Kinh nghiệm phỏng vấn cho sinh viên mới tra trường
Nhiều bạn hay thắc mắc mình vừa mới tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm thì làm sao có thể xin được việc làm, dưới đây dịch vụ thực tập sẽ chia sẽ một ít kinh nghiệm phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường để các bạn tham khảo .
Contents
Kinh nghiệm phỏng vấn cho sinh viên mới tra trường
Để cạnh tranh với các ứng viên khác khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong các công việc bạn cần phải chú ý một ít kinh nghiệm phỏng vấn mà bạn có thể đạt được dựa trên sự chuẩn bị trước khi phỏng vấn cụ thể đó là :
1. Chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn phù hợp công việc
Có thể bạn sẽ gặp phải các câu hỏi quen thuộc từ phía nhà tuyển dụng như lý do bạn chọn công việc này, lý do bạn chọn vị trí này để xin vào làm việc ? Đây là câu hỏi mà hầu hết các nhà tuyển dụng thường hỏi người mới chưa có nhiều kinh nghiệm sau khi xem CV mà họ gửi trước đó. Lúc này bạn phải chuẩn bị một số câu trả lời có tính thuyết phục để nhà tuyển dụng chú ý hoặc lựa chọn bạn thay vì lựa chọn người khác.
Có thể bạn sẽ trả lời bình thường như vì bạn thấy kênh tuyển dụng này có mặt ở trường bạn hay trên các trang tuyển dụng và vị trí tuyển dụng trùng khớp với lĩnh vực bạn đã theo đuổi suốt 5 năm qua trên ghế giảng đường và đã có một ít kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức được đào tạo bài bản, tự tin với bản thân sẽ phù hợp chỗ khuyết mà doanh nghiệp đang thiếu .
Bạn có thể chưa có kinh nghiệm nhiều nhưng có nhiệt huyết, có tinh thần cầu tiến, có nhu cầu tích lũy bản thân do đó sẽ không từ bỏ công việc dễ dàng, hãy cho nhà tuyển dụng thấy được các điểm nổi bật đó .
Hãy bỏ thời gian ra để tìm hiểu chi tiết về doanh nghiệp nhớ lấy một số thông tin công ty, các hoạt động kinh doanh và nêu ra sự hiểu biết của bạn với doanh nghiệp cho nhà tuyển dụng thấy được bạn đang rất quan tâm và cần công việc này, đôi khi thái độ là điều cơ bản mà nhà tuyển dụng chú ý chứ không phải kỹ năng hay kinh nghiệm.
2. Tận dụng những gì có sẵn của bản thân
Có nhiều ứng viên khi đi xin làm việc hay chỉ tập trung vào việc nói quá nhiều về bản thân mà chẳng liên quan tí tẹo nào để công việc đang xin, nguyên nhân do thiếu kinh nghiệm nên không biết nói gì và cứ luyên thuyên về những gì bạn nghĩ là đúng .
Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng nhàm chán vì mọi người thường hay nâng cao bản thân, nói quá so với thực tế từ đó khiến bị loại ngay sau buổi phỏng vấn, hãy rút kinh nghiệm nên tìm hiểu và nói về công việc, giải thích các kỹ năng nào là điểm mạnh phù hợp với vị trí ứng tuyển, kể các công việc mình có thể làm nếu được nhận vào vị trí tuyển dụng để nhà tuyển dụng đánh giá cao sự nghiêm túc của bạn với công việc đang đi xin.
Hãy thể hiện tinh thần cầu tiến và sẵn sàng học hỏi dù có thể hạn chế mức lương ban đầu hay thấp hơn so với các vị trí khác, chấp nhận đặt việc học hỏi kinh nghiệm là chủ yếu.
3. Đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng
Một trong các phương pháp thông minh mà nhiều ứng viên có thể sử dụng đó là khi gặp những câu hỏi hóc búa từ nhà tuyển dụng mà không thể trả lời quá chuyên sâu hãy đặt một số câu hỏi chẳng hạn như ” với em thì chỉ biết làm đến mức như vậy, còn anh đã làm nhiều năm liệu có bí quyết nào có thể chia sẻ thêm cho em không ? … hãy biến cuộc phỏng vấn thành cuộc trò chuyện chia sẻ chuyên môn hòa đồng …
Hơn nữa khi bạn đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng liên quan đến việc được giao sẽ khiến cho nhà tuyển dụng thấy được bạn đã có nghiên cứu về công ty tuy nhiên còn thiếu sót vì chưa trực tiếp làm qua công việc này nên mơ hồ còn nhiều điều chưa được biết.
Xem thêm: câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn qua điện thoại
Các câu hỏi thường gặp cho sinh viên mới ra trường
Dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp mà sinh viên mới ra trường hay bị nhà tuyển dụng hỏi nhất mà bạn có thể tham khảo và chuẩn bị tâm lý
Hãy nói về bản thân bạn
Đối với câu hỏi này bạn hãy chia sẻ thật ngắn gọn về bản thân như trong sơ yếu lý lịch hãy nói về cá nhân, kỹ năng, kinh nghiệm và các bằng cấp hoặc các điểm nổi bật khi ngồi ghế nhà trường .
Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì ?
– Câu này hầu như buổi phỏng vấn nào cũng có và gần như nếu đã đi phỏng vấn nhiều thì sẽ thuộc lòng hãy trình bày các khuyết điểm và ưu điểm bản thân theo một cách bài bản, có chuẩn bị sẵn, không nên nói quá về điểm mạnh mà hãy thể hiện sự khiêm tốn, còn đối với điểm yếu thì hãy chia sẽ thật sự những thiếu sót chẳng hạn như chỉ có kiến thức suông, còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế ..
Đối với điểm mạnh hay điểm yếu bạn cũng chỉ nên chia sẻ một đến hai điểm để tránh mất thời gian cho câu hỏi sau, và nếu có khuyết điểm hãy nêu các cách khắc phục chẳng hạn chỉ cần có người chỉ em một lần em sẽ ghi lại và lần sau có thể tự mình làm …
Lý do bạn chọn công việc này ?
Hãy nêu vì sao bạn lại nộp đơn xin việc vào công việc này, hay vị trí này , thông thường sẽ dựa vào :
- Văn hóa doanh nghiệp.
- Môi trường làm việc
- Chế độ lương thưởng, đãi ngộ.
- Được người thân giới thiệu .
Mức lương bạn đề xuất là bao nhiêu ?
Bạn có thể nói với nhà tuyển dụng mức lương mong muốn của bạn nếu được hỏi, mức lương này bạn có thể tham khảo ở các vị trí tương tự, hoặc có thể hỏi một số người làm trong công ty khi họ ra về hoặc đang cà phê, ăn uống trước công ty …
Để xác định mức lương bạn có thể dựa vào kỹ năng của bạn, mức lương bạn đang cần để chi trả cho cuộc sống, kinh nghiệm làm việc của bạn liệu có xứng với mức lương bạn muốn hay không và cuối cùng là nếu chưa có kinh nghiệm thì lương bao nhiêu là đủ .
Các câu hỏi trên sẽ giúp bạn tìm ra mức lương mà bạn nên đề xuất với nhà tuyển dụng, đặc biệt khi nhà tuyển dụng hỏi thêm liệu em có cảm thấy bản thân xứng với mức lương đó hay không thì các câu hỏi trên sẽ giúp bạn vượt qua nhà tuyển dụng .
Kết luận
Trên đây là một số câu hỏi phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường mà các bạn bắt buộc phải gặp trong quá trình đi phỏng vấn ở bất cứ doanh nghiệp nào, bạn hãy chủ động chuẩn bị thật kỹ càng bởi nó sẽ có ích khi bạn gặp trực tiếp công việc.
More from my site
Dịch vụ thực tập là một trong nhiều đơn vị chuyên hỗ trợ sinh viên, các bạn đang học đại học, cao học trong các công tác xác nhận thực tập công tác tại đơn vị, làm báo cáo thực tập thuê hay viết luận văn đại học, luận văn cao học và giải đáp các thắc mắc liên quan đến các chuyên ngành mà bạn theo học tỉ mỉ, chi tiết . Người dùng có thể liên hệ dịch vụ thực tập qua các kênh thông tin dưới đây hoặc tại địa chỉ website : dichvuthuctap.net