Nợ môn đại học là gì ? Cách chống nợ môn hiệu quả

Nợ môn đại học là điều mà bất cứ sinh viên nào cũng gặp phải chí ít một lần trong quá trình học đại học, vậy làm thế nào để không bị nợ môn hay cách trả nợ môn đúng hẹn là điều mà sinh viên đặc biệt quan tâm, cùng tìm hiểu nhé.

Nợ môn đại học là gì ?

Nợ môn hay gọi là rớt môn điều đó có nghĩa làm trong quá trình đại học bạn gặp phải khó khăn khi vượt qua các môn học bất kỳ, có thể là các môn chính trị như tư tưởng Hồ Chí Minh, triết học Mác lê ninh hay các môn khó hơn như quân sự, toán cao cấp, kinh tế lượng …

Việc nợ môn đại học sẽ khiến cho sinh viên không đủ tín chỉ và không được tốt nghiệp đúng theo lịch học mong muốn, chẳng hạn nếu như người khác chỉ học 3 – 4 năm là ra trường còn những bạn nợ môn có thể đến 7 năm mới tốt nghiệp.

Nợ môn đại học

Nợ môn đại học là một trong các việc không thể tránh khỏi của bất cứ sinh viên nào trong quá trình đi học

Vậy tại sao lại nợ môn đại học

Đại học là một quãng thời gian dài của một con người, thời gian học đại học tương đối dài trung bình mấy năm, và lúc đó không thể tránh khỏi các vấn đề phát sinh chẳng hạn như yêu đương, hẹn hò, có công việc đột xuất, phải nghỉ học về quê một thời gian …

Lúc này chẳng tránh được các áp lực tâm lý, thậm chí không có thời gian đi thi hoặc đi thi nhưng chưa học chữ nào từ đó mà dẫn đến kết quả thi bị kém và coi như môn học đó bị rớt khiến bạn phải học lại môn đó hoặc kiếm một môn học khác thay thế.

Vậy làm thế nào để trả nợ các môn đã rớt khi học đại học

– Dĩ nhiên là phải học lại rồi, tuy nhiên thay vì một học kỳ bạn chỉ học 4 – 5 môn thì bạn phải đăng ký thêm các môn học đã bị rớt, có nhiều bạn vì đăng ký một lúc quá nhiều đã khiến cho tỉ lệ rớt các môn khi học tăng cao do áp lực của việc học, thời gian … do đó phải tính toán và sắp xếp việc trả nợ môn cho hiệu quả.

Phân bổ thời gian hợp lý để trả nợ môn :Thay vì trả nợ môn vào các học kỳ tiếp theo bạn hãy phân bổ các môn bị rớt vào trong học kỳ hè, lúc này thời gian sẽ thoải mái giúp cho bạn trả nợ dễ dàng hơn.

Hãy học chung lớp với các bạn cùng bị nợ môn: cố gắng tập trung đăng ký vào lớp có các bạn cùng bị nợ môn như mình để không phải cô đơn khi đi học lại, cùng học theo nhóm có thể rút kinh nghiệm vì sao đã rớt lần trước từ đó dễ dàng vượt qua hơn.

Sắp xếp thời gian học tập và làm việc hiệu quả : để tránh rớt lại môn học lần nữa hãy sắp xếp thời gian học tập tránh với thời gian làm việc hay đi chơi với người yêu, từ đó sẽ giúp khả năng bị rớt môn giảm xuống thấp nhất có thể.

Xem thêm: làm thế nào để vượt qua các môn học khó nhằn

Một số câu hỏi sinh viên hay hỏi khi bi nợ môn 

Đây là những câu hỏi mà khi các bạn bị nợ môn quan tâm vì chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc học lại

Đăng ký học môn học trả nợ có dễ dàng không ?

Thông thường thì việc đăng ký môn học do nhà trường sắp xếp theo học kỳ, theo lớp và các bạn đăng ký online trên website nhà trường, tuy nhiên do có nhiều bạn nợ môn học do đó việc một lớp khi đủ chỉ tiêu sẽ không cho đăng ký lúc này bạn phải chờ học kỳ sau hoặc học môn thay thế, do đó việc trả nợ môn là khá khó khăn nếu bạn không nhanh tay.

Ngoài ra việc nợ quá nhiều môn sẽ khiến cho bạn bị trễ thời gian ra trường nếu bạn không hoàn tất số tín chỉ, số môn học yêu cầu trong thời gian đã quy định, lúc này bạn sẽ bị giam bằng tốt nghiệp và gặp khó khăn khi đi kiếm việc làm.

Sinh viên nợ môn có bị buộc thôi học hay không 

Theo quy định của các trường đại học hiện nay thì sinh viên nợ môn sẽ bị buộc thôi học hoặc đuổi học trong các trường hợp.

Nợ quá số tín chỉ cho phép: các trường quy định một sinh viên không được nợ quá 24 tín chỉ trong một học kỳ, bạn sẽ được cảnh báo trong lần đầu tiên, nếu lần sau số tín chỉ bị tăng lên sẽ bị cảnh báo lần hai.

Trong trường hợp đã qua hai học kỳ mà vẫn không trả được tín chỉ nào thì bạn sẽ nhận được yêu cầu buộc thôi học, lúc này hãy chuyển sang học tại chức hoặc đào tạo từ xa nhé.

Khi nợ môn có được bảo lưu kết quả học tập không ?

– Hiện nay do có nhiều bạn học hết 5 năm nhưng vẫn chưa tốt nghiệp do còn nợ môn quá nhiều nhưng lại có công việc phải làm ăn xa, hay đi làm để lấy tiền nuôi thân thì có thể bảo lưu các môn bị nợ để sau này học tiếp.

Thời gian bảo lưu kết quả học tập là 5 năm sau khi nợ môn lần cuối, bạn phải làm đơn xin bảo lưu kết quả học tập dựa theo các lý do vấn đề về sức khỏe hay điều kiện tài chính gia đình không cho phép hoặc do phải đi làm xa do có công việc đột xuất và có chứng nhận của đơn vị công tác thì mới được bảo lưu kết quả học tập nhé.

Kết luận

Trên đây là những lý do mà sinh viên thường gặp nợ môn và các câu hỏi liên quan đến việc trả nợ môn hay bảo lưu kết quả học tập, cách đơn giản nhất để không gặp nợ môn chính là liên hệ ngay cho đội ngũ chúng tôi để được hỗ trợ học tập các môn khi học đại học cao đẳng, đảm bảo các bạn sẽ vượt qua các kỳ thi dễ như ăn bánh, chỉ việc bỏ tiền còn lại để dịch vụ thực tập lo.

Làm sao để vượt qua các môn học khó nhằn

Rất nhiều bạn thường hay hỏi các câu hỏi vu vơ như làm sao để vượt qua các môn học khó nhằn trong khối đại học, cao đẳng, điều này thật sự khó giải đáp bởi nói thật sự chỉ dựa theo kinh nghiệm và sự chia sẻ của nhiều người, nếu chưa có kinh nghiệm hay hỏi dịch vụ thục tập hoặc bạn bè xung quanh nhé.

Bí quyết làm sao để vượt qua các môn học khó nhằn

Dưới đây là các phương pháp để các bạn sinh viên có thể vượt qua hàng loạt môn học khó nhằn trong thời gian mấy năm còn ngồi tại giảng đường, xem và nhớ kỹ để tìm ra phương pháp học tập thích hợp nhé.

Kiên trì học tập chăm chỉ

Có thể bạn không thông minh nhưng tất cả đều sẽ được bù đắp thông qua sự kiên trì, chẳng có môn học nào khó chỉ sợ lòng bạn không đủ bền để vượt qua mà thôi, hãy học theo từng phần từ dễ đến khó thay vì học ngang một phần nào đó, nó sẽ làm cho mất đi sự logic đặt biệt trong các môn học tính toán con số, làm học từ dễ đến khó, đi theo thứ tự bạn sẽ thấy mọi thứ dần trở nên đơn giản hơn nhiều lần. Đối với các môn học toàn chữ với chữ hãy cố gắng khoanh vùng những nội dung quan trọng thay vì tập trung ghi nhớ toàn bộ, đối với các môn tính toán hãy học thuộc công thức và vận dụng chúng vào điều kiện thực tế bạn sẽ thấy đáp ứng dần hé mở, đây là các mẹo mà dịch vụ thực tập đã đút kết sau nhiều năm liền hỗ trợ sinh viên học tập đấy.

Tìm kiếm một người hỗ trợ

Thay vì tập trung ngồi nghiên cứu thì các môn đại học thường khác với các môn trong các lớp 11, 12, nó thường không có logic mà chỉ dựa theo sự hướng dẫn của giáo viên, lúc này bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp từ nhóm bạn hoặc người bạn thân nào đó trong môn học này để mượn các tài liệu, ghi chép, công thức của thầy cô đã cho trên lớp thay vì cứ đọc theo sách mà không hiểu bất cứ gì cả. Còn nếu gặp các môn học khó nhằn thì nhờ dịch vụ thực tập giải quyết thay cho bạn với giá trung bình chỉ từ #100K / câu mà thôi vừa có đáp án vừa được ghi chép phương án xử lý, quá tiện lợi để vừa học vừa hiểu phải không nào.

Làm sao để vượt qua các môn học khó nhằn

Tập trung khi đang ở giảng đường

Phát hiện mình càng ngày càng không hiểu môn học mình đang học vì các nguyên nhân khách quan chẳng hạn như cúp học quá nhiều, bỏ lỡ những buổi học quan trọng mà giáo viên hướng dẫn giải bài khi cho chính bản thân bị chệch cơ bản, lúc này hãy tận dụng thời gian tại giảng đường để hỏi các bạn xung quanh các vấn đề mình chưa hiểu, hoặc trao đổi trực tiếp với giáo viên ngay trong buổi học thay vì sợ xấu hổ và im lặng dẫn đến mất cơ bản trầm trọng thì sẽ khiến việc vượt qua môn học đó trở nên thật xa vời.

Không nhồi nhét kiến thức

Nếu đã bị bỏ lỡ thì thôi, cứ bình tĩnh mà xử lý các vấn đề gặp phải, chỗ nào cần học thì tập trung học, không nên đột nhiên nhồi nhét quá nhiều môn học khác nhau đồng thời, hãy thử chia ra mỗi buổi tập trung chỉ nghiên cứu một môn trong suốt nguyên ngày, thay vì cứ mỗi một tiếng lại đổi qua môn khác, điều này sẽ gây ra sao nhãng, các kiến thức bị chồng chéo dẫn đến việc nhồi nhét thông tin không xử lý kịp sẽ khiến bộ não của bạn mau quên, chẳng nhớ gì khi học sang môn khác. Luôn nhớ xử lý một việc tập trung trong 1 giờ sẽ nhanh hơn người khác làm đồng thời nhiều việc khác nhau trong 5 giờ.

Tập trung giải đề kiểm tra

Hãy hỏi bạn bè xung quanh các bài kiểm tra của môn học vào các khóa trước, các năm trước hoặc đề thi buổi sáng trước môn bạn chuẩn bị thi sau đó nhờ người giải giúp hoặc thuê các đơn vị học tập làm hộ để biết được phương pháp làm bài, ghi nhớ để áp dụng vào trong buổi thi của bạn thay vì phải tiếp nhận quá nhiều kiến thức mà không ăn nhập gì với môn thi sắp tới.

Xem thêm: lý do khiến bạn thất bại trong kỳ thực tập

Khai thác thông tin trên nhiều nguồn học tập

Hiện nay nếu không biết bất cứ kiến thức nào bạn có thể tra cứu và tìm thông tin trên mạng internet, nếu không biết giải bài, giải đề có thể liên hệ cho các dịch vụ hoặc trao đổi vào các hội nhóm học tập trên facebook thay vì mất thời gian mò mẫm phương án cách làm thì việc bỏ tiền hay bỏ công sức ra kiếm trên mạng có khi lại còn nhanh hơn là ngồi đọc sách mà chẳng hiểu cái mô te gì cả. Còn nếu không biết nguồn nào để tìm thông tin thì chịu khó hỏi bạn bè trong lớp thay vì cứ mò chi cho tốn thời gian.

Làm bài tập được giáo viên giao

Hãy xử lý các môn giáo viên giao cho giữa kỳ vì đề thi nó sẽ gợi ý đến bài tập kết thúc môn, đây là mấu chốt mà sinh viên hay gặp phải khi học các môn học trong đại học, thực hành đi thực hành lại nhiều lần, tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề

Sử dụng các biện pháp gian lận

Nếu là các môn học cho thi đề mở, đừng ngần ngại sử dụng các thủ pháp như mua phao đề thi tại các tiệm photocopy trước các cổng trường sẽ có bài giải trước đó của các môn học, của năm trước, năm kia, lúc đó mở ra tập trung mà chép cho nhanh hoặc tham gia các group Facebook nhờ người giải hộ đề thi, hoặc nhờ trực tiếp dịch vụ thực tập thi luôn cho bạn, vừa đỡ mất thời gian, vừa đỡ tốn công sức. Cứ add zalo luôn có nhân viên của đơn vị hỗ trợ sinh viên vượt qua các môn học khó nhằn của đại học, cao đẳng, thạc sĩ, tiến sỹ nhé.

Kết luận 

– Chẳng có môn học nào khó, chỉ sợ không đủ kiên trì, không biết phương pháp học tập, không biết cách làm mà thôi, để có thể vượt qua hầu hết các môn học thì đừng ngần ngại cố gắng hết sức, tập trung vào thời gian ngồi trên lớp sẽ giúp bạn tiết kiệm khối thời gian phải học ở nhà, còn nếu không hãy thuê các đội ngũ xử lý thay cho bạn để tránh mất thời gian mà còn bị rớt môn nhé.

Thất bại trong công việc – Làm sao vực dậy

Thất bại trong công việc là điều mà bất cứ ai cũng phải gặp ít nhất một vài lần trong đời, có người khi thất bại thì có thể đứng dậy ngay, nhưng cũng có người gặp phải tình trạng bỏ luôn, suy sụp. Vậy làm sao vực dậy sau thất bại, cùng tìm hiểu một số kinh nghiệm từng trải nhé.

Thất bại trong công việc bao gồm những loại nào

Thất bại trong công việc có thể định nghĩa bạn đang theo đuổi một công việc, một dự án hoặc một cơ hội kinh doanh nào đó nó bao gồm tâm huyết hoặc đơn thuần chỉ là tiền bạc của cá nhân bạn hoặc có thể của cả nhiều người thân trong gia đình, và chẳng may công việc mua bán không diễn ra như mong muốn khiến bạn mất hết số tiền người thân, khiến cho đồng nghiệp không còn tin tưởng hay khiến cho cả gia đình quay lưng với bạn, từ đó bạn suy sụp tinh thần, chán nản, không muốn làm bất cứ gì cả, thậm chí dù có người khuyên bạn cũng không nghe, đây là định hình của một sự thất bại cơ bản .

Thất bại trong công việc - Làm sao vực dậy

Thất bại thật ra là một vấn đề bình thường mà bất cứ ai cũng gặp phải trong cuộc sống.

Làm gì khi gặp phải thất bại trong việc gì đó ?

– Để có thể thấu hiểu được sự thất bại không phải ai cũng có thể hiểu được cảm giác mất đi rất nhiều thứ quan trọng bên cạnh mình, nhưng điều cần để ý hơn đó chính là làm sao để mà vượt qua được thất bại mới quan trọng .

Tìm hiểu vì sao bạn lại thất bại

Khi thất bại thay vì đổ lỗi do không may mắn, do không gặp thời cơ, do người này người kia tác động hay do một vấn đề xui rủi nào đó chính là cách mà con người ta thường hay nghĩ ra để đem trách nhiệm chia đều hoặc trút sang người khác, tuy nhiên điều đó không phải là cách giải quyết vấn đề.

Đầu tiên phải xem nguyên nhân thất bại là do yếu tố nào, do bất cẩn nhập hàng kém chất lượng, do tin tưởng vào đối tác không uy tín hay lừa đảo, do không đủ kiến thức kinh nghiệm nên đầu tư mua lên mà thị trường đi xuống … để từ đó rút ra bài học cá nhân.

Thừa nhận trách nhiệm sai lầm

Khi đã hiểu được nguyên nhân thất bại việc tiếp theo là phải đi xin lỗi những người bị bạn liên lụy chẳng hạn như bạn bè anh chị em, đồng nghiệp đã góp tiền hay cho bạn mượn tiền để kinh doanh đầu tư nhưng bây giờ họ chìm xuồng theo bạn, hãy đối diện sự thất bại và chấp nhận làm lại, hãy hứa với mọi người bạn sẽ có bài học kinh nghiệm và sẽ trả lại cho mọi người trong tương lai, điều này mới khiến cho mọi người thêm một lần nữa có lòng tin vào bạn.

Rút ra những kinh nghiệm quý báu

Hãy tìm hiểu thật kỹ sai lầm và cách quan trọng là dù đã thất bại nhưng vẫn phải mày mò tìm hiểu vì sao việc đó lại xảy ra và phòng tránh hay khắc phục sự cố đó như thế nào từ đó mới có những kinh nghiệm quan trọng về sau Ví dụ như bạn nuôi 1000 con heo nhưng nó bị chết thì bạn phải tìm ra xem nó chết vì bệnh vì dịch hay vì bị thuốc để sau này nuôi lại không bị lỗi như trên nữa, điều này mới thật sự quan trọng.

Đứng dậy và bắt đầu lại mọi thứ

Nếu đã hết tiền thì bạn vẫn còn sức khỏe, còn niềm tin, còn kinh nghiệm để làm lại, việc gì cũng vậy chăn nuôi thì còn vấp ngã vài lần, công việc thì còn khó hơn không làm việc này ta làm việc khác để kiếm tiền, đến khi kiếm đủ tiền thì bắt đầu lại từ mô hình nhỏ rồi làm lớn dần lên, chẳng mấy chốc thành công sẽ quay lại nếu như chúng ta thật sự đủ kiên nhẫn.

Luôn cẩn trọng trước mọi vấn đề

Nếu đã thất bại một hoặc vài lần thì đừng bao giờ tự tin mình sẽ thắng hoặc khi đầu tư vào một công việc, một lĩnh vực rủi ro sẽ thắng, mà hãy nghỉ đến thật kỹ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến công việc, các yếu tố tiềm ẩn có thể phát sinh trong quá trình thực hiện công việc, các kẻ thù hay các đối tượng xấu có thể ra tay bất ngờ khiến công việc thất bại, từ đó mà làm từng bước thật chậm mà chắc thay vì chơi những canh bạc cho công việc.

Kết luận

Đời người vô thường do đó thất bại trong công việc thật sự không phải là vấn đề lớn hay gì cả chủ yếu bạn có đủ nghị lực hay năng lực vượt qua nỗi sợ thất bại hay không và làm sao có thể đứng lên lai mà thôi.

Lý do khiến bạn thất bại trong kỳ thực tập

Rất nhiều bạn trẻ thực tập không thành công trong môn cuối cùng để tốt nghiệp và phải chờ đợi thêm một năm mới có thể học lại cũng như lấy được bằng, lý do khiến bạn thất bại trong kỳ thực tập tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết, trong kỳ này dịch vụ thực tập sẽ chia sẻ một số nguyên nhân chủ quan khiến cho bạn thất bại.

Vài nguyên nhân chủ quan là lý do khiến bạn thất bại trong kỳ thực tập

Thực tập đối với nhiều bạn trẻ tưởng là đơn giản chỉ cũng giống như một môn học mà thôi, tuy nhiên đó là suy nghĩ và tư duy sai lầm hoàn toàn, thực tập vốn là con đường để bắt đầu hòa nhập từ kiến thức đã học trong trường để hòa nhập với môi trường làm việc thực tế. Do đó nếu không cẩn thận sẽ khiến bạn xôi hỏng bỏng không.

Luôn có suy nghĩ ” Chỉ là thực tập mà thôi “

Nhiều bạn coi môn học cuối cùng chỉ là môn đơn giản để cho các bạn ra trường, và khi cảm giác nó chỉ là một môn học thay vì thật sự quan tâm từ khâu tìm kiếm đơn vị thực tập thì lại ngồi chờ nhà trường viết thư giới thiệu công ty đơn vị cho bạn, sau đó khi đến làm việc và hòa nhập với môi trường thì lại tỏ ra thờ ơ công việc được giao, không lắng nghe mọi người xung quanh hướng dẫn chỉ đạo, cứ nghỉ là có trường bảo kê rồi đơn vị thực tập sẽ không dám làm gì mình, cái kết là đơn vị đuổi bạn đi và quá trình thực tập năm nay đã đóng lại với bạn.

Luôn cảm giác mọi người không tôn trọng bạn

Việc suy nghĩ trong đầu lúc nào mình cũng giỏi nhất, chỉ cần có kinh nghiệm là mình sẽ làm được ngay, hay mọi người phải có trách nhiệm hướng dẫn và chỉ cho mình những chỗ mình không biết vì đó là trách nhiệm của họ đối với người mới, điều này là suy nghĩ cực kỳ sai lầm . Bạn chỉ là người xin đi thực tập và sau khi bạn kết thúc thực tập thì không chắc gì đơn vị sẽ giữ bạn lại làm việc hoặc đơn vị bắt buộc phải tuyển dụng bạn, do đó việc học hỏi kinh nghiệm phải từ miệng bạn mở ra, có thể trong quá trình học kinh nghiệm bạn phải bưng trà, pha nước, làm chân sai vặt cho các anh chị em trong công ty nhưng phải bỏ ra thì mới nhận lại, còn nếu bạn không bỏ ra mà muốn nhận được sự chỉ điểm thì có thể là bạn đã quá tham lam sẽ không được mọi người hỗ trợ ngược lại.

Quá trình nhân viên phòng ban đánh giá khả năng, thái độ làm việc của bạn chỉ đơn giản là họ nhìn thái độ và cách bạn làm việc sau đó chỉ qua vài câu nói với người quản lý thì bạn sẽ bị đánh giá không tốt thậm chí là quá kém dù bạn có làm bài tốt thế nào đi nữa, dẫn đến việc thất bại cả quá trình 3 tháng thực tập.

Lý do khiến bạn thất bại trong kỳ thực tập

Không tập trung xử lý công việc và tôn trọng mọi người là lý do khiến bạn thất bại kỳ thực tập.

Muốn được giao việc chuyên môn nhưng lại không nhiệt tình thực hiện

Có một số bạn thường hay phàn nàn tại sao không giao việc gì cho mình làm mà suốt ngày cứ bắt đi bưng trà rót nước, liệu 3 tháng thực tập sẽ kết thúc như vậy sao thì lại có những bạn được sếp hoặc đồng nghiệp nhờ làm một số công việc cơ bản chẳng hạn như đánh máy, nhập số liệu hay xử lý một số giấy tờ cơ bản đúng tầm, không quá phức tạp bởi họ hiểu bạn chưa đủ trình độ để xử lý nhiều công việc cao hơn, tuy nhiên khi làm việc thì bạn lại không tỏ ra thái độ nghiêm túc, việc họ giao cho bạn cần xử lý trong ngày thì bạn lại coi đó là việc không quan trọng, nếu họ không hỏi bạn làm xong chưa thì bạn cũng không làm, đó là nguyên nhân khiến bạn thất bại trong kỳ thực tập bởi nếu ảnh hưởng đến công việc công ty thì trách nhiệm của bạn sẽ là rất lớn.

Muốn được mọi người tin tưởng giao việc thì phải luôn có thái độ chăm chỉ làm việc, dù là việc nhỏ như sai vặt, pha trà đến việc được giao những công việc đơn giản, nếu làm xong sớm thì phải chủ động đưa ngay cho anh chị em đồng nghiệp và không đợi họ nhắc nhở, nếu không bạn sẽ mãi không làm được việc gì lớn lao.

Thái độ hành xử của bạn trong khi đi thực tập

Nếu chỉ nghỉ thực tập là một công việc không được trả lương hoặc được trả lương thấp do đó không cần phải cố gắng nhiều trong kỳ thực tập, đây là suy nghĩ của phần lớn các bạn trẻ, thậm chí nó còn được nhiều bạn đi thực tập cùng khóa rêu tai nhau từ đó khiến không chỉ một mà rất nhiều bạn khác nhau đã thất bại.

Nhiều bạn nghỉ chỉ là thực tập nên không đi đến công ty đúng giờ, cứ viện đại các lý do nhà xa, không có phương tiện di chuyển, việc học ở trường còn dang dở để cố gắng né những buổi phải đến công ty trình diện hay bị người khác sai vặt . Và rồi gì thì cũng phải có kết quả khi bạn cố gắng né thì mọi người sẽ né lại bạn, đến lúc bạn nhờ mọi người chia sẻ thông tin công ty, tìm kiếm tài liệu sẽ chẳng ai hướng dẫn, còn khi bạn trình diện nhà quản lý thường sẽ bị từ chối ký cho bạn đã kết thúc môn do thái độ không nghiêm túc của bạn.

Hãy nhớ khác với đi học trong nhà trường, bạn muốn cúp bao nhiêu tiết học, không đi đến trường đúng giờ cũng chẳng sao vì thầy cô không thể quản lý một lớp hơn 100 sinh viên, còn trong một doanh nghiệp chỉ từ 10 người trở lại thì thái độ làm việc của bất cứ ai cũng sẽ được mọi người trong công ty cùng đánh giá, và chỉ cần có vài người không hài lòng với thái độ chảnh chọe, thái độ không tôn trọng công việc mà họ đang làm, hay họ cảm thấy bạn không xứng đáng với công việc này có nghĩa là công việc thực tập của bạn đã chính thức khép lại .

Xem thêm: làm việc thái độ thế nào thì được thăng tiến

Kết luận 

Việc kỳ thực tập thất bại là không hề hiếm gặp , theo thống kê của các trường đại học hàng đầu thì tỉ lệ đến 30% các sinh viên thường thất bại trong môn thực tập cuối cùng, nguyên nhân chủ yếu là không thể kiếm được đơn vị nếu không có nhà trường giới thiệu hoặc đi thực tập nhưng lại không được doanh nghiệp đánh giá công nhận, hãy xem lại các yếu tố trên để lấy kinh nghiệm nếu năm nay bạn đã là sinh viên năm hai hoặc năm ba, đừng chủ quan và nhận lại những hậu quả không như mong muốn nhé.

Chúc các bạn thành công , nếu có vấn đề liên quan đến thực tập hãy liên hệ ngay cho Dịch vụ thực tập để chúng tôi hỗ trợ cho bạn.

Xin việc chỗ làm cũ có nên hay không ?

Xin việc chỗ làm cũ có nên hay không được khá nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay, đặc biệt là đối với nhiều bạn trẻ thường hay nhảy việc liên tục và đến một thời điểm nào đó bạn nhận ra rằng làm việc tại công ty thứ hai trước đây mình xin nghỉ mới là sung sướng thay vì những công việc hiện tại đầy rẫy áp lực. Vậy có nên xin việc về công ty cũ hay không và những khó khăn nào hay gặp phải, cùng tìm hiểu nhé.

Xin việc chỗ làm cũ có nên hay không ?

Để hiểu rõ việc xin việc chỗ làm cũ có sao không thì đầu tiên chúng ta hãy so sánh ưu điểm và nhược điểm và các yếu tố cân nhắc có nên quyết định làm chỗ làm cũ hay không từ đó có cái nhìn thích hợp để đưa ra quyết định chính xác .

Ưu điểm khi xin việc chỗ làm cũ

– Việc đi làm tại chỗ làm cũ sẽ có nhiều ưu điểm chính như sau :

Thấu hiểu được công việc công ty 

Do đã từng làm việc trước đó trong thời gian đủ dài nên bạn đã hiểu rõ các quy trình làm việc, hoạt động vận hành của công ty, bạn có thể bắt đầu làm việc ngay mà không cần đào tạo như nhân viên mới trước đây nữa. Đã hiểu rõ được các hoạt động văn hóa thường ngày, cách làm việc của sếp đối với nhân viên nên sẽ hòa nhập nhanh chóng hơn nhiều người khác.

Mối quan hệ giữa đồng nghiệp cũ và sếp

Nếu trước đây bạn nghỉ vì lý do cá nhân không liên quan đến công việc xích mích thì bạn nhanh chóng có thể làm quen lại với các đồng nghiệp cũ, đặc biệt nếu vẫn thường hay trao đổi với các đồng nghiệp dù đã nghỉ trước đó thì là lợi thế để họ hỗ trợ bạn quen với môi trường làm việc, giới thiệu những nhân sự mới xin vào trong thời bạn nghỉ việc, chỉ cho bạn lúc bạn nghỉ công ty có thay đổi gì về quá trình làm việc.

Nếu do sếp cũ tuyển dụng lại bạn thì bạn sẽ dễ dàng giao tiếp và hòa đồng với mọi người vì sếp luôn là ưu tiên hàng đầu .

Tiết kiệm thời gian tìm kiếm việc làm 

Thay vì loay hoay vác đơn đi tìm việc thì nếu công ty cũ đang tuyển dụng bạn, đừng bỏ lỡ cơ hội mà ứng tuyển ngay, không phải lo lắng thất nghiệp lâu dài. Ngoài ra còn đỡ thời gian phải tìm kiếm môi trường làm việc mới, phải xây dựng lại mối quan hệ lại từ đầu .

Có cơ hội thăng tiến nhanh hơn

Nếu quay lại với công việc cũ ở vị trí cũ hay vị trí mới, chí ít sau này có bổ nhiệm cho nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm thì chí ít bạn cũng sẽ có cơ hội và phát triển nhanh hơn các ứng viên mới nộp hồ sơ vào làm việc tại công ty sau bạn.

Xin việc chỗ làm cũ có nên hay không ?

Có nên xin việc vào chỗ làm cũ hay không được khá nhiều bạn trẻ quan tâm khi thường xuyên nhảy việc.

Nhược điểm khi làm việc tại chỗ làm cũ 

Việc chịu đi làm lại tại công ty cũ trước đây mình nghỉ việc cũng khiến bạn gặp nhiều áp lực chẳng hạn như :

Khó khăn trong việc thay đổi hình ảnh

Nếu trước đây khi làm việc trong công việc cũ bạn thường không được nổi trội bởi các tính lười biếng, siêng ăn biếng làm, hay đùn đẩy trách nhiệm khi có sự cố thì việc thay đổi hình ảnh cho mọi người thấy rằng bạn đã thay đổi tốt hơn, trưởng thành hơn sau một số công việc là rất khó khăn, bạn phải mất nhiều thời gian để mọi người nhận thấy bạn đã khác xưa.

Có thể bị người khác soi mói hay đánh giá

Thông thường khi có nhân sự mới mọi người thường hay rất quan tâm, đặc biệt còn bạn lại là nhân sự cũ đã xin nghỉ mà còn xin vào làm lại chỗ cũ thì sẽ không tránh được những lời nói ác ý như ” sao bảo nghỉ việc ra làm chỗ khác ngon hơn mà còn quay lại các chỗ này ” hay các câu như ” giỏi lắm mà, trước đây tự tin thì nghỉ giờ thấy không kiếm được việc thì chui vào lại, không biệt nhục nhã à ” …

Áp lực từ cấp trên

Hầu hết khi bạn được tuyển dụng bởi sếp cũ và nhận được kỳ vọng từ họ thì bạn phải xác định công việc của bạn phải làm hơn trước đây, sẽ không tránh khỏi bạn được giao nhiều việc để làm hơn trong thời gian ngắn mà trước đây bạn không gặp phải, phải làm gấp nhiều lần khối lượng làm việc của các đồng nghiệp.

Lúc này hãy cố gắng xây dựng hình ảnh và uy tín trở lại để mọi người chia sẻ và phụ giúp cho bạn một phần, nếu gặp khó khăn từ sự hỗ trợ đồng nghiệp thì bạn sẽ gặp vô vàn khó khăn đối với công việc cũ.

Khó có cơ hội được thăng tiến

Dù nghỉ điều này là ưu điểm nhưng nó cũng có thể là nhược điểm chí mạng bởi các sếp thường hay tuyển dụng người cũ nhưng thường không đánh giá cao họ về độ trung thành, họ nghĩ bạn đã từng nghỉ thì sau này cũng có thể xin nghỉ bất cứ lúc nào, hãy để các vị trí cần cấc nhắc cho người làm lâu hơn hoặc tệ nhất là độ trung thành cao hơn bạn.

Yếu tố nào để cân nhắc khi quyết định quay lại chỗ làm cũ 

Một số lý do chính có thể khiến bạn tiếp tục đi tìm kiếm việc khác thay vì bạn quay lại làm việc cho sếp cũ mà bạn có thể cân nhắc

Nhắc lại lý do nghỉ việc trước đây

Nếu trước đây bạn nghỉ việc chỉ vì bốc đồng nghỉ rằng ở ngoài thiên đường rộng mở, ra ngoài thì sẽ kiếm được công việc lương cao hơn, dễ dàng thăng tiến hơn trong công việc chỉ sau vài tháng thì bạn có thể quay lại công ty cũ để làm tiếp, còn nếu vẫn giữ quan điểm trên thì bạn đừng nên quay lại.

Nếu nghỉ việc do mẫu thuẫn giữa đồng nghiệp và cấp quản lý thì lời khuyên chân thành là không nay suy nghĩ trở về công ty cũ để tiếp tục gây ra các xung đột không đáng có trong tương lai gần.

Sự thay đổi của công ty

Nếu trước đây bạn nghỉ việc do công ty không chấp nhận đề xuất của bạn và bị thiệt hại vì điều đó và họ đã nhận ra lời khuyên của bạn trước đây là hữu ích và muốn tuyển dụng bạn về để cống hiến tiếp tục thì bạn có thể cân nhắc để quay lại làm việc cho công ty cũ.

Cơ hội nghề nghiệp mới

Hãy xem ngoài công ty cũ ra thì hiện nay bạn có còn lựa chọn công việc nào khác không, có công ty nào đang liên hệ để sắp xếp lịch phỏng vấn với bạn hay không từ đó đưa ra quyết định.

Mục tiêu nghề nghiệp bản thân

Hãy xem hiện nay bạn có mơ tưởng đổi công việc nào có lương cao hay thỏa mãn đam mê sở thích của bạn hay không, từ đó xác định theo đuổi đam mê hay quay về làm việc tại công ty cũ với công việc quen thuộc nhàm chán mỗi ngày .

Kết luận

Việc đi làm tại chỗ làm cũ thường có nhiều ưu điểm cũng như nhược điểm khác nhau, bạn hãy dựa theo các liệt kệ gặp phải ở trên để suy nghĩ thật kỹ xem có nên làm việc tai công ty cũ của bạn hay không, nhưng nên nhớ nếu không cần tiền gấp thì có thể suy nghĩ còn nếu đang không có tiền, không có việc làm lại phải chu cấp cho người thân, người yêu thì hãy làm luôn tại công ty cũ và đừng suy nghĩ nhiều làm gì nhé.

Những chi tiết nhỏ nhặt luôn được nhà tuyển dụng lưu ý

Bạn thường không biết hay không có kinh nghiệm khi đi phỏng vấn hãy bỏ ra ít phút để tìm hiểu những chi tiết nhỏ nhặt luôn được nhà tuyển dụng lưu ý trong mỗi buổi xin việc, từ đó có thể giúp cho bạn có thêm kinh nghiệm và tăng thêm khả năng phỏng vấn thành công nhé.

Những chi tiết nhỏ nhặt luôn được nhà tuyển dụng lưu ý

Có thể bạn không tin nhưng có đến hơn 50% lượng nhân sự sau khi đọc bài viết này đã tăng cơ hội tìm kiếm việc làm của mình lên hơn 70% rồi đấy, vậy yếu tố nào giúp họ đạt được như vậy đó là vì họ lưu ý đến những điểm nhỏ nhặt mà nhà tuyển dụng hay để ý để từ đó bắt trúng tâm lý.

Làm gì khi đợi đến khi bạn được phỏng vấn

Thật sự thì khi bạn ngồi chờ đợi là buổi phỏng vấn đã bắt đầu diễn ra rồi, lúc đó bạn không nên chỉ ngồi lo lắng, bấm điện thoại hay làm các công việc linh tinh mà hãy quan sát công việc làm hàng ngày của bộ phận nhân sự trong công ty, theo dõi quá trình làm việc của các nhân viên bởi họ sẽ để ý thái độ của bạn và góp ý cho nhân viên quản lý sau khi buổi phỏng vấn kết thúc.

Hãy tìm hiểu một số văn hóa công ty trong quá trình ngồi nhìn chờ đợi, từ đó khi nhà tuyển dụng đặt ra các câu hỏi liên quan đến chẳng hạn như bạn biết gì về công ty chúng tôi, liệu có điểm nào gây chú ý cho bạn hay không thì có thể dựa vào những gì đã quan sát lúc ngồi chờ để ứng phó vào ngay và biết đâu nó sẽ là thông tin hữu ích và chính xác.

Tìm hiểu đầy đủ trước về công ty

Nếu chỉ đơn giản là phỏng vấn cho thôi thì cơ hội của bạn nhận được việc làm là rất thấp, hãy tìm hiểu kỹ càng về thông tin công ty mà bạn dự định ứng tuyển trước đó, các số liệu, tình hình hoạt động kinh doanh, số lượng nhân sự, và thông tin vị trí đang tuyển dụng là làm những công việc gì từ đó khi nhà tuyển dụng hỏi đáp bạn sẽ có kho kiến thức để trình bày và gây ấn tượng vì bạn đã có chuẩn bị kỹ càng để tìm hiểu đầy đủ thông tin công ty và những khó khăn mà công ty đang gặp phải.

Những chi tiết nhỏ nhặt luôn được nhà tuyển dụng lưu ý

Hãy để ý những chi tiết nhỏ nhặt nhất vì nó có thể góp phần tăng khả năng thành công của việc phỏng vấn.

Thần thái khi phỏng vấn

Nhiều bạn đi phỏng vấn mà cứ ngỡ như mình đang đi xin tiền hay đi xin xỏ ai cái gì đó, từ đó thái độ luôn lo ngại, e dè, lo lắng quá mức đến khi trả lời phỏng vấn thì rụt rè, nói lắp bắp, quên mất câu hỏi của nhà tuyển dụng luôn khiến cái nhìn không ấn tượng ngay từ lúc bắt đầu.

Hãy nhớ bạn đi xin việc như mọi người, bởi ai cũng từng đi xin việc, họ chẳng khác gì bạn cả, do đó khi đối mặt nhà tuyển dụng phải luôn tự tin, nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng, trả lời mọi câu hỏi mà họ quan tâm rõ ràng, lành mạch và không quên nở nụ cười hay nói phiếm để làm cho tình hình không khí không bị căng thẳng, đừng quên cảm ơn sau khi phỏng vấn.

Lưu ý khi bắt đầu vào phòng phỏng vấn hãy đặt balo xuống ngay chứ đừng ngồi xuống ghế rồi mới loay hoay cởi balo, thật không hay tí nào, hãy luôn cầm sẵn CV xin việc, khi vừa bước vào phòng là đặt balo xuống sau đó đưa ngay cho nhà tuyển dụng CV mà bạn đang cầm, đồng thời chỉnh trang lại trang phục sẽ giúp gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng.

Xem thêm: Chọn nghề nghiệp thế nào khi không biết mình thích nghề gì ?

Nộp CV online rồi có còn nộp bản cứng nữa hay không 

Nhiều bạn khi gửi mail xin việc đã chuẩn bị sẵn CV rồi, và nghĩ đơn giản nhà tuyển dụng đã xem CV mình trước đó nên không chuẩn bị bản cứng, đến khi vào phòng phỏng vấn mới biết họ chưa xem CV của bạn thì điều đó lại khiến bạn mất điểm và gần như rớt ngay cuộc phỏng vấn, hãy nhớ một nhà tuyển dụng sẽ phải tiếp hàng trăm người mỗi lần do đó họ sẽ chỉ xem CV bản cứng của từng ứng viên, mặc dù có thể trước đó họ đã xem CV bạn nhưng chưa chắc đã để lại ấn tượng cho họ

Luôn nhớ đừng quên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Em có câu hỏi gì khi buổi phỏng vấn kết thúc không – Câu trả lời thường là : Dạ không ạ ! Đây là câu trả lời quen thuộc mà các ứng viên thường hay mắc phải bởi nhà tuyển dụng.

Điều này thể hiện chẳng lẽ chỉ vài câu phỏng vấn ở trên là bạn đã hiểu rõ được hết công ty này rồi sao ? hay bạn không tìm hiểu gì về công ty này trước đó ? Đó là suy nghĩ mà nhà tuyển dụng thường nghĩ ngay về bạn khi bạn không có câu hỏi gì cho họ dù đã phỏng vấn trước đó rất thành công .

Có thể hỏi một số câu như Liệu môi trường làm việc công ty có khó quá không anh ? hay Công ty mình có hay tổ chức sinh hoạt đoàn đội không ? … để cho nhà tuyển dụng thấy được bạn rất muốn gắn bó và muốn xin vào làm việc tại công ty.

Lời cảm ơn lúc nào cũng là quan trọng nhất

Dù việc bài phỏng vấn của bạn có diễn ra tốt hay không tốt, đừng quên nói lời cảm ơn trước khi ra khỏi phòng, sau khi về nhà hãy soạn một email cảm ơn nhà tuyển dụng. Đây là phép lịch sự để tạo ấn tượng giữa bạn với họ tốt hơn, đôi khi họ nhận được lời cảm ơn từ bạn và đánh giá con người bạn hơn là kỹ năng của bạn và tuyển bạn ngay lập tức.

Một con người tính cách khiêm tốn, trao đổi thật thà, luôn tích lũy kinh nghiệm và cám ơn người đã cho họ lời khuyên luôn được đánh giá cao hơn cho dù kỹ năng chuyên môn có phần khiếm khuyết, do đó nếu không giỏi hãy gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng thấy được những điểm tốt bên trong con người bạn.

Xem thêm: những bất lợi khi nhảy việc thường xuyên

Kết luận 

Trên đây tưởng chừng chỉ là những chi tiết vô cùng nhỏ nhặt nhưng nó đã là chìa khóa thành công của rất nhiều ứng viên khi đi xin việc làm, những chi tiết này tương đối nhỏ nhặt nhưng bất cứ nhà tuyển dụng nào đều quan tâm và lưu ý trước và sau buổi phỏng vấn, nếu bạn có thời gian đừng ngại tìm hiểu kỹ và làm theo sẽ giúp bạn nhanh chóng có được công việc mình đang mong muốn.