Thất bại trong công việc – Làm sao vực dậy

Thất bại trong công việc là điều mà bất cứ ai cũng phải gặp ít nhất một vài lần trong đời, có người khi thất bại thì có thể đứng dậy ngay, nhưng cũng có người gặp phải tình trạng bỏ luôn, suy sụp. Vậy làm sao vực dậy sau thất bại, cùng tìm hiểu một số kinh nghiệm từng trải nhé.

Thất bại trong công việc bao gồm những loại nào

Thất bại trong công việc có thể định nghĩa bạn đang theo đuổi một công việc, một dự án hoặc một cơ hội kinh doanh nào đó nó bao gồm tâm huyết hoặc đơn thuần chỉ là tiền bạc của cá nhân bạn hoặc có thể của cả nhiều người thân trong gia đình, và chẳng may công việc mua bán không diễn ra như mong muốn khiến bạn mất hết số tiền người thân, khiến cho đồng nghiệp không còn tin tưởng hay khiến cho cả gia đình quay lưng với bạn, từ đó bạn suy sụp tinh thần, chán nản, không muốn làm bất cứ gì cả, thậm chí dù có người khuyên bạn cũng không nghe, đây là định hình của một sự thất bại cơ bản .

Thất bại trong công việc - Làm sao vực dậy

Thất bại thật ra là một vấn đề bình thường mà bất cứ ai cũng gặp phải trong cuộc sống.

Làm gì khi gặp phải thất bại trong việc gì đó ?

– Để có thể thấu hiểu được sự thất bại không phải ai cũng có thể hiểu được cảm giác mất đi rất nhiều thứ quan trọng bên cạnh mình, nhưng điều cần để ý hơn đó chính là làm sao để mà vượt qua được thất bại mới quan trọng .

Tìm hiểu vì sao bạn lại thất bại

Khi thất bại thay vì đổ lỗi do không may mắn, do không gặp thời cơ, do người này người kia tác động hay do một vấn đề xui rủi nào đó chính là cách mà con người ta thường hay nghĩ ra để đem trách nhiệm chia đều hoặc trút sang người khác, tuy nhiên điều đó không phải là cách giải quyết vấn đề.

Đầu tiên phải xem nguyên nhân thất bại là do yếu tố nào, do bất cẩn nhập hàng kém chất lượng, do tin tưởng vào đối tác không uy tín hay lừa đảo, do không đủ kiến thức kinh nghiệm nên đầu tư mua lên mà thị trường đi xuống … để từ đó rút ra bài học cá nhân.

Thừa nhận trách nhiệm sai lầm

Khi đã hiểu được nguyên nhân thất bại việc tiếp theo là phải đi xin lỗi những người bị bạn liên lụy chẳng hạn như bạn bè anh chị em, đồng nghiệp đã góp tiền hay cho bạn mượn tiền để kinh doanh đầu tư nhưng bây giờ họ chìm xuồng theo bạn, hãy đối diện sự thất bại và chấp nhận làm lại, hãy hứa với mọi người bạn sẽ có bài học kinh nghiệm và sẽ trả lại cho mọi người trong tương lai, điều này mới khiến cho mọi người thêm một lần nữa có lòng tin vào bạn.

Rút ra những kinh nghiệm quý báu

Hãy tìm hiểu thật kỹ sai lầm và cách quan trọng là dù đã thất bại nhưng vẫn phải mày mò tìm hiểu vì sao việc đó lại xảy ra và phòng tránh hay khắc phục sự cố đó như thế nào từ đó mới có những kinh nghiệm quan trọng về sau Ví dụ như bạn nuôi 1000 con heo nhưng nó bị chết thì bạn phải tìm ra xem nó chết vì bệnh vì dịch hay vì bị thuốc để sau này nuôi lại không bị lỗi như trên nữa, điều này mới thật sự quan trọng.

Đứng dậy và bắt đầu lại mọi thứ

Nếu đã hết tiền thì bạn vẫn còn sức khỏe, còn niềm tin, còn kinh nghiệm để làm lại, việc gì cũng vậy chăn nuôi thì còn vấp ngã vài lần, công việc thì còn khó hơn không làm việc này ta làm việc khác để kiếm tiền, đến khi kiếm đủ tiền thì bắt đầu lại từ mô hình nhỏ rồi làm lớn dần lên, chẳng mấy chốc thành công sẽ quay lại nếu như chúng ta thật sự đủ kiên nhẫn.

Luôn cẩn trọng trước mọi vấn đề

Nếu đã thất bại một hoặc vài lần thì đừng bao giờ tự tin mình sẽ thắng hoặc khi đầu tư vào một công việc, một lĩnh vực rủi ro sẽ thắng, mà hãy nghỉ đến thật kỹ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến công việc, các yếu tố tiềm ẩn có thể phát sinh trong quá trình thực hiện công việc, các kẻ thù hay các đối tượng xấu có thể ra tay bất ngờ khiến công việc thất bại, từ đó mà làm từng bước thật chậm mà chắc thay vì chơi những canh bạc cho công việc.

Kết luận

Đời người vô thường do đó thất bại trong công việc thật sự không phải là vấn đề lớn hay gì cả chủ yếu bạn có đủ nghị lực hay năng lực vượt qua nỗi sợ thất bại hay không và làm sao có thể đứng lên lai mà thôi.

Rate this post