc thì nếu công ty cũ đang tuyển dụng bạn, đừng bỏ lỡ cơ hội mà ứng tuyển ngay, không phải lo lắng thất nghiệp lâu dài. Ngoài ra còn đỡ thời gian phải tìm kiếm môi trường làm việc mới, phải xây dựng lại mối quan hệ lại từ đầu .

Có cơ hội thăng tiến nhanh hơn

Nếu quay lại với công việc cũ ở vị trí cũ hay vị trí mới, chí ít sau này có bổ nhiệm cho nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm thì chí ít bạn cũng sẽ có cơ hội và phát triển nhanh hơn các ứng viên mới nộp hồ sơ vào làm việc tại công ty sau bạn.

Xin việc chỗ làm cũ có nên hay không ?

Có nên xin việc vào chỗ làm cũ hay không được khá nhiều bạn trẻ quan tâm khi thường xuyên nhảy việc.

Nhược điểm khi làm việc tại chỗ làm cũ 

Việc chịu đi làm lại tại công ty cũ trước đây mình nghỉ việc cũng khiến bạn gặp nhiều áp lực chẳng hạn như :

Khó khăn trong việc thay đổi hình ảnh

Nếu trước đây khi làm việc trong công việc cũ bạn thường không được nổi trội bởi các tính lười biếng, siêng ăn biếng làm, hay đùn đẩy trách nhiệm khi có sự cố thì việc thay đổi hình ảnh cho mọi người thấy rằng bạn đã thay đổi tốt hơn, trưởng thành hơn sau một số công việc là rất khó khăn, bạn phải mất nhiều thời gian để mọi người nhận thấy bạn đã khác xưa.

Có thể bị người khác soi mói hay đánh giá

Thông thường khi có nhân sự mới mọi người thường hay rất quan tâm, đặc biệt còn bạn lại là nhân sự cũ đã xin nghỉ mà còn xin vào làm lại chỗ cũ thì sẽ không tránh được những lời nói ác ý như ” sao bảo nghỉ việc ra làm chỗ khác ngon hơn mà còn quay lại các chỗ này ” hay các câu như ” giỏi lắm mà, trước đây tự tin thì nghỉ giờ thấy không kiếm được việc thì chui vào lại, không biệt nhục nhã à ” …

Áp lực từ cấp trên

Hầu hết khi bạn được tuyển dụng bởi sếp cũ và nhận được kỳ vọng từ họ thì bạn phải xác định công việc của bạn phải làm hơn trước đây, sẽ không tránh khỏi bạn được giao nhiều việc để làm hơn trong thời gian ngắn mà trước đây bạn không gặp phải, phải làm gấp nhiều lần khối lượng làm việc của các đồng nghiệp.

Lúc này hãy cố gắng xây dựng hình ảnh và uy tín trở lại để mọi người chia sẻ và phụ giúp cho bạn một phần, nếu gặp khó khăn từ sự hỗ trợ đồng nghiệp thì bạn sẽ gặp vô vàn khó khăn đối với công việc cũ.

Khó có cơ hội được thăng tiến

Dù nghỉ điều này là ưu điểm nhưng nó cũng có thể là nhược điểm chí mạng bởi các sếp thường hay tuyển dụng người cũ nhưng thường không đánh giá cao họ về độ trung thành, họ nghĩ bạn đã từng nghỉ thì sau này cũng có thể xin nghỉ bất cứ lúc nào, hãy để các vị trí cần cấc nhắc cho người làm lâu hơn hoặc tệ nhất là độ trung thành cao hơn bạn.

Yếu tố nào để cân nhắc khi quyết định quay lại chỗ làm cũ 

Một số lý do chính có thể khiến bạn tiếp tục đi tìm kiếm việc khác thay vì bạn quay lại làm việc cho sếp cũ mà bạn có thể cân nhắc

Nhắc lại lý do nghỉ việc trước đây

Nếu trước đây bạn nghỉ việc chỉ vì bốc đồng nghỉ rằng ở ngoài thiên đường rộng mở, ra ngoài thì sẽ kiếm được công việc lương cao hơn, dễ dàng thăng tiến hơn trong công việc chỉ sau vài tháng thì bạn có thể quay lại công ty cũ để làm tiếp, còn nếu vẫn giữ quan điểm trên thì bạn đừng nên quay lại.

Nếu nghỉ việc do mẫu thuẫn giữa đồng nghiệp và cấp quản lý thì lời khuyên chân thành là không nay suy nghĩ trở về công ty cũ để tiếp tục gây ra các xung đột không đáng có trong tương lai gần.

Sự thay đổi của công ty

Nếu trước đây bạn nghỉ việc do công ty không chấp nhận đề xuất của bạn và bị thiệt hại vì điều đó và họ đã nhận ra lời khuyên của bạn trước đây là hữu ích và muốn tuyển dụng bạn về để cống hiến tiếp tục thì bạn có thể cân nhắc để quay lại làm việc cho công ty cũ.

Cơ hội nghề nghiệp mới

Hãy xem ngoài công ty cũ ra thì hiện nay bạn có còn lựa chọn công việc nào khác không, có công ty nào đang liên hệ để sắp xếp lịch phỏng vấn với bạn hay không từ đó đưa ra quyết định.

Mục tiêu nghề nghiệp bản thân

Hãy xem hiện nay bạn có mơ tưởng đổi công việc nào có lương cao hay thỏa mãn đam mê sở thích của bạn hay không, từ đó xác định theo đuổi đam mê hay quay về làm việc tại công ty cũ với công việc quen thuộc nhàm chán mỗi ngày .

Kết luận

Việc đi làm tại chỗ làm cũ thường có nhiều ưu điểm cũng như nhược điểm khác nhau, bạn hãy dựa theo các liệt kệ gặp phải ở trên để suy nghĩ thật kỹ xem có nên làm việc tai công ty cũ của bạn hay không, nhưng nên nhớ nếu không cần tiền gấp thì có thể suy nghĩ còn nếu đang không có tiền, không có việc làm lại phải chu cấp cho người thân, người yêu thì hãy làm luôn tại công ty cũ và đừng suy nghĩ nhiều làm gì nhé.

Những chi tiết nhỏ nhặt luôn được nhà tuyển dụng lưu ý

Bạn thường không biết hay không có kinh nghiệm khi đi phỏng vấn hãy bỏ ra ít phút để tìm hiểu những chi tiết nhỏ nhặt luôn được nhà tuyển dụng lưu ý trong mỗi buổi xin việc, từ đó có thể giúp cho bạn có thêm kinh nghiệm và tăng thêm khả năng phỏng vấn thành công nhé.

Những chi tiết nhỏ nhặt luôn được nhà tuyển dụng lưu ý

Có thể bạn không tin nhưng có đến hơn 50% lượng nhân sự sau khi đọc bài viết này đã tăng cơ hội tìm kiếm việc làm của mình lên hơn 70% rồi đấy, vậy yếu tố nào giúp họ đạt được như vậy đó là vì họ lưu ý đến những điểm nhỏ nhặt mà nhà tuyển dụng hay để ý để từ đó bắt trúng tâm lý.

Làm gì khi đợi đến khi bạn được phỏng vấn

Thật sự thì khi bạn ngồi chờ đợi là buổi phỏng vấn đã bắt đầu diễn ra rồi, lúc đó bạn không nên chỉ ngồi lo lắng, bấm điện thoại hay làm các công việc linh tinh mà hãy quan sát công việc làm hàng ngày của bộ phận nhân sự trong công ty, theo dõi quá trình làm việc của các nhân viên bởi họ sẽ để ý thái độ của bạn và góp ý cho nhân viên quản lý sau khi buổi phỏng vấn kết thúc.

Hãy tìm hiểu một số văn hóa công ty trong quá trình ngồi nhìn chờ đợi, từ đó khi nhà tuyển dụng đặt ra các câu hỏi liên quan đến chẳng hạn như bạn biết gì về công ty chúng tôi, liệu có điểm nào gây chú ý cho bạn hay không thì có thể dựa vào những gì đã quan sát lúc ngồi chờ để ứng phó vào ngay và biết đâu nó sẽ là thông tin hữu ích và chính xác.

Tìm hiểu đầy đủ trước về công ty

Nếu chỉ đơn giản là phỏng vấn cho thôi thì cơ hội của bạn nhận được việc làm là rất thấp, hãy tìm hiểu kỹ càng về thông tin công ty mà bạn dự định ứng tuyển trước đó, các số liệu, tình hình hoạt động kinh doanh, số lượng nhân sự, và thông tin vị trí đang tuyển dụng là làm những công việc gì từ đó khi nhà tuyển dụng hỏi đáp bạn sẽ có kho kiến thức để trình bày và gây ấn tượng vì bạn đã có chuẩn bị kỹ càng để tìm hiểu đầy đủ thông tin công ty và những khó khăn mà công ty đang gặp phải.

Những chi tiết nhỏ nhặt luôn được nhà tuyển dụng lưu ý

Hãy để ý những chi tiết nhỏ nhặt nhất vì nó có thể góp phần tăng khả năng thành công của việc phỏng vấn.

Thần thái khi phỏng vấn

Nhiều bạn đi phỏng vấn mà cứ ngỡ như mình đang đi xin tiền hay đi xin xỏ ai cái gì đó, từ đó thái độ luôn lo ngại, e dè, lo lắng quá mức đến khi trả lời phỏng vấn thì rụt rè, nói lắp bắp, quên mất câu hỏi của nhà tuyển dụng luôn khiến cái nhìn không ấn tượng ngay từ lúc bắt đầu.

Hãy nhớ bạn đi xin việc như mọi người, bởi ai cũng từng đi xin việc, họ chẳng khác gì bạn cả, do đó khi đối mặt nhà tuyển dụng phải luôn tự tin, nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng, trả lời mọi câu hỏi mà họ quan tâm rõ ràng, lành mạch và không quên nở nụ cười hay nói phiếm để làm cho tình hình không khí không bị căng thẳng, đừng quên cảm ơn sau khi phỏng vấn.

Lưu ý khi bắt đầu vào phòng phỏng vấn hãy đặt balo xuống ngay chứ đừng ngồi xuống ghế rồi mới loay hoay cởi balo, thật không hay tí nào, hãy luôn cầm sẵn CV xin việc, khi vừa bước vào phòng là đặt balo xuống sau đó đưa ngay cho nhà tuyển dụng CV mà bạn đang cầm, đồng thời chỉnh trang lại trang phục sẽ giúp gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng.

Xem thêm: Chọn nghề nghiệp thế nào khi không biết mình thích nghề gì ?

Nộp CV online rồi có còn nộp bản cứng nữa hay không 

Nhiều bạn khi gửi mail xin việc đã chuẩn bị sẵn CV rồi, và nghĩ đơn giản nhà tuyển dụng đã xem CV mình trước đó nên không chuẩn bị bản cứng, đến khi vào phòng phỏng vấn mới biết họ chưa xem CV của bạn thì điều đó lại khiến bạn mất điểm và gần như rớt ngay cuộc phỏng vấn, hãy nhớ một nhà tuyển dụng sẽ phải tiếp hàng trăm người mỗi lần do đó họ sẽ chỉ xem CV bản cứng của từng ứng viên, mặc dù có thể trước đó họ đã xem CV bạn nhưng chưa chắc đã để lại ấn tượng cho họ

Luôn nhớ đừng quên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Em có câu hỏi gì khi buổi phỏng vấn kết thúc không – Câu trả lời thường là : Dạ không ạ ! Đây là câu trả lời quen thuộc mà các ứng viên thường hay mắc phải bởi nhà tuyển dụng.

Điều này thể hiện chẳng lẽ chỉ vài câu phỏng vấn ở trên là bạn đã hiểu rõ được hết công ty này rồi sao ? hay bạn không tìm hiểu gì về công ty này trước đó ? Đó là suy nghĩ mà nhà tuyển dụng thường nghĩ ngay về bạn khi bạn không có câu hỏi gì cho họ dù đã phỏng vấn trước đó rất thành công .

Có thể hỏi một số câu như Liệu môi trường làm việc công ty có khó quá không anh ? hay Công ty mình có hay tổ chức sinh hoạt đoàn đội không ? … để cho nhà tuyển dụng thấy được bạn rất muốn gắn bó và muốn xin vào làm việc tại công ty.

Lời cảm ơn lúc nào cũng là quan trọng nhất

Dù việc bài phỏng vấn của bạn có diễn ra tốt hay không tốt, đừng quên nói lời cảm ơn trước khi ra khỏi phòng, sau khi về nhà hãy soạn một email cảm ơn nhà tuyển dụng. Đây là phép lịch sự để tạo ấn tượng giữa bạn với họ tốt hơn, đôi khi họ nhận được lời cảm ơn từ bạn và đánh giá con người bạn hơn là kỹ năng của bạn và tuyển bạn ngay lập tức.

Một con người tính cách khiêm tốn, trao đổi thật thà, luôn tích lũy kinh nghiệm và cám ơn người đã cho họ lời khuyên luôn được đánh giá cao hơn cho dù kỹ năng chuyên môn có phần khiếm khuyết, do đó nếu không giỏi hãy gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng thấy được những điểm tốt bên trong con người bạn.

Xem thêm: những bất lợi khi nhảy việc thường xuyên

Kết luận 

Trên đây tưởng chừng chỉ là những chi tiết vô cùng nhỏ nhặt nhưng nó đã là chìa khóa thành công của rất nhiều ứng viên khi đi xin việc làm, những chi tiết này tương đối nhỏ nhặt nhưng bất cứ nhà tuyển dụng nào đều quan tâm và lưu ý trước và sau buổi phỏng vấn, nếu bạn có thời gian đừng ngại tìm hiểu kỹ và làm theo sẽ giúp bạn nhanh chóng có được công việc mình đang mong muốn.