Sinh viên mới ra trường lương bao nhiêu ? Cách đàm phán lương hiệu quả ?

Sinh viên mới ra trường lương bao nhiêu và cách đàm phán lương hiệu quả là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay, vậy cùng với chúng mình phân tích và trả lời những câu hỏi này nhé.

Sinh viên mới ra trường lương bao nhiêu ?

Thông thường mức lương để chi trả cho sinh viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong đó từ kinh nghiệm, bằng cấp, lĩnh vực hoạt động, chuyên môn của sinh viên và các kỹ năng thực tế như thế nào ? Mỗi công ty đều dựa vào kinh nghiệm hoạt động nhiều năm để tính toán mức lương phù hợp để vận hành doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo đồng lương cho người lao động.

Mức lương cho sinh viên vẫn phải được các doanh nghiệp chi trả theo quy định của pháp luật Việt Nam để tránh các tính trạng bóc lột lao động, và đảm bảo mức lương không thấp hơn mức lương mà chính phủ quy định

Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2024 như sau:

  • 4.960.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp ở vùng I.
  • 4.410.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp ở vùng II.
  • 3.860.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp ở vùng III.
  • 3.450.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp ở vùng IV.

Dựa vào mức lương mà chính phủ ban hành kể trên thì mức lương khi tuyển dụng sinh viên làm lao động chính thức không được thấp hơn mức lương tối thiểu là 3.450.000đ cho đến 4.960.000đ tùy theo khu vực làm việc tại các tỉnh thành.

Ngoài ra tùy theo khả năng đàm phán mức lương cho công việc sẽ đi xin mà sinh viên còn có thể nhận mức lương cao hơn gấp nhiều lần thực tế.

Sinh viên mới ra trường lương bao nhiêu ? Cách đàm phán lương hiệu quả ?

Lương sinh viên mới ra trường hơn 15 trường ? Mơ hay hiện thực ?

Đã có vài bài viết mình chia sẻ sinh viên ra trường đòi mức lương ngàn đô, dĩ nhiên điều này còn tùy thuộc vào năng lực, mối quan hệ, kỹ năng chuyên môn hay sinh viên nước ngoài về nước …

Ở đây mình xin tóm tắt vài điểm như sau

Thực tế mức lương sinh viên hiện nay 

Tại Việt Nam thì điều kiện kinh tế đang phát triển khá nhanh do đó mức lương sinh viên hiện nay không còn ở mức bèo bọt từ 3 – 5 triệu như những năm 2013 nữa, hiện nay các bạn mới tốt nghiệp đại học thường ra trường đi làm tại các doanh nghiệp với mức lương dao động khoảng 7 – 8 triệu đồng, đây là mức lương trung bình của hầu hết các doanh nghiệp trả cho sinh viên.

Có khá nhiều bạn sinh viên thường đòi mức lương cao hơn 10 – 12 triệu khi đi xin việc do nghĩ rằng mình có tấm bằng đại học, đã bỏ ra hàng trăm triệu mới tốt nghiệp mà bây giờ đi làm lương 7 triệu thì sống bằng cách nào, có khi còn múi mặt với ba mẹ, hàng xóm ở quê.

Do đó nhiều doanh nghiệp thường rất hạn chế tuyển dụng đối với các sinh viên đòi hỏi lương cao trong khi chưa có kinh nghiệm thực tế, vì doanh nghiệp sẽ phải tốn 3 tháng dài đằng đẳng thử việc để đào tạo bạn lúc đó ngoài trừ mức lương hơn 20 triệu cho ba tháng doanh nghiệp còn phải bỏ chi phí tuyển dụng lại nếu bạn không phù hợp với doanh nghiệp.

Lý do sinh viên đòi hỏi lương cao 

Nguyên nhân là bởi vì các yếu tố chính như sau :

  • Mơ hồ về bằng đại học, thạc sỹ : các bạn khi tốt nghiệp đại học thạc sỹ thường cho rằng cái tầm của mình cao hơn nhiều so với các lao động chân tay, phổ thông, lúc nào cũng nghĩ cái đầu mình to hơn, đội cái mũ rộng hơn thì lý do gì lương phải thua công nhân 10 triệu, do đó ngay vừa mới ra trường thì đã đòi lương 15 – 20 triệu cũng không có gì là :
  • Thiếu kinh nghiệm : Một trong các điểm phổ biến là do chưa từng làm công việc nào nên khi đi xin việc cứ thấy doanh nghiệp đàm phán lương là vội vàng nói ra mức lương mong muốn trên chục triệu khiến doanh nghiệp bỏ chạy luôn, hãy xem thử vị trí tuyển dụng để coi mức lương phù hợp cho từng công việc trước khi buộc miệng nói ra nhé.
  • Nhu cầu vật chất cao: nhiều bạn tiền ba mẹ cho xài hàng tháng đã đến hàng chục triệu đồng, nay đi ra trường làm lương ba cọc ba đồng thì lấy đâu mà tiêu, do vậy thà đòi lương chục triệu còn hơn đi xin việc mà không đủ chi tiêu, nuôi bản thân và bạn gái mỗi tháng.
  • Tác động từ doanh nghiệp đa cấp : hiện nay có nhiều công ty đa cấp tuyển dụng với lời rao mức lương hàng chục hàng trăm triệu đồng nếu tìm kiếm được bạn bè, người thân tham gia rủ rê làm chung khiến nhiều bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm đã mộng làm giàu ngay từ bước chân ước chân ráo khi ra trường .

Một số ngành có lương cao khi sinh viên ra trường 

Dĩ nhiên có nhiều ngành nghề hiện nay khi ra trường mà kiếm được việc làm thì ngon hơn hẳn các bạn học các ngành khác, có thể nói đến như :

Ngành kinh tế 

Sinh viên học các chuyên ngành kinh tế, tài chính marketing sau khi tốt nghiệp hiện nay thường xin vào các khối ngành bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, bất động sản … đây là các ngành mũi nhọn về tốc độ tăng trưởng và mức lượng bình quân tối thiểu thường trên 10 triệu và mức lương tối đa có thể lên đến hàng chục hay hàng trăm triệu tùy theo doanh số

Ngành công nghệ thông tin

Do lĩnh vực AI, điện toán đám mây, tiền số đang phát triển bùng nổ trên toàn thế giới do đó những sinh viên tốt nghiệp trong khối ngành này hiện nay thường chỉ cần có kỹ năng và chút ít kinh nghiệm thực tế là có thể được thu hút bởi mức lương từ 15 đến 50 triệu đồng tùy theo công việc.

Các bạn sinh viên khối ngành này chỉ cần có tay nghề về IOT, kỹ năng viết code, kỹ năng thương mại điện tử, và có khả năng ứng dụng AI vào trong các công việc bình thường là đã có thể có được mức lương còn hơn cả sự mong đợi.

Ngành ngoại ngữ

Ngoài ra một trong các chuyên ngành mà bao giờ cũng hot đó chính là ngoại ngữ khi mà các công ty doanh nghiệp nước ngoài thường chỉ trả trên 1000 USD cho các công việc mà sinh viên có thể làm, điều kiện là lưu loát tiếng Anh và có khả năng trao đổi tiếng Anh thương mại ở một số chuyên ngành khác nhau từ tài chính, công nghệ, Logicstic ….

Bí quyết deal lương cho sinh viên

Nếu chưa có kinh nghiệm về lương cơ bản lương tối thiểu thì sinh viên nên tham khảo một số kinh nghiệm từ những người đi trước đúc kết lại như sau :

Dựa theo điểm mạnh, điểm yếu để đàm phán

Tùy theo kỹ năng cá nhân, kinh nghiệm làm việc mà sinh viên có thể thỏa thuận với nhà tuyển dụng để có mức lương phù hợp, dĩ nhiên nếu chưa có kinh nghiệm thì NTD cho mức lương nào thì mình làm mức lương đó một thời gian để tích lũy kinh nghiệm là cách hay nhất, sau một năm nếu đã hiểu rõ mức lương, quy trình vận hành, có kinh nghiệm có thể thỏa thuận lại để có lương hợp lý hơn.

Còn nếu bạn đã tốt nghiệp loại giỏi, trước khi đi làm còn có kinh nghiệm làm thêm hay thử việc tại một số doanh nghiệp trong thời gian dài thì bạn có thể tự tin đàm phán các mức lương thích hợp với chuyên ngành, có thể xem kinh nghiệm của việc công ty đó đã từng tuyển dụng vị trí đó ở mức lương bao nhiêu để đàm phán lương tương tự.

Khéo léo khi trả lời các câu hỏi về mức lương 

Vấn đề tiền bạc là một trong các vấn đề nhạy cảm muôn thuở dù bạn gặp phải ở đâu huống chi ở các công việc, do đó khi đàm phán lương thì sinh viên nên khéo léo không hỏi trực tiếp mức lương mà có thể dùng một số câu hỏi như nếu như em đã làm ở vị trí này và có nhiêu đây năm kinh nghiệm theo sếp đánh giá mức lương em nên đưa ra tầm khoảng bao nhiêu, từ đó NTD sẽ gợi mở cho bạn một mức lương mà họ đã định sẵn trong đầu .

Dựa theo mức lương đó bạn có thể xem mình có chấp nhận hay không để đỡ tốn thời gian, còn nếu bạn vẫn tự tin mình xứng đáng với mức lương cao hơn nữa thì có thể nêu ra nhưng khi bị từ chối thì coi như bạn đã phỏng vấn thất bại nhé. Dù sau khi rớt bạn có đề nghị giảm lương nhưng đa phần sẽ bị nhà tuyển dụng lắc đầu từ chối

Kết luận 

Trên đây là kinh nghiệm nhiều năm liền mà dịch vụ thực tập đã hỗ trợ cho hàng ngành sinh viên khi đi xin việc có thêm kiến thức, các bạn có thể tham khảo một số bí quyết deal lương, câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn hay các kinh nghiệm làm sơ yếu lý lịch, viết email tuyển dụng trên các bài viết trước đó nhé.

Kinh nghiệm phỏng vấn cho sinh viên mới tra trường

Nhiều bạn hay thắc mắc mình vừa mới tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm thì làm sao có thể xin được việc làm, dưới đây dịch vụ thực tập sẽ chia sẽ một ít kinh nghiệm phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường để các bạn tham khảo .

Kinh nghiệm phỏng vấn cho sinh viên mới tra trường

Để cạnh tranh với các ứng viên khác khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong các công việc bạn cần phải chú ý một ít kinh nghiệm phỏng vấn mà bạn có thể đạt được dựa trên sự chuẩn bị trước khi phỏng vấn cụ thể đó là :

1. Chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn phù hợp công việc

Có thể bạn sẽ gặp phải các câu hỏi quen thuộc từ phía nhà tuyển dụng như lý do bạn chọn công việc này, lý do bạn chọn vị trí này để xin vào làm việc ? Đây là câu hỏi mà hầu hết các nhà tuyển dụng thường hỏi người mới chưa có nhiều kinh nghiệm sau khi xem CV mà họ gửi trước đó. Lúc này bạn phải chuẩn bị một số câu trả lời có tính thuyết phục để nhà tuyển dụng chú ý hoặc lựa chọn bạn thay vì lựa chọn người khác.

Có thể bạn sẽ trả lời bình thường như vì bạn thấy kênh tuyển dụng này có mặt ở trường bạn hay trên các trang tuyển dụng và vị trí tuyển dụng trùng khớp với lĩnh vực bạn đã theo đuổi suốt 5 năm qua trên ghế giảng đường và đã có một ít kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức được đào tạo bài bản, tự tin với bản thân sẽ phù hợp chỗ khuyết mà doanh nghiệp đang thiếu .

Bạn có thể chưa có kinh nghiệm nhiều nhưng có nhiệt huyết, có tinh thần cầu tiến, có nhu cầu tích lũy bản thân do đó sẽ không từ bỏ công việc dễ dàng, hãy cho nhà tuyển dụng thấy được các điểm nổi bật đó .

Hãy bỏ thời gian ra để tìm hiểu chi tiết về doanh nghiệp nhớ lấy một số thông tin công ty, các hoạt động kinh doanh và nêu ra sự hiểu biết của bạn với doanh nghiệp cho nhà tuyển dụng thấy được bạn đang rất quan tâm và cần công việc này, đôi khi thái độ là điều cơ bản mà nhà tuyển dụng chú ý chứ không phải kỹ năng hay kinh nghiệm.

2. Tận dụng những gì có sẵn của bản thân

Có nhiều ứng viên khi đi xin làm việc hay chỉ tập trung vào việc nói quá nhiều về bản thân mà chẳng liên quan tí tẹo nào để công việc đang xin, nguyên nhân do thiếu kinh nghiệm nên không biết nói gì và cứ luyên thuyên về những gì bạn nghĩ là đúng .

Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng nhàm chán vì mọi người thường hay nâng cao bản thân, nói quá so với thực tế từ đó khiến bị loại ngay sau buổi phỏng vấn, hãy rút kinh nghiệm nên tìm hiểu và nói về công việc, giải thích các kỹ năng nào là điểm mạnh phù hợp với vị trí ứng tuyển, kể các công việc mình có thể làm nếu được nhận vào vị trí tuyển dụng để nhà tuyển dụng đánh giá cao sự nghiêm túc của bạn với công việc đang đi xin.

Hãy thể hiện tinh thần cầu tiến và sẵn sàng học hỏi dù có thể hạn chế mức lương ban đầu hay thấp hơn so với các vị trí khác, chấp nhận đặt việc học hỏi kinh nghiệm là chủ yếu.

3. Đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng 

Một trong các phương pháp thông minh mà nhiều ứng viên có thể sử dụng đó là khi gặp những câu hỏi hóc búa từ nhà tuyển dụng mà không thể trả lời quá chuyên sâu hãy đặt một số câu hỏi chẳng hạn như ” với em thì chỉ biết làm đến mức như vậy, còn anh đã làm nhiều năm liệu có bí quyết nào có thể chia sẻ thêm cho em không ? … hãy biến cuộc phỏng vấn thành cuộc trò chuyện chia sẻ chuyên môn hòa đồng …

Hơn nữa khi bạn đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng liên quan đến việc được giao sẽ khiến cho nhà tuyển dụng thấy được bạn đã có nghiên cứu về công ty tuy nhiên còn thiếu sót vì chưa trực tiếp làm qua công việc này nên mơ hồ còn nhiều điều chưa được biết.

Xem thêm: câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn qua điện thoại 

Các câu hỏi thường gặp cho sinh viên mới ra trường

Dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp mà sinh viên mới ra trường hay bị nhà tuyển dụng hỏi nhất mà bạn có thể tham khảo và chuẩn bị tâm lý

Hãy nói về bản thân bạn 

Đối với câu hỏi này bạn hãy chia sẻ thật ngắn gọn về bản thân như trong sơ yếu lý lịch hãy nói về cá nhân, kỹ năng, kinh nghiệm và các bằng cấp hoặc các điểm nổi bật khi ngồi ghế nhà trường .

Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì ?

– Câu này hầu như buổi phỏng vấn nào cũng có và gần như nếu đã đi phỏng vấn nhiều thì sẽ thuộc lòng hãy trình bày các khuyết điểm và ưu điểm bản thân theo một cách bài bản, có chuẩn bị sẵn, không nên nói quá về điểm mạnh mà hãy thể hiện sự khiêm tốn, còn đối với điểm yếu thì hãy chia sẽ thật sự những thiếu sót chẳng hạn như chỉ có kiến thức suông, còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế ..

Đối với điểm mạnh hay điểm yếu bạn cũng chỉ nên chia sẻ một đến hai điểm để tránh mất thời gian cho câu hỏi sau, và nếu có khuyết điểm hãy nêu các cách khắc phục chẳng hạn chỉ cần có người chỉ em một lần em sẽ ghi lại và lần sau có thể tự mình làm …

Lý do bạn chọn công việc này ?

Hãy nêu vì sao bạn lại nộp đơn xin việc vào công việc này, hay vị trí này , thông thường sẽ dựa vào :

  • Văn hóa doanh nghiệp.
  • Môi trường làm việc
  • Chế độ lương thưởng, đãi ngộ.
  • Được người thân giới thiệu .

Mức lương bạn đề xuất là bao nhiêu ?

Bạn có thể nói với nhà tuyển dụng mức lương mong muốn của bạn nếu được hỏi, mức lương này bạn có thể tham khảo ở các vị trí tương tự, hoặc có thể hỏi một số người làm trong công ty khi họ ra về hoặc đang cà phê, ăn uống trước công ty …

Để xác định mức lương bạn có thể dựa vào kỹ năng của bạn, mức lương bạn đang cần để chi trả cho cuộc sống, kinh nghiệm làm việc của bạn liệu có xứng với mức lương bạn muốn hay không và cuối cùng là nếu chưa có kinh nghiệm thì lương bao nhiêu là đủ .

Các câu hỏi trên sẽ giúp bạn tìm ra mức lương mà bạn nên đề xuất với nhà tuyển dụng, đặc biệt khi nhà tuyển dụng hỏi thêm liệu em có cảm thấy bản thân xứng với mức lương đó hay không thì các câu hỏi trên sẽ giúp bạn vượt qua nhà tuyển dụng .

Kết luận

Trên đây là một số câu hỏi phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường mà các bạn bắt buộc phải gặp trong quá trình đi phỏng vấn ở bất cứ doanh nghiệp nào, bạn hãy chủ động chuẩn bị thật kỹ càng bởi nó sẽ có ích khi bạn gặp trực tiếp công việc.

Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn qua điện thoại

Câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn qua điện thoại  hiện nay là một chủ đề được nhiều bạn trẻ quan tâm khi đi xin việc, cùng thảo luận về vấn đề này nhé.

Hình thức phỏng vấn qua điện thoại trở nên phổ biến

Hiện nay phỏng vấn qua điện thoại là một trong các hình thức thông dụng được nhiều nhà tuyển dụng, các công ty vừa và nhỏ thậm chí các doanh nghiệp lớn sử dụng nguyên nhân là bởi vì hiệu quả mang lại khá nhiều.

Phỏng vấn qua điện thoại sẽ giúp cho nhà tuyển dụng không phải tốn thời gian khi đến các địa điểm khác nhau để gặp gỡ các ứng viên, đặc biệt đối với các công ty thường có nhiều vòng phỏng vấn khác nhau.

Thông thường nhà tuyển dụng đã nhận được CV xin việc do các bạn gửi qua email hay bưu điện do đó họ đã nắm rõ thông tin của bạn, việc phỏng vấn qua điện thoại sẽ giúp hạn chế những bất cập do khoảng cách địa lý gây ra, tiết kiệm chi phí cho cả nhà tuyển dụng và cho các ứng viên.

Thông qua những câu hỏi qua điện thoại nhà tuyển dụng đã có thể nắm được cơ bản về kỹ năng, kinh nghiệm là việc, mục đích xin việc của ứng viên, thật ra nó cũng giống như phỏng vấn bình thường khi mà nhà tuyển dụng có thể gọi video call để xem xét cả ngoại hình và thái độ của ứng viên chứ không phải chỉ nghe giọng nói như trước đây nữa . Từ đó giúp NTD đánh giá được bạn có phù hợp với vị trí công việc mà họ đang tuyển hay không .

Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn qua điện thoại

Khi hình thức phỏng vấn qua điện thoại đã trở nên phổ biến thì bạn nên tìm hiểu một số câu hỏi thường gặp.

Ứng viên cần chuẩn bị những gì trước khi phỏng vấn qua điện thoại

Điều mà ứng viên quan tâm chắc mình cũng không cần phải nhắc lại nhiều chủ yếu chính là :

Tìm hiểu sơ bộ về công ty ứng tuyển: nếu đã được lịch hẹn phỏng vấn qua điện thoại điều đầu tiên bạn cần phải làm đó chính là lên kế hoạch và tìm hiểu thông tin về đơn vị mà mình sẽ xin vào làm việc, xem công ty đó kinh doanh ngành nghề gì, lĩnh vực gì, hoạt động làm ăn trong mấy năm gần đây ra sao, tham khảo vị trí mình xin vào sẽ làm việc gì là chủ yếu …

Chọn lọc những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể đặt ra : hãy lên tinh thần trước bằng cách nghĩ trong đầu xem nhà tuyển dụng sẽ đặt cho mình những câu hỏi gì, cách trả lời trước cho từng câu hỏi như thế nào xem đây là một kịch bản để không bỡ ngỡ nếu như câu hỏi trùng với suy nghĩ của bạn.

Tìm hiểu người sẽ phỏng vấn bạn : bạn có thể dựa theo email trả lời phỏng vấn để tìm kiểm một số thông tin liên quan đến người sẽ phỏng vấn bạn từ bằng cấp, kinh nghiệm tiểu sử để có các câu hỏi có thể hỏi ngược lại trong quá trình phỏng vấn bởi nhà tuyển dụng .

Hãy chuẩn bị kỹ về sơ yếu lý lịch: nhà tuyển dụng thường hay hỏi về các thông tin liên quan đến thông tin cá nhân của bạn, các kỹ năng và kinh nghiệm làm việc trước đó, lý do bạn nghỉ công ty cũ … do đó hãy chuẩn bị đầy đủ những thông tin này và tuyệt đối không nói lấp, mất tự tin khi trả lời những câu hỏi chỉ liên quan đến bản thân bạn.

Để ý pin điện thoại: một trong các vấn đề tưởng như đơn giản nhưng lại quan trọng nhất đó chính là sạc đầy pin điện thoại trước khi phỏng vấn bởi thời gian một buổi phỏng vấn có thể là 15 phút thậm chí có thể là cả tiếng nếu có cả ban nhân sự phỏng vấn bạn, lúc này nếu chẳng may điện thoại hết pin lúc phỏng vấn là một thảm họa.

Câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn qua điện thoại

Dưới đây là những câu hỏi nổi bật mà nhà tuyển dụng thường hay phỏng vấn ứng viên qua điện thoại

Ưu điểm và khuyết điểm của bạn là gì ?

Những điểm mạnh và điểm yếu luôn là điều mà nhà tuyển dụng soi mói bất cứ ứng viên nào khi tuyển dụng, bạn hãy chuẩn bị kỹ những ưu điểm nổi bật liên quan đến học vấn, bằng cấp hay kỹ năng làm việc, chứng chỉ đào tạo nào cho thấy bạn phù hợp với vị trí tuyển dụng, đồng thời đừng ngần ngại mà nói về những khuyết điểm cá nhân như tinh thần, học chậm hơn người khác, hay mắc các sai sót liên quan đến số liệu, không giỏi tính toán ….

Hãy kể đôi nét về bản thân bạn ?

Các câu hỏi liên quan đến tiểu sử, học tập, quá trình xin việc và làm việc trước đó luôn là yếu tố mà nhà tuyển dụng quan tâm khi đề cập đến bạn, do đó hãy nhớ giới thiệu bản thân một cách lưu loát, không nói quá nhiều về ưu điểm bản thân để tránh gây phản cảm cho nhà tuyển dụng .

Lý do bạn xin ứng tuyển vào vị trí này

Hãy nhớ chuẩn bị những lý do chính khiến vì sao bạn lại xin làm việc tại vị trí này mà không phải các vị trí khác trong doanh nghiệp, nhớ rằng nêu bật xem bản thân có kỹ năng, kinh nghiệm làm việc trước đó hay vị trí này phù hợp với ngành bạn đã học trong trường là một ưu điểm.

Kể những công việc mà bạn đã làm trước đây ?

Trường hợp nhà tuyển dụng quan tâm đến quá khứ, công việc cũ của bạn thì hãy liệt kệ một số công việc chính mà bạn đã gắn bó đủ lâu, hãy đừng kể các công việc mà bạn chỉ làm một vài tháng rồi nghỉ điều này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng thấy bạn có khả năng nghỉ việc sớm nếu gặp khó khăn, và sẽ dễ bị trượt phỏng vấn.

Bạn đã có kinh nghiệm làm công việc này chưa ?

Một số nhà tuyển dung đặt nặng trọng tâm vào vị trí công việc hơn là kỹ năng của bạn, do đó nếu đã từng làm việc tại vị trí này ở công việc cũ hoặc làm ở vị trí tương đương hay có các kỹ năng phù hợp với vị trí ứng tuyển là ưu điểm mà bạn nên nêu ra để thể hiện sự phù hợp với vị trí làm việc, nhiều NTD thường tránh tuyển người chưa có kinh nghiệm hay không có kỹ năng phù hợp.

Các kỹ năng nào cho thấy bạn xứng với công việc này ?

Nêu những kỹ năng hoặc quá trình làm công tác quá lâu tại công việc tương tự đã cho bạn hiểu rõ công việc phải làm gì, quy trình vận hành, giúp bạn có thể tự tin sẽ hòa nhập nhanh và thậm chí có các ý kiến giúp công ty cải cách trong vị trí làm việc tương tự.

Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu ?

Đây là câu hỏi chắc chắn mà bạn sẽ nhận được ở gần cuối buổi phỏng vấn qua điện thoại, hãy tham khảo mức lương trước đó doanh nghiệp đã chi trả hoặc đề xuất mức lương ngang công việc cũ hoặc cao hơn nếu bạn cảm thấy năng lực của bạn xứng đáng với mức lương này.

Kết luận 

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn qua điện thoại, nếu bạn đã nhận được email mời phỏng vấn hãy chuẩn bị tâm lý và trả lời một số câu hỏi để tăng thêm sự tự tin và tránh những sai lầm thường gặp khi đi phỏng vấn nhé .

 

Ghi mức lương khi đi xin việc : Nên hay không ?

Ghi mức lương khi đi xin việc nên hay không là câu hỏi được nhiều bạn trẻ hay thắc mắc và thảo luận sôi nổi trên các diễn đàn với các nguồn ý kiến khác nhau, cùng tham khảo kinh nghiệm từ dịch vụ thực tập để cân nhắc khi đi xin việc nhé.

Mức lương đề xuất là gì ?

Lương đề xuất là mức lương mong muốn của bạn đưa ra đối với công việc đang ứng tuyển. Đây là mức lương bạn đưa ra trước khi quyết định làm việc tại công ty .

Mức lương đề xuất thường được dựa theo mức lương của công việc cũ mà bạn đang làm hoặc mức lương mà vị trí bạn đang ứng tuyển có các mức lương tương đương tại các công việc mà bạn đã tham khảo trên các diễn đàn hay các mạng xã hội. Mức lương này còn dựa vào kỹ năng, chuyên môn, kỹ năng thực tế của bạn đối với công việc. Ví dụ nếu bạn là nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm có thể đề xuất lương từ 25 – 50 triệu cho các vị trí môi giới bất động sản, ngược lại các bạn mới vô nghề thì mức lương chỉ từ 7 – 15 triệu do chưa có kinh nghiệm .

Ghi mức lương khi đi xin việc : Nên hay không ?

Kinh nghiệm nhiều năm cho thấy đối với nhân viên đã có nhiều năm kinh nghiệm thì không nên ghi mức lương

Có nên ghi mức lương mong muốn vào hồ sơ xin việc không ?

Câu hỏi khi đi xin việc có nên ghi mức lương đề xuất vào trong hồ sơ hay không khá là nan giải đối với nhiều ứng viên, nhiều ứng viên khi đi xin việc thường hay ngại đàm phán lương nên đã ghi thẳng mức lương mình mong muốn vào bên trong nội dung của đơn xin việc, tuy nhiên nhiều bạn lại cố tình giấu đi mức lương để khi đàm phán có thể được hưởng mức lương tốt hơn.

Ghi mức lương vào hồ sơ xin việc sẽ giúp cho nhà tuyển dụng hiểu được bạn muốn mức lương như thế nào, tuy nhiên nếu mức lương bạn đề xuất quá cao sẽ khiến cho hồ sơ xin việc của bạn sẽ bị trả về, thậm chí mất cơ hội phỏng vấn vì công ty sẽ nghi ngờ và cảm thấy bạn đang ảo tưởng sức mạnh, đề xuất quá cao trong khi kinh nghiệm về công việc còn thiếu.

Ghi mức lương quá thấp hay quá cao cũng khiến cho nhà tuyển dụng e ngại bạn, do đó theo kinh nghiệm từ nhiều bạn, nhiều nhà tuyển dụng thì ứng viên không nên ghi mức lương mong muốn hay mức lương trước đó vào trong hồ sơ xin việc nhé.

Xem thêm: kinh nghiệm deal lương cho nhân viên mới

Các điểm bất lợi khi điền mức lương đề xuất vào hồ sơ xin việc

Những nhược điểm thường thấy khi đề xuất lương trực tiếp vào trong hồ sơ xin việc .

Gây phản cảm cho nhà tuyển dụng 

Việc ghi mức lương quá thấp vào trong hồ sơ khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn có vẻ chưa có kinh nghiệm hay công việc trước đây của bạn tại vị trí đó không quá khó do đó đơn vị cũ đã không đánh giá và trả lương cao cho bạn.

Còn nếu ghi mức lương quá cao thì nhà tuyển dụng lại suy nghĩ liệu bạn có xứng đáng để nhận mức lương còn cao hơn công việc mà công ty đang tuyển dụng hay không, kể cả khi bạn còn chưa đi phỏng vấn xin việc, do đó khả năng bạn bị từ chối phỏng vấn là đến 90%, 10% còn lại là do nhà tuyển dụng tò mò muốn xem thử năng lực của bạn như thế nào.

Việc chưa đàm phán lương mà điền mức lương đề xuất trước đó thì có thể khiến cho nhà tuyển dụng thấy được bạn đi làm chỉ vì tiền, nếu không đạt được mức lương tối thiểu hay tối đa thì bạn sẽ không cống hiến cho công việc, không làm việc nhiệt tình nhé

Thông thường việc deal lương chỉ thực hiện khi bạn phỏng vấn, dựa theo công việc trước đó hay khả năng trả lời lưu loát và kinh nghiệm thực tế mà bạn đạt được sau nhiều năm làm việc. Tại thời điểm đó bạn sẽ đưa mức lương đề xuất và nó sẽ khiến nhà tuyển dụng trao đổi qua lời nói với bạn để xem năng lực của bạn liệu có chấp nhận được hay không nhé.

Đề xuất lương quá thấp có thể khiến bạn thất vọng

Khi bạn đi xin việc vào các vị trí công việc ghi lương thỏa thuận mà viết mức lương đề xuất thẳng vào hồ sơ xin việc, bạn nghĩ đơn giản nếu nhà tuyển dụng thấy mức lương mà hợp lý thì sẽ tuyển dụng bạn luôn thì có thể bạn đã hiểu lầm.

Nhiều khi tại vị trí công việc đó có mức lương đang là 20 triệu nhưng khi bạn đề xuất lương chỉ 12 triệu thì nhà tuyển dụng cảm thấy hời khi tuyển dụng bạn còn có thể tuyển thêm 1 ứng viên hoặc tiết kiệm hơn nửa chi phí phải chi trả mỗi tháng, lúc này nhà tuyển dụng sẽ được hời to còn bạn sẽ chịu thiệt hại kép về mức lương.

Bên cạnh đó bạn đề xuất lương quá thấp trong khi nhận vào làm việc thì khối lượng công việc nhiều quá hai ba lần bình thường, có đơn vị thuê bạn làm bán hàng như khi vào làm phải phụ trách luôn giao hàng, thu tiền thì một mình bạn phải làm công việc của ba người, lúc đó bạn sẽ thấy lương đề xuất của bạn lúc ban đầu là quá thấp và rất mau nản lòng, khó trụ lâu với công việc.

Trường hợp nào cần điều mức lương đề xuất vào hồ sơ xin việc ?

Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp bạn điền mức lương đề xuất vào hồ sơ xin việc ngay từ lúc ban đầu, điều đó là như thế nào ?

Trong trường hợp bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, đã xin quá nhiều công việc mà chưa được thì bạn có thể thử ghi mức lương mình muốn vào hồ sơ xin việc khi nộp đơn, lúc đó dù hời hay hố mà được tuyển dụng thì có nghĩa là nhà tuyển dụng thấy mức lương của bạn hợp với công ty, không cần phải đàm phán hay trả giá lương chi cho tốn nhiều thời gian nữa.

Việc ghi lương vào hồ sơ xin việc sẽ khiến cho nhiều bạn trẻ gặp nhiều bất lợi tuy nhiên cũng sẽ giúp khả năng xin việc của bạn cao hơn khi gặp ông chủ coi trọng số tiền bỏ ra hơn năng lực và khả năng bạn sẽ làm được trong tương lai.

Xem thêm: Xin việc làm cuối năm nên hay không ? 

Kết Luận

Có nên ghi mức lương vào hồ sơ xin việc hay không là một câu hỏi cực kỳ khó, ngay cả người có kinh nghiệm nhiều năm cũng sẽ có ý kiến khác nhau khi hướng dẫn cho bạn, tuy nhiên theo kinh nghiệm của mình thì không nên ghi mức lương ban đầu mà hãy chỉ đàm phán để có mức lương tốt hơn nếu bạn đã làm việc nhiều năm và chuyển công việc vì công việc trước đây không hài lòng vì lương thấp nhé.

Kinh nghiệm Deal Lương cho nhân viên mới

Kinh nghiệm deal lương cho nhân viên mới vừa vào làm việc được hai ba tháng đầu tiên, chuẩn bị từ thử việc sang chính thức tại một số doanh nghiệp là khá quan trọng, nếu bạn đang gặp trường hợp này hãy tham khảo một số kinh nghiệm nhé.

Deal lương là gì ?

Deal lương hay còn gọi là thỏa thuận mức lương là một trong các thuật ngữ được dùng trong các ngành nghề khác nhau, thông thường quá trình deal lương diễn ra khi bạn sắp vào làm việc trong một đơn vị hay sắp bước ra quá trình làm việc chính thức và thỏa thuận lại mức lương ( quá trình này thường diễn ra trong một số công ty lớn với mức lương cao hoặc sau một thời gian dài làm việc và bạn đang tính chuyển job thì công ty quyết định deal lương để giữ chân bạn.

Tuy nhiên ở đây mình sẽ nêu bật quan điểm deal lương cho nhân viên mới sau một thời gian làm việc để bạn có kinh nghiệm và có mức lương tốt hơn khi làm việc lúc ban đầu nhé.

Kinh nghiệm Deal Lương cho nhân viên mới

Việc đàm phán mức lương thường thấy trong nhiều công việc và dựa theo kinh nghiệm cảm xúc

Kinh nghiệm deal lương cho người mới vào làm

Không ít người thường thắc mắc mới làm việc thì lấy tư cách gì deal lương với sếp, thật ra đó chỉ là suy nghĩ của nhiều bạn mới vào làm việc hay mới bước chân ra đời, nếu bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các công việc chuyên môn, các công việc đòi hỏi kỹ thuật trình độ thì hoàn toàn có thể deal lương bởi doanh nghiệp lúc này đang cần bạn để bổ sung vào vị trí mà họ còn thiếu và ít có thể tuyển dụng được người có kỹ năng kinh nghiệm trong vị trí này.

Tìm hiểu công việc bạn sẽ làm

Trước khi deal lương với nhà tuyển dụng, kinh nghiệm tìm kiếm thông tin về công việc bạn sẽ làm sẽ giúp bạn có được nhiều lợi thế, hãy đọc mô tả thông tin tuyển dụng, tìm hiểu kỹ năng mà công việc sẽ yêu cầu và các chính sách hoa hồng lương thưởng khi nhận việc.

Nếu các vị trí mà công ty ghi là lương thỏa thuận có nghĩa là bạn được đàm phán mức lương với nhà tuyển dụng, đồng thời bạn nên tham khảo mức lương cho vị trí công việc tương đương ở trên các mạng xã hội, diễn đàn hoặc cao hơn mức lương bạn đang nhận được tại cùng vị trí tại địa chỉ bạn đã làm việc trước đó.

Xem thêm: có nên nghỉ việc vào cuối năm không ?

So sánh với năng lực bản thân

Để có thể tiếp tục deal lương dựa theo kinh nghiệm bản thân mình thì việc tiếp theo bạn nên nhìn nhận lại năng lực của bản thân so với vị trí của đơn vị tuyển dụng xem nó ở dưới trình độ của bạn hay cao hơn năng lực bạn đang sẵn có dựa theo mô tả công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra.

Nếu bạn có thể đáp ứng phần lớn các mô tả công việc thì trong quá trình thỏa thuận lương bạn có thể đòi hỏi mức lương cao hơn, hoặc thấp hơn bởi nếu thiếu sót càng nhiều thì có nghĩa là trong khi làm việc bạn phải học hỏi để bổ sung những điều còn thiếu và không lý do gì công ty phải trả lương cao cho người còn thiếu nhiều năng lực hay kỹ năng cho các vị trí chuyên môn.

Tuy nhiên không có nghĩa là vì bạn thiếu kinh nghiệm mà có thể chấp nhận mức lương thấp hơn mong đợi từ công việc, hãy dựa vào trình độ, năng lực, khả năng thích ứng hãy sự tự tin của bản thân vì đã trải qua nhiều công việc tương tự mà đề ra mức lương thích hợp với mong muốn của mình từ đó đàm phán để có mức lương cân bằng.

Ngoài kinh nghiệm làm việc thì các giá trị bằng cấp, các chuyên môn, chứng chỉ hành nghề cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc đàm phán mức lương, bởi có nhiều công việc liên quan đến chất lượng sản phẩm, đến kinh tế, tài chính đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng và chỉ có thể tìm kiếm ứng viên dựa theo bằng cấp mà họ đã có được tại các vị trí chuyên môn .

Dựa theo kinh nghiệm của người quen

Nếu bạn chưa biết thỏa thuận mức lương như thế nào là phù hợp bởi mình quá mới, mình chưa có nhiều kinh nghiệm deal lương thì hãy nhờ đồng nghiệp, bạn bè, người thân tư vấn cho mình đâu là mức lương phù hợp. Đây là biện pháp đơn giản nhất bởi các vì hầu hết người mới vào nghề hay mới đi xin việc lần đầu thường dựa theo kinh nghiệm của ba mẹ, bạn bè chỉ cho.

Đa phần các công ty đều giấu kín mức lương tuyển dụng do đó nhiều bạn sẽ gặp ma trận, gặp khó khăn trong quá trình xin việc, ví dụ công ty tuyển 10 nhân viên kinh doanh nhưng đến khi vào làm thực tế bạn sẽ thấy cùng công việc mà mấy bạn lại được trả lương cao hơn mình, hóa ra lần đầu tuyển dụng mình đã đề ra mức lương quá thấp, việc này bạn có thể thỏa thuận vào cuối năn hoặc sau một thời gian làm việc bạn đã chứng tỏ được năng lực bản thân.

Thỏa thuận lương dựa theo mong muốn bản thân

Dù bạn là nhân viên mới hay nhân viên cũ thì bạn cũng phải xác định mức lương tối thiểu mong muốn và mức lương tối đa mong muốn cho công việc

Mức lương tối thiểu: đây là mức lương để bạn có thể sinh sống và làm việc, không phụ thuộc vào thu nhập từ người thân hay từ gia đình chu cấp cho bạn, có thể vì bạn mới nên không dám đòi lương cao với sếp nhưng bạn cần phải đặt cho mình lương thấp nhất để giải quyến vấn đề cơm áo gạo tiền của bản thân mình trước đã.

Mức lương tối đa : đây là mức lương bạn mong muốn, ví dụ lương tối thiểu bạn muốn là 10 triệu thì mức lương tối đa thường sẽ cao hơn 30% tức là vào khoảng 13 triệu đồng, đây là mức lương mà bạn mong muốn để có khoảng dư ra cho các công việc chi tiêu ăn uống, vui chơi bạn bè đồng nghiệp, nếu lúc đầu đàm phán bạn nên đưa ra mức lương tối đa sau đó từ từ đàm phán với nhà tuyển dụng .

Xem thêm: làm thế nào để tìm được hạnh phúc khi làm việc

Đừng nói ra mức lương đã làm trước đây

Nếu trong quá trình thỏa thuận mức lương bạn hãy giấu đi mức lương cũ mà bạn đã làm khi mà mức lương đó sẽ khiến nhà tuyển dụng hiểu được và đàm phán với bạn không vượt qua lương cũ quá 10%, trong trường hợp bạn có mức lương trước kia thấp thì việc deal lương cao hơn sẽ khó khăn hơn nhiều, do đó hãy giấu nhẹm thông tin mức lương cũ nha.

Hãy tập trung chú ý nói về công việc bạn sẽ làm, giá trị mà bạn sẽ cống hiến cho công ty, những kỹ năng chuyên môn của bạn sẽ giúp bạn phù hợp với công việc và các vị trí chuyên môn từ đó tạo ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng nhé.

Hầu như làm việc ở bất cứ công ty nào thì mức lương luôn là sợi dây kết nối giữa người lao động và nhà tuyển dụng, do đó hãy thể hiện sự cống hiến của bạn đối với doanh nghiệp và nhận lại giá trị là mức lương thưởng thích hợp, hầu hết những doanh nghiệp lâu năm hay doanh nghiệp mới đều cố gắng đưa ra mức lương hấp dẫn để thúc đẩy người mới cống hiến hết mình vì công ty, do đó hãy mạnh dạn khi deal lương nhé.

Kết luận 

Nếu là nhân viên mới và đang chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thỏa thuận mức lương với nhà tuyển dụng thì hy vọng kinh nghiệm phía trên đây sẽ giúp cho bạn một phần nào, hãy đừng bỏ qua những yếu tố tưởng nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng bởi tiền lương luôn là quan trọng với bất cứ ai, nhớ lúc mới ra trường mình chỉ xin mức lương 7 triệu và phải mất 5 năm mới có thể đạt được mức lương đến 20 triệu khi làm việc tại công ty như fpt telecom.

Có nên nghỉ việc cuối năm hay không ?

Cuối năm là thời điểm mà rất nhiều bạn đang có ý nghĩ quit khỏi công việc mình đang làm, vậy có nên nghỉ việc cuối năm hay không luôn là đề tài quan trọng được nhiều bạn trẻ đang bàn tán trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội, cùng dịch vụ thực tập tham khảo và thảo luận nhé.

Lý do nhiều người lựa chọn nghỉ việc cuối năm 

Không khí làm việc, áp lực về doanh số, điều kiện làm việc quá khắt nghiệt đó chính là lý do chính mà nhiều bạn trẻ hay người lớn tuổi nghỉ việc vào thời điểm cuối năm .

Bất bình về chế độ lương thưởng

Nhiều công ty thường có chế độ lương thưởng dành cho các nhân viên trẻ, các nhân viên có cống hiến sáng tạo thay vì chia cho các cán bộ văn phòng, các cán bộ đã làm việc lâu năm, dẫn đến sự bất bình về chế độ lương thưởng, ai cũng có suy nghĩ mình cũng làm việc như họ tuần làm 7 ngày, ngày làm tám tiếng vậy tại sao lương thưởng lại kém hơn nhiều, từ đó nhen nhúm trong lòng ý định nghỉ việc.

Không chịu nổi cường độ công việc cao

Có khá nhiều công việc có môi trường làm việc vô cùng cao, trong đó các công việc có liên quan tới tài chính, marketing, quảng cáo hay các công việc kế toán thì áp lực về doanh số khiến cho nhiều bạn không thể chịu nổi, đặc biệt vào các thời điểm cuối tháng, cuối quý, hay cuối năm, thông thường khi làm việc trong môi trường này thì các bạn sẽ có ý định bỏ việc nếu mất cân bằng giữa cuộc sống và công việc hiện tại .

Có nên nghỉ việc cuối năm hay không ?

Việc quyết định nghỉ việc vào thời điểm nhạy cảm cuối năm thì các bạn nên cân nhắc và suy nghỉ thật kỹ nhé.

Làm việc trong môi trường độc hại

Một số doanh nghiệp không tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên lại bắt làm việc không có đồ bảo hộ lao động, làm việc trong môi trường khói bụi, nguy hiểm rình rập, dễ xảy ra tai nạn lao động, do đó nếu làm việc trong môi trường này quá lâu thì nhiều người lo sợ sẽ có nguy hiểm về sức khỏe, thường thì mọi người sẽ chỉ làm việc trong thời gian ngắn trước khi tìm được công việc mới .

Tìm kiếm các niềm cảm hứng mới

Việc làm việc quá nhiều dẫn đến mọi người thường có xu hướng nghỉ ngơi thư giãn thông qua các niềm cảm hứng mới, trong đó nhiều bạn trẻ hiện nay thường có lối suy nghĩ ” bỏ phố về quê ” để làm các công việc đồng án kết hợp với quay Youtube, Tikttok trở thành các nhà sáng tạo nội dung vừa thư giãn vừa có thể kiếm thêm thu nhập khủng .

Bạn đang suy nghĩ về chuyện nghỉ việc cuối năm bởi điều gì ?

Mặc dùng nói rằng nghỉ việc cuối năm có mặt ưu điểm cũng như cũng có mặt không được như ý, có thể né được áp lực công việc khủng, thư giãn tâm lý tinh thần, nhưng bù lại điều đó có thể khiến cho bạn mất đi khoảng thu nhập không nhỏ nếu đang công tác tại các công việc kiếm được hàng chục hay hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.

Hơn thế nữa có nhiều vị trí chẳng hạn quản lý, giám đốc, trưởng phòng hay các chủ quản các phòng ban là các vị trí mặc dù áp lực cao những chế độ đi kèm, bảo hiểm và các khoản thưởng hậu hĩnh sẽ không cánh mà bay nếu bạn định nghỉ việc, việc xin lại các vị trí này trong tương lai không dễ như bạn tưởng bởi có rất ít công ty tuyển dụng các vị trí này và đòi hỏi năng lực tương đương cho các vị trí .

Do đó nếu đang tính nghỉ việc vào thời điểm cuối năm, hãy bỏ ra chí ít vài tiếng đồng hồ và lấy một tờ giấy ra ghi lại các suy nghĩ, so sánh mặt lợi và mặt hại, cân đo đong đếm xem cái này hợp lý thì hãy làm nhé.

Xem thêm: làm sao để đạt hạnh phúc trong công việc

Một số ưu điểm nếu bạn nghỉ việc cuối năm

Việc nghỉ việc vào thời điểm cuối năm cũng không phải xấu bạn có thể cân nhắc nếu

Có cơ hội nhận thêm tiền thưởng

Bạn đã tìm được công việc mới ngay khi vừa nghỉ việc tại công ty cũ và chế độ làm việc tốt hơn, còn có cơ hội nhận tiền thưởng cuối năm từ doanh nghiệp mới nếu hoàn thành một số yêu cầu, đạt doanh số KPI trong mấy tháng tết .

Không phải cạnh tranh quá nhiều thay vì thời điểm đầu năm

Việc xin việc vào thời điểm cuối năm cũng giúp loại được các đối tượng cạnh tranh cho nhiều vị trí công việc ngon lành, nếu đang có ý tưởng xin vào các vị trí quản lý, các vị trí thích hợp chuyên ngành học thì thời điểm cuối năm ít cạnh tranh là thời điểm để bạn xin việc mới .

Chuẩn bị một mẫu CV đẹp và sơ yếu lý lịch hoàn chỉnh cũng như nếu có thể tận dụng thêm một số mối quan hệ trong ngành có thể khiến cho bạn tìm được công việc mới tốt hơn trong thời điểm cuối năm ít cạnh tranh nhé.

Xem thêm: kinh nghiệm xin việc làm cuối năm

Một số việc cần làm khi nhảy việc cuối năm

Khi nhảy việc cuối năm bạn cần chú ý cân nhắc một số việc làm chính như sau :

Suy nghĩ kỹ về công việc hiện tại

– Hãy bỏ thời gian tệ nhất là 1 tuần đến nửa tháng để xem coi công việc hiện tại còn thích hợp với bạn hay không, còn đáng để cho bạn gắn bó làm việc nửa không, liệu đồng nghiệp, sếp có còn quan tâm hay giúp đỡ bạn không, nếu cảm thấy bị cô lập, bị hắt hủi hay không được hỗ trợ thì hãy nên xác định nghỉ việc nhé.

Cân nhắc khả năng tài chính hiện tại

Dựa theo khả năng thu nhập của bản thân mà cân nhắc nếu bạn mất khoản tài chính do công việc mang lại liệu có ảnh hưởng đến gia đình, cuộc sống chi tiêu, nhiều bạn trẻ chi tiêu hàng chục triệu đồng mỗi tháng mà không có để dành khoản nào đến khi thật sự nghỉ việc và không tính trước thì chỉ một mùa noel và mùa tết đã khiến nhiều bạn trẻ lao đao vì tài chính.

Thông báo nghỉ việc đúng quy định

Nếu bạn xác định nghỉ việc thì hãy thông báo cho sếp và cho đồng nghiệp đúng theo quy định, văn hóa ứng xử doanh nghiệp thường đánh giá kém trong trường hợp ghét thì nghỉ, không cần phải thông báo hay gì cả, nhiều bạn trẻ hay gặp trường hợp này dù đã làm việc cả năm mấy hay nhiều năm nhưng khi đã xác định nghỉ thì khóa máy, chặn sim và không còn liên hệ được.

Kiểm tra xem có phải đền bù nếu nghỉ ngang

Một số công ty khi làm hợp đồng lao động thường sẽ có những khoản đền bù liên quan đến tổn thất của công ty trong trường hợp bạn không xử lý xong các công việc hiện tại và bàn giao mà nghỉ ngang thì bạn sẽ bị kiện dân sự hoặc hình sự tùy tổn thất do công việc của bạn gây ra, do đó hãy đọc kỹ hợp đồng lao động, thông báo bàn giao công việc trong 30 – 45 ngày trước khi nghỉ việc để tránh hậu quả có thể xảy ra nhé.

Bàn giao những công việc hiện tại

Một người dùng có nghỉ việc hay không vẫn phải để lại ấn tượng cho đồng nghiệp cũ, hay sếp, nếu nguyên nhân bạn nghỉ chỉ vì lý do gia đình hay các vấn đề liên quan đến sức khỏe thì bạn nên bàn giao công việc cho người thay thế bạn, hướng dẫn cụ thể chi tiết, điều này có thể giúp cho bạn nếu trong tương lai có quay lại công việc cũ cũng sẽ được sếp và đồng nghiệp trân trọng và nâng cao giá trị bản thân trong mắt mọi người.

Lựa chọn công việc mới phù hợp

Nếu đã rời khỏi công việc do áp lực hay do cảm thấy công việc không còn phù hợp thì tranh thủ thời điểm cuối năm lựa chọn một công việc mới thích hợp, đừng tránh vỏ dưa mà nhảy sang vỏ dừa chui đầu vào công việc kinh khủng hơn, áp lực hơn thì việc nghỉ việc sẽ tiếp tục diễn ra nhanh chóng .

Bổ sung học tập nhiều kỹ năng mới 

Nếu các bạn dự tính không đi xin việc trong thời gian ngắn thì việc bổ sung thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm xã hội hay có nhiều điều trước đây bạn muốn đi học nhưng do vướng công việc không cho thời gian cho phép thì đây là thời điểm bạn có thể thực hiện được điều đó, đừng bỏ lỡ khoảng thời gian này để nâng cấp và hoàn thiện bản thân, nâng cao kỹ năng, tay nghề nhé.

Xem thêm: kinh nghiệm đứng lên sau thất bại công việc

Kết luận

Việc nghỉ việc cuối năm không phải là hiếm gặp, thời điểm cuối năm luôn có hàng ngàn lao động bỏ việc do không chịu nổi áp lực doanh số do các công ty lớn đưa ra tuy nhiên nó cũng là thời điểm và để khi đi xin việc bạn nhận được các khoản thưởng, bonus cũng như cơ hội xin việc dễ dàng hơn rất nhiều, nếu đang muốn thay đổi môi trường làm việc thì việc nghỉ việc cuối năm là thời điểm tuyệt vời nhé.

Làm sao để hạnh phúc trong công việc

Cuối năm là thời điểm nhạy cảm mà nhiều người thường than phiền công việc của mình hay gặp khó khăn hay sự cố không mong muốn, vậy làm sao để hạnh phúc trong công việc được nhiều bạn quan tâm khá nhiều, cùng mình giải đáp thắc mắc này nhé.

Hạnh phúc trong công việc là gì ?

Hạnh phúc trong công việc được định nghĩa đơn giản là khi ta làm một việc gì đó được giao ta sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho chính bản thân và cũng mang lại hạnh phúc cho người khác, niềm vui này có thể lớn hay nhỏ tùy theo định nghĩa về mong muốn của mỗi một người.

Việc đạt được hạnh phúc trong công việc thường khác nhau, có những bạn suy nghĩ tích cực thì hạnh phúc trong công việc đơn giản chỉ là đem đến niềm vui từ việc làm việc xung quanh mọi người mỗi ngày, niềm vui khi làm việc giúp đỡ cho người khác dù lớn hay nhỏ.

Vậy hạnh phúc trong công việc có dễ đạt được không ?

Thông thường hạnh phúc trong công việc không dễ đạt được như mong đợi, để có được hạnh phúc trong công việc mọi người nên chú ý đến các yếu tố như :

Ngừng than phiền

Việc than phiền thường xuyên nó không phải là cách để bạn giảm stress mà là bạn đang tạo ra năng lượng tiêu cực cho bản thân cả về cơ thể lẫn tinh thần, khi một người thường xuyên than phiền khi làm việc dần nó sẽ biến thành một thói quen khiến cho dù làm việc gì cũng không vui, cảm giác tâm trạng nặng nề, lúc nào cũng muốn quit, cũng muốn nghỉ việc nhưng lại không được phép, dần dà nó tạo thành một áp lực tâm lý khiến bạn không vui khi làm mọi việc.

Làm sao để hạnh phúc trong công việc

Để đạt được hạnh phúc trong công việc có nhiều cách khác nhau mà bạn có thể áp dụng, xem bên dưới đây.

Chỉ hứa những điều mà bạn có thể làm

Không nên hứa với mọi người những việc bạn không thể làm, không chắc chắn có thể làm được bởi điều này khiến cho bạn vừa có áp lực khi làm mọi việc, tạo cảm giác không được vui khi làm những việc bị cưỡng ép hay gặp khó khăn khi loay hoay tìm kiếm cách giải quyết công việc.

Hãy để niềm vui khi làm việc được hiện lên khi bạn làm những công việc mà bạn có thể làm được phép làm từ đó mỗi khi bạn làm bất cứ điều gì để giúp cho người khác thì đều mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bạn và cho cả người nhận.

Mở rộng mối quan hệ với mọi người

Bạn có thể mở rộng mối quan hệ xung quanh với nhiều người bởi khi bạn mở lòng với xã hội với nhiều người xung quanh thì bạn càng có nhiều việc để làm, lựa chọn những mối quan hệ tốt đẹp có thể tạo ra nhiều công việc tốt đẹp từ đó tạo cảm giác vui sướng khi làm việc.

Đặc biệt đối với các bạn hay làm việc cho cộng đồng, cho các người nghèo, giúp các cụ già neo đơn hay trẻ em vùng sâu vùng xa thì mỗi khi giúp được một người, làm một công việc phụ các đoàn thiện nguyện dù không được trả lương bất cứ đồng nào nhưng hạnh phúc và niềm vui mà bạn nhận được có khi cao hơn gấp nhiều lần công sức bỏ ra.

Khi bạn gặp bất cứ khó khăn gì đó khiến bạn không vui chỉ cần nói cho mọi người xung quanh, cho bạn bè, cho đồng nghiệp thì họ sẽ chia sẻ và có những lời khuyên cho bạn, từ đó niềm mệt mỏi sẽ tan biến và sẽ hạnh phúc hơn khi có nhiều người giúp đỡ bạn.

Xem thêm: 8 công việc giúp mình khi còn là sinh viên

Bổ sung thêm nhiều kỹ năng cá nhân

Thông thường bạn không vui khi làm việc là do bạn thấy kỹ năng của bạn quá kém cỏi, thấy năng lực của bạn không thể đáp ứng được yêu cầu, đáp ứng cho doanh nghiệp, lúc này để có thể bỏ đi những áp lực hay gánh nặng công việc cách tốt nhất là học thêm các khóa học, các kỹ năng chuyên môn liên quan đến công việc để từ đó có thể giải quyết được mọi vấn đề bạn gặp phải.

Khi bạn làm việc không bị sếp la, được mọi người đánh giá cao trong công việc, thì mọi áp lực sẽ tan biến và mỗi ngày đi làm đối với bạn đều như một niềm vui.

Thay đổi môi trường không gian làm việc

Hãy thử một việc đơn giản là bố trí lại không gian làm việc của bạn một chút, chẳng hạn như sắp xếp lại đồ đạc trên bàn làm việc, dọn dẹp không gian nơi bạn làm việc, thay đổi không gian phòng làm việc, mua một hồ cá và bỏ vài chú cá vào, hay mua thêm ít cây cảnh để tạo không gian sống sinh động, điều này sẽ làm cho bạn nhẹ nhỏm và mọi công việc thường ngày bạn cảm thấy áp lực đều sẽ xua tan nhanh chóng.

Tự thưởng cho bản thân

Việc thì không bao giờ hết, việc thì lúc nào cũng làm cả đời do đó đừng cố gắng hay gấp gáp đổ hết mọi việc lên đầu và mọi việc làm cùng một lúc, hãy tự thưởng cho bản thân một buổi ăn ngon, một ngày nghỉ đi chơi với người yêu bạn bè hay một số tiền để mua sắm từ đó giúp bạn giảm tải áp lực và đồng thời có mục tiêu để hoàn thành các công việc tiếp theo .

Xem thêm: Làm sao để vượt qua các môn học khó

Nụ Cười

Một nụ cười bằng mười than thuốc bổ, cho dù có gặp khó khăn, công việc không được suông sẽ hãy nhớ lấy một nụ cười bằng mười than thuốc bổ, việc nở một nụ cười sẽ giải tỏa áp lực công việc, theo các chuyên gia trong khi bạn cười, não giải phóng endorphin – hóa chất “tạo cảm giác dễ chịu” tự nhiên của cơ thể, hormon này sẽ giúp xoa đi mọi mệt mỏi, nặng nhọc và tạo cảm giác hạnh phúc trong tâm trí.

Cố gắng bỏ qua 

Nếu chịu áp lực tiêu cực bởi một công việc bất kỳ do một người nào đó gây ra thì cách tốt nhất đó chính là cố gắng bỏ qua và tha thứ cho người đó, thay vì phải giữ nỗi canh cánh trong lòng suốt cả ngày lẫn đêm thì hãy cho qua mọi việc, điều này sẽ giúp bạn vui vẻ hơn nhiều lần.

Kết luận 

Trên đây là những kinh nghiệm mà mình đã có thể vượt qua những việc không vui hàng ngày và tạo được niềm cảm hứng khi làm việc bản thân và tạo niềm hạnh phúc trong công việc, bạn sẽ không còn những gánh nặng trĩu trong lòng nếu thử làm một trong các cách trên.

Xin việc làm cuối năm nên hay không ?

Lại một mùa cuối năm sắp đến nhiều câu hỏi xin việc làm cuối năm nên hay không lại được các bạn sinh viên hay đặt trên Fanpage của đơn vị trong bài viết này mình sẽ phân tích liệu việc xin việc làm cuối năm có nên hay không nhé .

Cuối năm có nên xin việc làm hay không ?

Cuối năm luôn là thời điểm mà mọi người thay đổi công việc, có nhiều người đã quá chán nản với công việc cũ, bị tra tấn áp lực nguyên năm, đặc biệt còn bị bóc lột giai đoạn cuối năm dẫn đến tinh thần bị chèn áp, tức nước vỡ bờ hay xin nghỉ việc.

Cuối năm cũng là thời điểm các doanh nghiệp cố gắng bào sức lực của người lao động gây các áp lực doanh số chỉ tiêu nhằm thanh lý các lao động không đạt doanh số, chỉ dùng tiền thưởng để thưởng cho các lao động đạt chỉ tiêu do đó thời điểm cuối năm thường sẽ có nhiều đơn vị tuyển dụng cũng như các doanh nghiệp sa thải lao động hàng loạt.

Đây là thời điểm mà việc làm biến động lớn dẫn đến có các ưu điểm và khuyết điểm khi đi xin việc làm.

Xin việc làm cuối năm nên hay không ?

Cuối năm là thời điểm mà nhiều doanh nghiệp tuyển dụng gấp việc làm Tết

Ưu điểm của việc xin việc làm cuối năm

Những ưu điểm chính của việc tìm việc làm cuối năm chính là :

Nhiều cơ hội việc làm

– Các doanh nghiệp nhân viên nghỉ do áp lực sẽ tranh thủ tuyển đội ngũ thay thế và bạn sẽ có cơ hội tuyển dụng nhanh hơn, đỡ phải cạnh tranh trong hoàn cảnh bình thường khi thị trường không có chỗ cho bạn.

Nhiều chế độ lương thưởng

– Nhiều doanh nghiệp công ty còn sẵn sàng trích hoa hồng chi trả cho những lao động mới dù chỉ làm việc chưa lâu để tạo môi trường, tinh thần khích lệ để mọi người tăng năng suất làm việc phục vụ cho các đơn hàng tết

Tình hình cạnh tranh ít gay gắt hơn

So với đầu năm thì người đi tìm việc cuối năm sẽ ít hơn do các việc phải về quê ăn tết, nếu về sớm sẽ tiết kiệm được tiền tàu xe thay vì làm việc và về trễ thì tiền vé sẽ cao hơn nhiều lần.

Nhiều việc làm hấp dẫn hơn

Thay vì các công việc có vị trí mà bạn mong muốn thông thường sẽ luôn Full vị trí do các ứng viên thường nộp vào thì cuối năm là thời điểm các việc làm này bỏ trống, bạn sẽ có cơ hội làm việc cao hơn, tuy nhiên việc áp lực thì người cũ mới nghỉ nên nếu xin được hãy cố gắng lên.

Xem thêm: cách nhìn xa trông rộng trong công việc

Nhược điểm của việc xin việc cuối năm 

Bên cạnh những điểm tích cực thì vẫn có nhược điểm khi đi xin việc cuối năm có thể kể đến chính là :

Thời gian quá ngắn

Do công việc cuối năm thường do các công ty tuyển gấp người lao động làm việc do đó bạn ít có cơ hội lựa chọn nhiều chỗ khác tốt hơn, chỉ thấy chỗ trống tuyển dụng và được tuyển là vào làm ngay mà không có thêm lựa chọn.

Chất lượng công việc không phù hợp

Và khi xin được công việc cuối năm bất chấp công việc đó không phù hợp với năng lực của bạn thì bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi không có thời gian để làm quen do đơn hàng hay do lịch làm việc gấp rút, lúc này bạn sẽ mắc nhiều sai sót và còn đối mặt nguy cơ bị sa thải cao.

Rủi ro bị lừa đảo

Nhiều doanh nghiệp hiểu nhân viên thường cần công việc cuối năm để khỏi bị mang tiếng với gia đình hay bạn bè do đó dễ bị sa vào các bẫy lừa đảo, bẫy đa cấp, bẫy tín dụng đen của các công ty chuyên hoạt động trong môi trường lừa đảo.

Một vài lưu ý khi xin việc làm cuối năm

Có kế hoạch xin việc kỹ lưỡng

Mặc dù các công việc có thể xin và được chấp nhận dễ dàng tuy nhiên bạn nên có kế hoạch xin các công việc phù hợp chuyên môn của bạn, hãy xin thử các công việc đó nếu không được hãy xin vào các công ty đang tuyển gấp nhân sự.

Hãy tìm hiểu kỹ các công ty đang ứng tuyển để xem liệu đó phải công ty lâu năm hay mới thành lập và công ty đó đang kinh doanh gì trước khi ứng tuyển vào.

Chuẩn bị một hồ sơ xin việc chuyên nghiệp

Bạn cần chuẩn bị một CV xin việc, sơ yếu lý lịch chuẩn chỉ, một mẫu đơn xin việc thật ấn tượng để từ đó nhà tuyển dụng đánh giá cao tinh thần muốn kiếm việc làm của bạn.

Lựa chọn thông tin xin việc từ các nguồn uy tín

Có thể lựa chọn thông tin tuyển dụng từ các trang web giới thiệu việc làm như Vietnamworks, TopCV, việc làm 24h để tránh các rủi ro tuyển dụng lừa đảo, các doanh nghiệp tuyển dụng trên này được xác minh rõ ràng do đó khả năng bị lừa thấp.

Xem thêm: 8 công việc giúp mình kiếm tiền thời sinh viên

Kết luận

Nếu bạn đang quan tâm đến việc xin việc làm cuối năm nên hay không thì dựa vào các thông tin trên đây sẽ giúp bạn có một góc nhìn khách quan, theo mình với kinh nghiệm mười năm hỗ trợ việc làm cho sinh viên thì thời điểm cuối năm là thời điểm vàng để tìm việc so với các thời điểm khác trong năm.

Chúc bạn sẽ mau chóng tìm kiếm được công việc phù hợp !

Cách nhìn xa trông rộng trong công việc

Có nhiều bạn trẻ hiện nay không hiểu tương lai là gì, không định hướng được việc mình làm sẽ có kết quả gì trong tương lai gần, hôm nay mình sẽ chia sẽ cách nhìn xa trông rộng trong công việc để các bạn định hướng.

Nhìn xa trông rộng là gì ?

Nhìn xa trông rộng được xem lạ một trong những cách để dự đoán tương lai, dự đoán một việc hay một thay đổi gì đó có thể xảy ra trong đời bạn, trong tương lai gần.

Đã bao giờ bạn tự hỏi hiện nay mình làm công việc này, nhưng liệu nó có bền vững hay không, liệu công ty có ổn định không hay chỉ dẹp tiệm trong vài năm do thị trường đang bão hòa.

Hay tự hỏi liệu giờ mình nghỉ việc đi làm Youtuber thì liệu trong 10 năm tiếp theo, ngành này có còn Hot hay không, có kiếm được tiền nữa không .

Đây là các câu hỏi mà bạn phải thường xuyên đặt ra trong cuộc sống, đặc biệt đối với công việc hiện tại nếu mong muốn không gặp phải các rắc rối, các rủi ro có thể xảy ra trong công việc của bạn.

Sau này mình mớ nghiệm ra một câu hỏi Whats comes after that là câu hỏi mà mình hay suy nghĩ hàng ngày trước khi làm việc hay có một sự thay đổi nào đó trong tương lai gần. Để hiểu nôm na khi bạn nghĩ đến một việc hãy nghĩ đến một đích đến và những đích đến tiếp theo chứ không phải chỉ có một đích đến duy nhất.

Cách nhìn xa trông rộng trong công việc

Nhìn xa trông rộng là phương pháp để bạn có thể vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống thường ngày.

Đặt câu hỏi liệu việc gì sẽ xảy ra ?

Hãy nhớ khi làm một việc gì đó hãy hoạch định một viễn cảnh có lợi và bất lợi cho công việc bạn đang dự tính, nếu thuận lợi thì bạn sẽ được những gì trong vòng một năm, năm năm hay mười năm và nếu thất bại thì trong một năm, năm năm, mười năm cuộc sống của bạn như thế nào.

Từ đó bạn có thể lập các kế hoặc mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn để mọi thứ diễn ra trong quá trình có khả năng kiểm soát, tránh đi quá xa trong công việc, rơi vào các rủi ro dẫn đến thất bại.

Tính toán những rủi ro phát sinh ?

Hãy luôn hỏi liệu vấn đề gì sẽ xảy ra trong công việc của bạn, liệu công việc này có bền không khi mà xung quanh mọi người đều đã nghỉ hết và chỉ còn mình bạn, liệu cấp trên có đề bạt mình hay không, tiếp tục gắn bó công ty để chờ thăng tiến hay tìm kiếm 1 công việc khác có thu nhập cao hơn.

Hoạch định các đối thủ đang mới chớm nở và diệt từ trong trứng nước thay vì đợi một hai năm đối thủ trở nên lớn mạnh và trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với mình, điều này luôn được các nhà quản lý lớn quan tâm khi đang là đơn vị leader thị trường.

Tìm mọi cách để giải quyết vấn đề 

Nếu đã xong quá trình đặt câu hỏi chuyện gì có thể xảy ra, và tính toán các vấn đề có thể phát sinh thì điều mà bạn cần quan tâm chỉ còn làm thế nào để giải quyết vấn đề , đây là bước khó khăn nhất nhưng cũng là cách để bạn vượt qua mọi công việc trong cuộc sống.

Nhớ ngày mình mới ra lập doanh nghiệp thì lúc nào cũng là muôn vàn khó khăn từ đối thủ cạnh tranh, đến vấn đề nhân viên, hàng ngày mình chỉ tập trung làm sao để kiếm khách hàng tạo ra thu nhập cho nhân viên, suy nghĩ làm sao để cạnh tranh với các đối thủ trong ngành và dự báo hành động của đối thủ liệu sẽ tung ra chiến dịch gì để cạnh tranh với mình.

Dần dà mình đã rút ra kinh nghiệm như các lão sư Trung Quốc thường nói, làm một bước phải tính trước ba bước, nghĩ kỹ các phương án có thể xảy ra và các giải quyết các rắc rối gặp phải sẽ giúp cho công việc và tương lai của bạn trở nên thuận lợi.

Kết luận 

Trong cuộc sống thường ngày bạn sẽ không thể nào không tránh khỏi việc phải nhìn xa trông rộng trong một việc gì đó bất kỳ, hãy biến việc này thành thói quen hữu ích để giúp bạn có được nhiều thuận lợi trong bất cứ việc gì mà mình hay gặp phải nhé.

8 Công việc giúp mình thời sinh viên

Sinh viên là khoảng thời gian để các bạn trẻ có thể làm nhiều việc lần đầu mà không lo lắng bị sa thải, bị đuổi do ít khi nào vướng bận cơm áo gạo tiền, dưới đây là 8 công việc giúp mình thời sinh viên có khoảng thu nhập được xem là mơ ước thời đi học mà mình chia sẻ cho các bạn biết.

8 công việc giúp mình kiếm tiền thời sinh viên

Những công việc đơn giản mà bạn sinh viên nào cũng kiếm được dễ dàng nếu chịu bỏ ít thời gian và công sức

1. Kiếm học bổng

– Khi học lên đại học mình hiểu rằng việc kiếm học bổng để đi học được coi là một công việc nhàn nhả nhất, vừa học vừa có tiền, để săn được học bổng thì mình tham gia vào các cuộc thi năng khiếu, các cuộc thi của một số công ty trong hay ngoài nước tài trợ để nhận được các khóa học bổng từ vài triệu đến học bổng toàn phần mỗi năm. Khoảng học bổng nếu chia đều hàng tháng vào khoảng 5 – 7 triệu đồng bao gồm tiền ăn học sinh hoạt cũng giúp đỡ được phần nào.

8 Công việc giúp mình thời sinh viên

8 Công việc giúp mình thời sinh viên điều mà ai khi còn đi học đều có thể làm được nếu chịu khó cố gắng.

2. Dạy kèm

– Một trong các việc có thể đơn giản mà kiếm tiền nhanh nhất đó là nghề đi dạy kèm với các mức lương dạy học theo buổi vào khoảng 200 ngàn đồng, để có công việc dạy kèm thì có thể xem trên các thông báo tuyển dụng của nhà trường, tham gia vào các trung tâm gia sư giới thiệu việc làm và sau khi đã dạy kèm một thời gian bạn có thể được mức lương cao hơn nếu tự kiếm các bạn học sinh thay vì phải qua các trung tâm môi giới , nhìn chung công việc này khá ổn định trong thời gian đi học đại học.

3. Làm trợ giảng

Công việc làm phụ tá cho giáo viên trong việc giảng dạy, chuẩn bị tài liệu cho các bài giảng, soạn thảo các bài học, giấy tờ cần photo, bán các tài liệu cho sinh viên cũng cho thu nhập tạm ổn định nhưng không nhiều thông thường bạn sẽ được giáo viên trả cho khoảng 500K cho cuốn tài liệu giảng bài khoảng 40 – 50 trang, và sẽ kiếm thêm nếu được giáo viên yêu cầu các sinh viên phải mua tài liệu đó cho việc học, trung bình có thể kiếm 20 ngàn / cuốn x số lượng sinh viên một khóa, khoảng này kiếm bộn nhất khi làm trợ giảng.

Xem thêm: Cách chống nợ môn khi học đại học

4. Chấm bài thi cho sinh viên

Công việc thay giáo viên chấm bài thi cho các môn học, nhập điểm số lên hệ thống thông tin của nhà trường cũng đem lại một khoảng tiền không nhỏ, thông thường thì một bài chấm bằng tay vào khoảng 5000 đồng, và mỗi lần chấm vào khoảng 100 bài cho 1 khóa thi, việc này khá đơn giản không mất thời gian cũng chẳng nặng nhọc gì, làm tầm 1 tiếng là kiếm 500 ngàn, dựa theo số môn học một học kỳ thì cũng kiếm nhiều hơn.

5. Dịch văn bản

Mình dịch các văn bản cho các khách hàng chủ yếu là các nhà soạn sách muốn dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài, công việc thì không cho thu nhập bao nhiêu nhưng cũng tạo niềm vui và với các công nghệ như Chat GPT, Gemini, Google dịch cũng giúp cho việc chuyển đổi ngôn ngữ tài liệu, sách xuất bản sang nhiều thứ tiếng trở nên đơn giản hơn, nhanh hơn nhiều lần, bình quân trung bình mình nhận dịch cho một quyển sách khoảng 100 trang vào khoảng 500 ngàn đồng.

6. Edit video, phim ảnh

Công việc chỉnh sửa biên tập video như lồng tiếng, cắt ghép nội dung video, tạo các đoạn video ngắn đang được nhiều người quan tâm, và do đó nó là nghề giúp mình kiếm tiền tay trái khá nhiều khi còn đang ngồi ghế sinh viên, bình quân đối với các đoạn video ngắn dưới một phút mình sẽ edit với giá khoảng 300 ngàn đồng và các đoạn video quảng cáo độ dài vài tiếng có khi hơn cả triệu .

7. Viết tin tức cho các website, blog

Công việc tạo nội dung, các tin tức báo chí cho các website, blog là một nghề tay trái khi mình học đại học, nghề này đơn giản là tạo nội dung dựa tạo các website có sẵn với mức chi phí cho khoảng 20 ngàn, 30 ngàn cho 1 bài viết có nội dung trên 1000 chữ và bổ sung khoảng 3 – 5 hình ảnh cho một bài viết, khá đơn giản nhưng phải vắt óc suy nghĩ, thu nhập một ngày làm 10 bài là kiếm được 200 – 300K. Nghề này mình làm thuê cho các công ty SEO nhưng được xem là vô cùng ổn định.

Xem thêm: Cách vượt qua một số môn học khó

8. Đi học hộ

Nghề này thì đơn giản nhất là đi học hộ cho các bạn khóa trên, khóa dưới khi họ không có thời gian, trung bình một buổi đi học dùm sẽ kiếm được khoảng 200 đến 300 ngàn đồng, chỉ việc điểm danh nhẹ nhàng và đặt máy ghi âm lại nội dung bài giảng, nếu có yêu cầu chép bài thì có thể thu thêm 100 ngàn hoặc thỏa thuận với các bạn khác. Nói chung trong các nghề kiếm tiền lúc đi làm sinh viên thì công việc này vừa đơn giản vừa có thêm kiến thức.

Kết luận

Trên đây là 8 công việc giúp mình hái ra tiền khi đi còn là sinh viên, nếu bạn đang là sinh viên năm nhất, năm hai hay năm ba đang gặp khó khăn trong việc thiếu thu nhập tài chính thì hãy bắt tay ngay từ hôm nay để kiếm khoản chi phí sinh hoạt kha khá, không phải quá lệ thuộc vào gia đình đặc biệt khi đang thiếu tiền theo đuổi tình yêu.