Sinh viên mới ra trường lương bao nhiêu ? Cách đàm phán lương hiệu quả ?

Sinh viên mới ra trường lương bao nhiêu và cách đàm phán lương hiệu quả là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay, vậy cùng với chúng mình phân tích và trả lời những câu hỏi này nhé.

Sinh viên mới ra trường lương bao nhiêu ?

Thông thường mức lương để chi trả cho sinh viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong đó từ kinh nghiệm, bằng cấp, lĩnh vực hoạt động, chuyên môn của sinh viên và các kỹ năng thực tế như thế nào ? Mỗi công ty đều dựa vào kinh nghiệm hoạt động nhiều năm để tính toán mức lương phù hợp để vận hành doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo đồng lương cho người lao động.

Mức lương cho sinh viên vẫn phải được các doanh nghiệp chi trả theo quy định của pháp luật Việt Nam để tránh các tính trạng bóc lột lao động, và đảm bảo mức lương không thấp hơn mức lương mà chính phủ quy định

Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2024 như sau:

  • 4.960.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp ở vùng I.
  • 4.410.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp ở vùng II.
  • 3.860.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp ở vùng III.
  • 3.450.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp ở vùng IV.

Dựa vào mức lương mà chính phủ ban hành kể trên thì mức lương khi tuyển dụng sinh viên làm lao động chính thức không được thấp hơn mức lương tối thiểu là 3.450.000đ cho đến 4.960.000đ tùy theo khu vực làm việc tại các tỉnh thành.

Ngoài ra tùy theo khả năng đàm phán mức lương cho công việc sẽ đi xin mà sinh viên còn có thể nhận mức lương cao hơn gấp nhiều lần thực tế.

Sinh viên mới ra trường lương bao nhiêu ? Cách đàm phán lương hiệu quả ?

Lương sinh viên mới ra trường hơn 15 trường ? Mơ hay hiện thực ?

Đã có vài bài viết mình chia sẻ sinh viên ra trường đòi mức lương ngàn đô, dĩ nhiên điều này còn tùy thuộc vào năng lực, mối quan hệ, kỹ năng chuyên môn hay sinh viên nước ngoài về nước …

Ở đây mình xin tóm tắt vài điểm như sau

Thực tế mức lương sinh viên hiện nay 

Tại Việt Nam thì điều kiện kinh tế đang phát triển khá nhanh do đó mức lương sinh viên hiện nay không còn ở mức bèo bọt từ 3 – 5 triệu như những năm 2013 nữa, hiện nay các bạn mới tốt nghiệp đại học thường ra trường đi làm tại các doanh nghiệp với mức lương dao động khoảng 7 – 8 triệu đồng, đây là mức lương trung bình của hầu hết các doanh nghiệp trả cho sinh viên.

Có khá nhiều bạn sinh viên thường đòi mức lương cao hơn 10 – 12 triệu khi đi xin việc do nghĩ rằng mình có tấm bằng đại học, đã bỏ ra hàng trăm triệu mới tốt nghiệp mà bây giờ đi làm lương 7 triệu thì sống bằng cách nào, có khi còn múi mặt với ba mẹ, hàng xóm ở quê.

Do đó nhiều doanh nghiệp thường rất hạn chế tuyển dụng đối với các sinh viên đòi hỏi lương cao trong khi chưa có kinh nghiệm thực tế, vì doanh nghiệp sẽ phải tốn 3 tháng dài đằng đẳng thử việc để đào tạo bạn lúc đó ngoài trừ mức lương hơn 20 triệu cho ba tháng doanh nghiệp còn phải bỏ chi phí tuyển dụng lại nếu bạn không phù hợp với doanh nghiệp.

Lý do sinh viên đòi hỏi lương cao 

Nguyên nhân là bởi vì các yếu tố chính như sau :

  • Mơ hồ về bằng đại học, thạc sỹ : các bạn khi tốt nghiệp đại học thạc sỹ thường cho rằng cái tầm của mình cao hơn nhiều so với các lao động chân tay, phổ thông, lúc nào cũng nghĩ cái đầu mình to hơn, đội cái mũ rộng hơn thì lý do gì lương phải thua công nhân 10 triệu, do đó ngay vừa mới ra trường thì đã đòi lương 15 – 20 triệu cũng không có gì là :
  • Thiếu kinh nghiệm : Một trong các điểm phổ biến là do chưa từng làm công việc nào nên khi đi xin việc cứ thấy doanh nghiệp đàm phán lương là vội vàng nói ra mức lương mong muốn trên chục triệu khiến doanh nghiệp bỏ chạy luôn, hãy xem thử vị trí tuyển dụng để coi mức lương phù hợp cho từng công việc trước khi buộc miệng nói ra nhé.
  • Nhu cầu vật chất cao: nhiều bạn tiền ba mẹ cho xài hàng tháng đã đến hàng chục triệu đồng, nay đi ra trường làm lương ba cọc ba đồng thì lấy đâu mà tiêu, do vậy thà đòi lương chục triệu còn hơn đi xin việc mà không đủ chi tiêu, nuôi bản thân và bạn gái mỗi tháng.
  • Tác động từ doanh nghiệp đa cấp : hiện nay có nhiều công ty đa cấp tuyển dụng với lời rao mức lương hàng chục hàng trăm triệu đồng nếu tìm kiếm được bạn bè, người thân tham gia rủ rê làm chung khiến nhiều bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm đã mộng làm giàu ngay từ bước chân ước chân ráo khi ra trường .

Một số ngành có lương cao khi sinh viên ra trường 

Dĩ nhiên có nhiều ngành nghề hiện nay khi ra trường mà kiếm được việc làm thì ngon hơn hẳn các bạn học các ngành khác, có thể nói đến như :

Ngành kinh tế 

Sinh viên học các chuyên ngành kinh tế, tài chính marketing sau khi tốt nghiệp hiện nay thường xin vào các khối ngành bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, bất động sản … đây là các ngành mũi nhọn về tốc độ tăng trưởng và mức lượng bình quân tối thiểu thường trên 10 triệu và mức lương tối đa có thể lên đến hàng chục hay hàng trăm triệu tùy theo doanh số

Ngành công nghệ thông tin

Do lĩnh vực AI, điện toán đám mây, tiền số đang phát triển bùng nổ trên toàn thế giới do đó những sinh viên tốt nghiệp trong khối ngành này hiện nay thường chỉ cần có kỹ năng và chút ít kinh nghiệm thực tế là có thể được thu hút bởi mức lương từ 15 đến 50 triệu đồng tùy theo công việc.

Các bạn sinh viên khối ngành này chỉ cần có tay nghề về IOT, kỹ năng viết code, kỹ năng thương mại điện tử, và có khả năng ứng dụng AI vào trong các công việc bình thường là đã có thể có được mức lương còn hơn cả sự mong đợi.

Ngành ngoại ngữ

Ngoài ra một trong các chuyên ngành mà bao giờ cũng hot đó chính là ngoại ngữ khi mà các công ty doanh nghiệp nước ngoài thường chỉ trả trên 1000 USD cho các công việc mà sinh viên có thể làm, điều kiện là lưu loát tiếng Anh và có khả năng trao đổi tiếng Anh thương mại ở một số chuyên ngành khác nhau từ tài chính, công nghệ, Logicstic ….

Bí quyết deal lương cho sinh viên

Nếu chưa có kinh nghiệm về lương cơ bản lương tối thiểu thì sinh viên nên tham khảo một số kinh nghiệm từ những người đi trước đúc kết lại như sau :

Dựa theo điểm mạnh, điểm yếu để đàm phán

Tùy theo kỹ năng cá nhân, kinh nghiệm làm việc mà sinh viên có thể thỏa thuận với nhà tuyển dụng để có mức lương phù hợp, dĩ nhiên nếu chưa có kinh nghiệm thì NTD cho mức lương nào thì mình làm mức lương đó một thời gian để tích lũy kinh nghiệm là cách hay nhất, sau một năm nếu đã hiểu rõ mức lương, quy trình vận hành, có kinh nghiệm có thể thỏa thuận lại để có lương hợp lý hơn.

Còn nếu bạn đã tốt nghiệp loại giỏi, trước khi đi làm còn có kinh nghiệm làm thêm hay thử việc tại một số doanh nghiệp trong thời gian dài thì bạn có thể tự tin đàm phán các mức lương thích hợp với chuyên ngành, có thể xem kinh nghiệm của việc công ty đó đã từng tuyển dụng vị trí đó ở mức lương bao nhiêu để đàm phán lương tương tự.

Khéo léo khi trả lời các câu hỏi về mức lương 

Vấn đề tiền bạc là một trong các vấn đề nhạy cảm muôn thuở dù bạn gặp phải ở đâu huống chi ở các công việc, do đó khi đàm phán lương thì sinh viên nên khéo léo không hỏi trực tiếp mức lương mà có thể dùng một số câu hỏi như nếu như em đã làm ở vị trí này và có nhiêu đây năm kinh nghiệm theo sếp đánh giá mức lương em nên đưa ra tầm khoảng bao nhiêu, từ đó NTD sẽ gợi mở cho bạn một mức lương mà họ đã định sẵn trong đầu .

Dựa theo mức lương đó bạn có thể xem mình có chấp nhận hay không để đỡ tốn thời gian, còn nếu bạn vẫn tự tin mình xứng đáng với mức lương cao hơn nữa thì có thể nêu ra nhưng khi bị từ chối thì coi như bạn đã phỏng vấn thất bại nhé. Dù sau khi rớt bạn có đề nghị giảm lương nhưng đa phần sẽ bị nhà tuyển dụng lắc đầu từ chối

Kết luận 

Trên đây là kinh nghiệm nhiều năm liền mà dịch vụ thực tập đã hỗ trợ cho hàng ngành sinh viên khi đi xin việc có thêm kiến thức, các bạn có thể tham khảo một số bí quyết deal lương, câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn hay các kinh nghiệm làm sơ yếu lý lịch, viết email tuyển dụng trên các bài viết trước đó nhé.