Thái độ làm việc như thế nào để được thăng tiến?

Khá nhiều bạn trẻ hiện nay thường muốn thăng tiến trong công việc nhanh hơn, nhưng các bạn không biết thái độ làm việc như thế nào để được thăng tiến, cùng chia sẻ kinh nghiệm với dịch vụ thực tập qua chủ để sau đây nhé.

Thái độ làm việc như thế nào để được thăng tiến?

“Thái độ như thế nào mới được coi là tốt và giúp chúng ta tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp?”. Dưới đây là 4 kiểu thái độ bạn phải có nếu muốn ngồi vào vị trí lãnh đạo trong tương lai.

Thái độ tích cực và chủ động

– Làm việc thì phải có hăng say, có máu lửa, có nhiệt tình mới giúp cho công việc luôn đạt được hiệu quả như mong muốn, có thể bạn không thông minh bằng người khác, nhưng sự nhiệt tình làm việc, giúp đỡ mọi người xung quanh hay hòa động vui vẻ trong mọi hoạt động công ty cần chính là chìa khóa để có cái nhìn thiện cảm từ đồng nghiệp và được sự đánh giá cao từ ban lãnh đạo.

Vai trò của thái độ tích cực có lợi ích gì 

Giúp tăng năng suất làm việc: điều này sẽ giúp cho bạn hăng hái khi bắt tay vào công việc, luôn đạt mục tiêu, hiệu suất đề ra .

Tăng khả năng cạnh tranh: có thể tiếp cận ngay với các áp lực do ban lãnh đạo đề ra nhằm vượt qua các thử thách qua các con số, kết quả kinh doanh …

Cải thiện mối quan hệ : việc làm việc với thái độ tích cực còn khiến cho bạn được sự quan tâm chia sẻ từ ban cán bộ, các anh em công ty, các đồng nghiệp giữa các phòng ban khác nhau …

Làm thế nào để cải thiện thái độ tích cực chủ động 

Thể hiện tinh thần cầu tiến trong trường hợp bản thân mình không biết về vấn đề gì thì hãy khiêm tốn xin được người khác chia sẻ, lắng nghe và học hỏi thay vì góp ý .

Nếu gặp một vấn đề mà người khác không thể giải quyết hãy chủ động xin tham gia và hòa nhập mình vào công tác chung của tổ chức, của tập thể.

Giữ vững tinh thần trách nhiệm : trong các công việc cá nhân hay tập thể luôn giữ vững vai trò và hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu được đưa ra, không chấp nhận thất bại bởi bất cứ lý do nào.

Hãy luôn tin tưởng vào bản thân mình: điểm mấu chốt chính là bạn phải tin tưởng bản thân của mình có thể làm được nhiều việc ở những vị trí khác nhau, nếu không bạn sẽ thất bại trong tương lai.

Thái độ làm việc như thế nào để được thăng tiến?

Thái độ hợp tác và tôn trọng 

Làm việc giỏi cá nhân không phải lúc nào cũng là ưu tiên hàng đầu, trong một tập thể thái độ hợp tác và tôn trọng mọi người xung quanh đóng vai trò rất quan trọng.

Quan trọng tinh thần hợp tác

Cố gắng xây dựng mối quan hệ đồng đội: có thể bạn sẽ giỏi trong một lĩnh vực nào đó nhưng nếu trong một công việc tập thể thì bạn chưa chắn đã là gì, do đó hãy cố gắng xây dựng một mối qua hệ tốt với các đồng nghiệp để được hỗ trợ.

Hoàn thành công việc hiệu quả hơn: khi tham gia vào các hoạt động tập thể mà được sự giúp đỡ của mọi người sẽ giúp cho bạn làm việc nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hơn.

Tạo ra môi trường làm việc thân thiện: vui vẻ khi làm chung với mọi người và có thái độ hòa đồng là chìa khóa để tạo môi trường làm việc luôn tích cực.

Luôn tôn trọng người khác

Hãy nhớ luôn tôn trọng đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng : dù bạn có giỏi hơn người khác nhưng điểm mạnh này sẽ chỉ được mọi người đánh giá cao khi bạn vẫn tôn trọng mọi người xung quanh còn nếu tỏ ra thái độ hách dịch, dè biểu mọi người thì sẽ khiến cho đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng dần chán ghét và xa lánh bạn.

Biết lắng nghe và chia sẻ: nếu chẳng may nhận được lời góp ý từ đồng nghiệp hay cấp trên không lọt vào lỗ tai bạn, hãy cố gắng tiếp thu thay vì phản biện, cự cãi .

Không phân biệt đối xử: đừng tạo cảm giác cô lập bất cứ ai trong công việc, công ty, điều này vô hình chung sẽ khiến cho bạn không còn giữ được tính minh bạch.

Thái độ trung thực và trách nhiệm

Một người thật sự muốn thăng tiến lên vị trí cao hơn thì thái độ trung thực và trách nhiệm luôn là yếu tố kiên quyết nhất

Vai trò của sự trung thực là gì ?

Xây dựng lòng tin : việc trung thực giữa bạn với mọi sẽ giúp cho mọi người xung quanh dám đặt trách nhiệm lòng tin vào bạn từ đó mới dám hỗ trợ cho bạn khi bạn có vấn đề khó khăn cần giải quyết.

Tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp: khi đã có được lòng tin thì trong mắt mọi người bạn sẽ có trọng lượng cả về tiếng nói lẫn cân nặng, góp ý hay đóng góp của bạn sẽ được mọi người đánh giá cao hơn.

Tránh những rắc rối không đáng có : đừng vì một phút nông nỗi ham danh vọng hay liều lĩnh trong công việc mà cố gắng tham gia các hoạt động có thể gây rủi ro cho doanh nghiệp chỉ để lập công, điều này sẽ không mang đến nhiều kết quả trong lâu dài.

Có tinh thần chịu trách nhiệm

Hoàn thành công việc đúng thời hạn và chất lượng : luôn cố gắng không ngừng để hoàn thành những mục tiêu do sếp, cấp trên đưa ra, dù hoàn thành nhanh nhưng vẫn phải đảm bảo kết quả chính xác, tiêu chí chất lượng luôn là ưu tiên hàng đầu.

Đảm bảo chính xác trong quá trình thực hiện : hãy nhớ nếu làm nhanh mà công việc sai kết quả, sai chỉ tiêu, báo cáo tài chính hay doanh thu có sai sót thì toàn bộ cũng là công dã tràng do đó tập trung vào độ chính xác thay vì cố gắng làm để lấy le với sếp.

Chịu trách nhiệm với quyết định chính mình: sẽ có những lúc bạn mắc phải sai lầm, điều quan trọng là nhận trách nhiệm về mình thay vì tập trung đổ lỗi cho người khác, rút lấy kinh nghiệm luôn là phương pháp để tránh mắc sai lầm trong tương lai.

Thái độ cầu tiến và ham học hỏi

Muốn lên làm lãnh đạo thì việc liên tục học hỏi và cầu tiến trong mọi lĩnh vực luôn là ưu tiên hàng đầu.

Tầm quan trọng của việc học hỏi

Nâng cao năng lực bản thân: muốn đạt được vị trí cao hơn trước hết phải học hỏi liên tục không chỉ là kinh nghiệm làm việc, còn phải coi vị trí bạn muốn làm sau này đòi hỏi bằng cấp gì, có yêu cầu kỹ năng gì, có bắt buộc phải có chứng chỉ hay không và nếu có hãy bắt đầu chuẩn bị từ hôm nay.

Chịu được áp lực : dù công việc cấp trên có giao cho bạn khó khăn đến chừng nào cũng không được từ chối mà chỉ được tiếp nhận, xử lý và giải quyết theo yêu cầu.

Đưa ra những ý tưởng mới : nếu trong quá trình làm việc và giải quyết vấn đề mà bạn có ý tưởng để tối ưu thời gian làm việc, tăng năng suất hay có phương án xử lý công việc tốt hơn thì hãy đóng góp, điều này luôn được đánh giá rất cao.

Biểu hiện của thái độ cầu tiến

Luôn học tập mọi lúc mọi nơi : chỉ cần có điều gì không hiểu nhưng biết ai có thể làm được thì đừng ngần ngại hỏi dù có khi họ sẽ không chia sẻ hay chỉ cho bạn.

Chấp nhận tiếp thu ý kiến đóng góp : nếu bị sếp hay đồng nghiệp phê bình hãy chú ý lắng nghe để rút ra lỗi sai công việc tránh mắc sai lầm về sau.

Bổ sung kiến thức kỹ năng : hãy học tập các kỹ năng, kiến thức liên quan đến công việc hiện tại để giúp cho bạn nhanh chóng hiểu rõ và xử lý mọi việc ngày một đơn giản hơn.

Kết luận 

Trên đây là 4 kiểu thái độ làm việc tích cực phải có trong công việc nếu bạn đang có dự định muốn thăng tiến thì phải trau dồi và ứng dụng nó vào trong cuộc sống, nếu bạn làm được thì bạn mới có khả năng làm quản lý, còn không thì đây chỉ là ước mơ xa vời không nằm trong tầm tay bạn dù có cố gắng hay nỗ lực đến dường nào.

Rate this post