35 câu hỏi xin việc phổ biến và cách trả lời
Contents
- 1 35 câu hỏi xin việc phổ biến và cách trả lời
- 1.1 Câu hỏi 1: Hãy nói về bản thân bạn?
- 1.2 Câu hỏi 2: Hãy cho tôi biết bạn mơ ước công việc gì?
- 1.3 Câu hỏi 3: Vì sao bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ?
- 1.4 Câu hỏi 4: Điểm yếu của bạn là gì?
- 1.5 Câu hỏi 5: Điểm mạnh của bạn là gì?
- 1.6 Câu hỏi 6: Bạn có biết gì về công việc của chúng tôi không?
- 1.7 Câu hỏi 7: Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?
- 1.8 Câu hỏi 8: Bạn có nghĩ bạn là người thành công?
- 1.9 Câu hỏi 9: Vì sao bạn lại không có việc làm trong thời gian qua?
- 1.10 Câu hỏi 10: Đồng nghiệp cũ thường nói gì về bạn?
- 1.11 Câu hỏi 11: Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?
- 1.12 Câu hỏi 12: Bạn có nghĩ là năng lực của bạn vượt qua yêu cầu của chúng tôi?
- 1.13 Câu hỏi 13: Hãy nói một chút về kỹ năng quản lý của bạn?
- 1.14 Câu hỏi 14: Bạn có phải là người giỏi làm việc theo nhóm?
- 1.15 Câu hỏi 15: Bạn có triết lý gì trong công việc của mình?
- 1.16 Câu hỏi 16: Trong dự án X của chúng tôi, bạn muốn đảm nhận vị trí nào trong nhóm?
- 1.17 Câu hỏi 17: Những điều gì từ phía đồng nghiệp khiến bạn khó chịu?
- 1.18 Câu hỏi 18: Tại sao bạn cho rằng mình phù hợp với vị trí này?
- 1.19 Câu hỏi 19: Theo bạn, điều gì quan trọng hơn: Công việc hay tiền?
- 1.20 Câu hỏi 20: Sếp cũ của bạn nhận xét điểm mạnh nhất của bạn là gì?
- 1.21 Câu hỏi 21: Khả năng chịu áp lực công việc của bạn thế nào?
- 1.22 Câu hỏi 22: Làm sao tôi tuyển dụng bạn nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc này?
- 1.23 Câu hỏi 23: Điều gì là động lực khiến bạn muốn vị trí này?
- 1.24 Câu hỏi 24: Như thế nào thì bạn coi là thành công với công việc này?
- 1.25 Câu hỏi 25: Bạn có sẵn sàng đặt quyền lợi công ty lên trên lợi ích cá nhân không?
- 1.26 Câu hỏi 26: Những điều gì bạn mong muốn ở sếp của bạn?
- 1.27 Câu hỏi 27: Bạn thấy rằng trong X năm qua bạn thay đổi thế nào?
- 1.28 Câu hỏi 28: Bạn đã học được gì từ những sai lầm trong công việc?
- 1.29 Câu hỏi 29: Nếu bạn là nhà tuyển dụng, bạn sẽ tuyển người như thế nào vào vị trí này?
- 1.30 Câu hỏi 30: Kỳ vọng của bạn đối với công ty/công việc là gì?
- 1.31 Câu hỏi 31: Có điều gì bạn muốn tôi giải đáp thêm không?
- 1.32 Câu hỏi 32: Bạn tin rằng mình sẽ đạt được thành công trong công việc này không?
- 1.33 Câu hỏi 33: Quan điểm của bạn về công ty bạn đã từng làm việc trước đó là gì?
- 1.34 Câu hỏi 34: Làm thế nào bạn xử lý những thách thức trong công việc?
- 1.35 Câu hỏi 35: Bạn thích làm gì trong thời gian ngoài công việc?
- 2 Kết luận
35 câu hỏi xin việc phổ biến và cách trả lời
– Hiện nay khi sinh viên đi xin việc thường đối mặt với vô vàn câu hỏi từ phía nhà tuyển dụng, đưới đây là một số câu hỏi xin việc phổ biến và cách trả lời .
Câu hỏi 1: Hãy nói về bản thân bạn?
Hãy nói thật sự về bản thân của chính bạn như tên, bao nhiêu tuổi, nhà nằm ở đâu và có bao nhiêu người thân, có kinh nghiệm cá nhân trước đây làm ở những công ty gì, thành tích nổi bật của bản thân là gì ? tránh nói quá nhiều công ty đã công tác với thời gian quá ngắn để chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn gắn bỏ đủ lâu với một công ty .
Câu hỏi 2: Hãy cho tôi biết bạn mơ ước công việc gì?
Nếu được nhà tuyển dụng hỏi ước mơ đối với công việc tương lai thì bạn có thể nói thực tế những mơ ước của mình, mong muốn trong bao lâu thì có thể có được vị trí cao hơn, nói về sở thích của bạn đối với một công việc, một vị trí nào đó trong công ty mà sau này nếu bạn được chuyển sang bộ phận đó làm việc thì thật là thích thú .
Câu hỏi 3: Vì sao bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ?
Hãy trả lời khéo léo lý do bạn nghỉ công việc cũ, tránh nói xấu người xếp cũ hay doanh nghiệp cũ bởi không nhà quản lý nào thích nghe một nhân viên chuyên nói xấu sau lưng anh ta, do đó hãy tập trung giải thích xem lý do bạn bỏ việc do môi trườn không phù hợp hay là do bạn đang muốn tìm kiếm 1 áp lục vớ một công việc mới .
Câu hỏi 4: Điểm yếu của bạn là gì?
Đừng quá tự tin vào bản thân, bạn phải biết được điểm yếu của bạn là gì để từ đó nhà tuyển dụng mới có thể sắp xếp cho bạn một công việc thích hợp trong quá trình làm việc hay công tác bởi vì nếu không có thể là sợ tiếp xúc với người lạ, không có thói quen theo dõi tài liệu, không giỏi phân tích số liệu, không có kiến thức bán hàng quá nhiều …
Câu hỏi 5: Điểm mạnh của bạn là gì?
Nếu được nhà tuyển dụng yêu cầu nói về điểm mạnh của mình thì bạn có thể nói đến cho họ biết là chẳng hạn bạn thích làm việc trong môi trường đông người, bạn giỏi các công việc liên quan đến quản lý con người, quản lý công việc hay quảng cáo …
Câu hỏi 6: Bạn có biết gì về công việc của chúng tôi không?
Nếu được hỏi về vấn đề này, bạn có thể nói về những thông tin bạn đã tìm hiểu cơ bản về công ty bạn đang xin vào xem họ đang tuyển dụng nhân sự để làm gì, để cho mục đích gì từ đó cho nhà tuyển dụng thấy được bạn đang quan tâm đến công việc mà bạn dự tính xin vào làm việc.
Câu hỏi 7: Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?
Hãy nói thật sự suy nghĩ trong lòng bạn rằng lý do vì sao nhà tuyển dụng phải tuyện dụng bạn để vào làm việc thì hãy nói những nguyên nhân bạn cảm thấy bạn phù hợp với công việc bạn sắp làm trong đó lý đó hãy thể hiện điềm nam mê, yêu thích hãy càng nói thật càng tốt thay vì che dấu hay nói nghe êm tai thì nhà tuyển dụng sẽ không thích.
Câu hỏi 8: Bạn có nghĩ bạn là người thành công?
Chia sẻ những thành tựu mà bạn đã được trong quá khứ, hãy nói những sở thích và cho họ thấy bạn là con người đam mê mạo hiểm hay là con người cẩn thận, phòng thủ từ đó nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy được rằng bạn có phải là người phù hợp với vị trí công việc này hay không .
Câu hỏi 9: Vì sao bạn lại không có việc làm trong thời gian qua?
Hãy chia sẻ cho nhà tuyển dụng rằng bạn dùng thời gian qua để nghỉ ngơi , giải tỏa những áp lực sau khi nghỉ công việc cũ, nạp lại năng lượng đầy đủ và đã có đam mê để tiếp tục cho một công việc mới, một chặng đường dài mới phải đi tiếp theo.
Câu hỏi 10: Đồng nghiệp cũ thường nói gì về bạn?
Nếu được hỏi về vấn đề này bạn hãy nói bạn vẫn giữ liên lạc với các bạn bè, đồng nghiệp trong các công ty cũ và chia sẻ cho mọi người thấy bạn là người hòa đồng không phải chỉ vì nghỉ công việc mà cắt hết các mối quan hệ xã hội trong công ty cũ.
Câu hỏi 11: Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?
Cách trả lời: Thay vì đưa ra một thời gian cụ thể, hãy trả lời một cách khéo léo và linh hoạt. Bạn có thể nói “Tôi dự định làm việc cho công ty trong thời gian lâu dài, miễn là cả hai bên đều hài lòng với nhau và tôi có thể tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của công ty. Tôi cam kết làm việc hết sức mình và sẽ điều chỉnh dựa trên sự phù hợp và cơ hội phát triển mà công ty có thể cung cấp.”
Câu hỏi 12: Bạn có nghĩ là năng lực của bạn vượt qua yêu cầu của chúng tôi?
Tôi nghĩ với năng lực của tôi thì những gì công ty đang tuyển cũng chỉ như là đang tìm kiếm đúng được con người phù hợp với yêu cầu của công ty mà thôi, ngoài ra nếu được giao thì tôi nghĩ tôi sẽ hoàn thành công việc này đúng theo thời hạn mà công ty yêu cầu một cách nhanh chóng thôi chứ cũng không vất và nhiều gì .
Câu hỏi 13: Hãy nói một chút về kỹ năng quản lý của bạn?
Tôi đã có hơn X năm kinh nghiệm con người, quản lý cho các dự án tuyển dụng, marketing của xí nghiệp việc tôi làm là duy trì số lượng nhân sự, con người và luôn nỗ lực tạo kết quả bán hàng tốt nhất cho doanh nghiệp, đảm bảo mọi chuyện hàng năm đều đạt được theo kế hoạch của công ty đưa ra đồng thời đem lại lợi nhuật tối ưu nhất .
=> Xem thêm : thuê sinh viên dạy kèm bao nhiêu tiền ?
Câu hỏi 14: Bạn có phải là người giỏi làm việc theo nhóm?
Mọi công việc luôn không thể hoàn thành thật nhanh hay hoàn hảo nếu lúc nào cũng chỉ dựa vào bản thân của mình, muốn hoàn thành lâu dài thì phải dựa vào mọi người cùng đồng lòng làm việc, do đó những công việc tôi đều chia sẻ nhờ anh em đồng nghiệp hoàn thành phụ và dĩ nhiên không thiếu những chầu bia rượu để đãi mỗi người sau khi hoàn thành kế hoạch được giao.
Câu hỏi 15: Bạn có triết lý gì trong công việc của mình?
Triết lý của tôi là muốn thành công thì phải đồng lòng cùng nhau xây dựng một dự án, một công việc, một người dù giỏi đến mấy cũng không thể làm thay công việc của cả một tập thể do đó không nên đứng một mình mà hãy phụ thuộc vào mọi người từ đó luôn luôn cảm thấy mọi việc trở nên đơn giản hơn và lúc nào cũng có thể xử lý kịp thời gian được bàn giao .
Câu hỏi 16: Trong dự án X của chúng tôi, bạn muốn đảm nhận vị trí nào trong nhóm?
Thông thường trong bất cứ dự án nào nếu được nhà quản lý giao cho làm bất cứ công việc nào thì tôi cũng sẽ tuân theo sự sắp xếp chỉ đạo, tuy nhiên nếu có thể tôi muốn làm ở vị trí X bởi vì nó phù hợp với năng lực của bản thân tôi nhiều hơn và tôi tự tin tôi sẽ rút ngắn được thời gian nếu thực hiện nó.
Xem thêm: sinh viên sắp ra trường cần chuẩn bị những gì ?
Câu hỏi 17: Những điều gì từ phía đồng nghiệp khiến bạn khó chịu?
Cách trả lời: Tôi luôn ưu tiên việc tạo một môi trường làm việc tích cực và hợp tác. Tuy nhiên, nếu có những khó khăn trong tương tác với đồng nghiệp, tôi thường tìm cách giải quyết vấn đề một cách xây dựng và lắng nghe ý kiến của người khác. Tôi không muốn chú trọng vào những điều khiến tôi khó chịu, mà thay vào đó, tôi tập trung vào việc tìm hiểu và thấu hiểu quan điểm và phong cách làm việc của đồng nghiệp để có một môi trường làm việc hài hòa và đạt được sự thành công.
Câu hỏi 18: Tại sao bạn cho rằng mình phù hợp với vị trí này?
Tôi đã có kinh nghiệm X năm trong lĩnh vực này do đó tôi nghĩ mình hoàn toàn có thể đảm nhận và làm việc trong vị trí này đơn giản và nhanh chón hơn, ngoài ra việc tôi làm ở vị trí này lâu cũng đã hiểu rõ quá trình vận hành các công việc mà tổ chức đang gặp phải vấn đề và tôi tự tin bằng năng lực của mình tôi có thể khắc phục và giải quyết các vấn đề đang diễn ra nhanh chóng, không gây ảnh hưởng bộ máy nhân sự hay hoạt động của công ty .
Câu hỏi 19: Theo bạn, điều gì quan trọng hơn: Công việc hay tiền?
Cả công việc hay tiền đối với tôi đều rất là quan trọng dĩ nhiên làm việc hiệu quả thì phải được trả bằng tiền, tuy nhiên nếu cho tôi chọn thì tôi cũng sẽ ưu tiên công việc hơn vì tiền nhiều cũng để làm gì, nếu công việc khiến tôi vui vẻ có những mối quan hệ đủ tốt thì lúc này tiền sẽ không có nhiều giá trị quan trọng quá .
Câu hỏi 20: Sếp cũ của bạn nhận xét điểm mạnh nhất của bạn là gì?
Khi làm việc với sếp cũ mọi người thường đánh giá cao tôi ở năng lực giải quyết các vấn đề được giao, anh tay hay khen tôi có thể xử lý các vấn đề mà không cần phải có quá nhiều người hỗ trợ và anh ta có thể cho mọi người xử lý các vấn đề khác, phần nào khó nhằn thì thường quăng cho tôi lo do đó anh ta sợ thiếu tôi thì bộ máy công ty sẽ gặp vấn đề. Do đó khi tôi xin nghỉ vì công việc gia đình thì anh ta rất lấy làm tiếc.
Câu hỏi 21: Khả năng chịu áp lực công việc của bạn thế nào?
Bạn có thể trả lời những công việc bạn đã làm với cường độ áp lực cực cao, thời gian làm việc của bạn có thể diễn ra mấy ngày liền trong tuần không nghỉ ngơi hoặc cả tháng làm việc rất căng thẳng nhưng bạn vẫn hoàn thành đúng dead line công việc mà công ty giao phó cho bạn không vì bất cứ lý do gì .
Câu hỏi 22: Làm sao tôi tuyển dụng bạn nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc này?
Bạn có thể đưa ra hạn mức thời gian tối thiểu đề hoàn thành công việc hoặc học công việc trong bao lâu, 1 tuần hay 2 tuần bạn tự tin sẽ hoàn thành mọi công việc được giao sau khi đã quen với môi trường, cách xử lý công việc điều đó sẽ tạo được sự tin tưởng tốt hơn từ phía nhà tuyển dụng .
Câu hỏi 23: Điều gì là động lực khiến bạn muốn vị trí này?
Vì trước đền nay tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong các vị trí tương tự khác nhưng tôi cảm thấy vị trí công ty đang tuyển dụng thực sự khơi gợi nên tinh thần làm việc cũng như có lẽ trong thời gian sắp tới, định hướng công việc của tôi là phù hợp với vị trí này do đó tôi muốn làm việc tại đây .
Câu hỏi 24: Như thế nào thì bạn coi là thành công với công việc này?
Hoàn thành công việc được xem một vấn đề mà nhà tuyển dụng quan tâm nhiều, khi được hỏi về vấn đề này bạn hãy nói về khả năng hoàn thành một việc trước đây là bao lâu và có thể hỏi nhà tuyển dụng thông thường công việc anh giao phó cho nhân viên thực tế là gì, từ đó nói thời gian bạn có thể làm tốt hơn, điều đó được xem là sự thành công nhiều hơn về thời gian hoặc khối lượng công việc được giao .
Câu hỏi 25: Bạn có sẵn sàng đặt quyền lợi công ty lên trên lợi ích cá nhân không?
Đối với cá nhân tôi, công ty là người trả lương và nuôi sống cả gia đình tôi hiện nay do đó tôi luôn đặt ưu tiên lợi ích của công ty luôn luôn trên hàng đầu, đây là câu trả lời được hầu hết nhà tuyển dụng quan tâm.
Câu hỏi 26: Những điều gì bạn mong muốn ở sếp của bạn?
Tôi hy vọng sếp của tôi là người biết phân biệt đúng sai và sẽ sắp xếp tôi vào vị trí hợp lý để tôi có thể hoàn thành được công việc được giao một cách nhanh chóng, đáp ứng được kỳ vọng của sếp và mang lại hiệu quả làm việc tối đa cho công ty .
Câu hỏi 27: Bạn thấy rằng trong X năm qua bạn thay đổi thế nào?
Trong nhiều năm qua tôi cảm thấy học được rất nhiều điều, nhiều bài học trong quá trình làm việc tại nhiều tổ chức khác nhau, tuy nhiên qua mỗi lần thành công hay thất bại tôi đều cảm thấy có được nhiều kinh nghiệm tốt hơn, nhiều sự thành công cả về tình cảm, gia đình, mối quan hệ, có lẽ đối với tôi thì mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh luôn là ưu tiên hàng đầu của cuộc sống hiện nay .
Câu hỏi 28: Bạn đã học được gì từ những sai lầm trong công việc?
Thay vì tự trách mình đã làm hỏng việc hay dự án thì tôi luôn rút ra bài học xem nguyên nhân sai chỗ nào, thất bại từ điểm nào và không ngừng bỏ cuộc để đứng lên, đứng dậy làm việc với mong muốn thất bại là mẹ thành công và mình sẽ nhanh chóng vượt qua cũng như có thành công lớn trong tương lai gần .
Câu hỏi 29: Nếu bạn là nhà tuyển dụng, bạn sẽ tuyển người như thế nào vào vị trí này?
Nếu đặt tôi vào vị trí của nhà tuyển dụng, tôi sẽ tuyển dụng một người phù hợp với vị trí công việc thay và chịu công hiến hết mình cho công ty thay vì chỉ vì lợi ích cá nhân của mình, đặt mục tiêu tìm đúng người luôn là ưu tiên hàng đầu cho doanh nghiệp .
Câu hỏi 30: Kỳ vọng của bạn đối với công ty/công việc là gì?
Kỳ vọng của tôi đối với công việc là hoàn thành xuất sắc mọi việc mà tổ chức giao cho trong thời gian ngắn nhất và kỳ vọng thăng chức hoặc tăng lương nếu không có vị trí mới, như vậy sẽ xứng đáng với năng lực cống hiến mà tôi có thể bỏ ra cho quý công ty trong tương lai gần .
Câu hỏi 31: Có điều gì bạn muốn tôi giải đáp thêm không?
Tôi đang quan tâm đến môi trường làm việc và thời gian mình làm việc cũng như liệu công ty có tăng ca hay làm việc cuối tuần không, đồng thời phúc lợi của công ty là gì ?
Câu hỏi 32: Bạn tin rằng mình sẽ đạt được thành công trong công việc này không?
Nếu tôi được nhận vào làm trong công việc này tôi nghĩ mình sẽ thành công vì những công việc này hoàn toàn nằm trong khả năng mà tôi có thể giải quyết được nhanh chóng .
Câu hỏi 33: Quan điểm của bạn về công ty bạn đã từng làm việc trước đó là gì?
Tôi rất thích môi trường làm việc với anh em và bạn bè cũ như do gia đình tôi đang có công việc và tôi không tiện đi làm trong quá trình di chuyển quá xa mỗi ngày nên tôi quyết định chọn một công việc khác cùng sở trường và năng lực, dĩ nhiên nếu được tôi vẫn muốn làm việc cùng anh em đồng nghiệp trước đây .
Câu hỏi 34: Làm thế nào bạn xử lý những thách thức trong công việc?
Việc gì khó cũng sẽ có thể giải quyết nếu biết được phương pháp làm việc, nếu có một công việc tôi không biết làm thì cách đơn giản nhất là tôi kiếm người biết làm hoặc đã từng làm hướng dẫn tôi giải quyết vấn đề gặp phải, có thể thông qua kiến thức trên mạng hoặc các mối quan hệ bạn bè, do đó tôi không nghĩ không có vấn đề gì không giải quyết được.
Câu hỏi 35: Bạn thích làm gì trong thời gian ngoài công việc?
Nếu có thời gian rãnh rỗi tôi sẽ nghỉ ngơi ở nhà để lấy lại năng lượng, còn nếu áp lực công việc quá căng thẳng tôi có thể rủ đồng nghiệp làm vài ly để giảm tải áp lực về tinh thần, tránh bị stress và không đem lại hiệu quả khi làm việc.
Kết luận
Trên đây là tập hợp 35 câu hỏi thường gặp nhất khi phỏng vấn mà các nhà tuyển dụng hàng đầu của công ty hay hỏi đáp ứng viên trong quá trình xin vào làm việc ở bất cứ doanh nghiệp nào từ lớn hay nhỏ đều được quan tâm, trong đó ứng viên nên tìm hiểu bộ câu hỏi này trước khi tham gia phỏng vấn, tập trả lời trước gương hoặc nhờ bạn bè đặt câu hỏi cho mình, từ đó tự tin và khả năng xin 1 lần là được việc luôn đến 80% xảy ra nhé .
More from my site
Dịch vụ thực tập là một trong nhiều đơn vị chuyên hỗ trợ sinh viên, các bạn đang học đại học, cao học trong các công tác xác nhận thực tập công tác tại đơn vị, làm báo cáo thực tập thuê hay viết luận văn đại học, luận văn cao học và giải đáp các thắc mắc liên quan đến các chuyên ngành mà bạn theo học tỉ mỉ, chi tiết . Người dùng có thể liên hệ dịch vụ thực tập qua các kênh thông tin dưới đây hoặc tại địa chỉ website : dichvuthuctap.net