Những bất lợi khi nhảy việc thường xuyên

Nhảy việc hiện nay không còn là việc quá xa lạ trong giới trẻ, một bạn trẻ đi làm chia sẻ một năm có thể nhảy việc đến hàng chục lần và đây là xu hướng của thị trường lao động, tuy nhiên những bất lợi của việc nhảy việc thường xuyên là không nhỏ, cùng tìm hiểu chi tiết với dịch vụ thực tập nhé.

Những bất lợi khi nhảy việc thường xuyên

Hầu hết các bạn trẻ khi ra trường thì rất khó để xin việc làm, tuy nhiên có rất nhiều bạn thì có lợi thế nhiều hơn do có các mối quan hệ xã hội tốt, quen với các con ông cháu cha, hoặc có ba mẹ là chủ tịch từ đó mà các bạn khi đi xin việc thường được chấp nhận nhanh chóng, điểm bất lợi đó chính là các bạn này thường xuyên nhảy việc, nghỉ việc chỉ trong vài bữa hoặc vài tháng khi đi làm, đối với các bạn thì có lẽ chưa hiểu được việc thường xuyên nhảy việc có những điểm lợi bất cập hại do việc này gây ra trong đó nổi bật chính là :

Ảnh hưởng đến sự nghiệp tương lai

Khó xây dựng được sự nghiệp ổn định

Tuổi trẻ là thanh xuân là ước mơ để cống hiến cho công việc, nếu thường xuyên nhảy việc sẽ cho các bạn tốn nhiều thời gian để có thể tích lũy kinh nghiệm tại một vị trí .

Rất khó trong quá trình xây dựng được một mối quan hệ lâu dài bền vững với các đồng nghiệp và lãnh đạo cấp trên bởi vì các mối quan hệ này cần thời gian để tạo sự tin tưởng, hòa đồng, gắn bó.

Giảm mất đi cơ hội thăng tiến

Hầu hết các công việc có lương cao, thu nhập khủng đòi hỏi sự cạnh tranh và kinh nghiệm lâu năm trong một lĩnh vực nào đó, do đó nếu bạn thâm niên quá thấp nhưng lại muốn ứng tuyển vào các vị trí cao trong doanh nghiệp thì hoàn toàn bất lợi bởi không ai tin tưởng mà giao trọng trách cho một người mới chưa có kinh nghiệm ngoài bằng cấp.

Các vị trí quan trọng thường được các đội ngũ lãnh đạo dành cho những người đã có chuyên môn trong lĩnh vực với khoảng 3 – 5 năm kinh nghiệm.

Khó có cơ hội phát triển và học hỏi 

Khi bạn lựa chọn nhảy việc sang một công việc mới bất kỳ thì bạn đều phải làm lại từ đầu và tích lũy kiến thức như một nhân viên mới, đòi hỏi tốn nhiều thời gian để tích lũy kinh nghiệm và học hỏi .

Việc nhảy việc còn làm cho bạn không có cơ hội để trao dồi kỹ năng và học thêm kiến thức chuyên môn cho lĩnh vực mà bạn đang theo làm việc.

Những bất lợi khi thường xuyên nhảy việc

Ảnh hưởng đến quá trình tìm việc

Khi nhảy việc thường xuyên dần dà bạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình tìm việc

Nhà tuyển dụng không đánh giá cao bạn vì tính ổn định

Hầu hết các nhà tuyển dụng khi nhìn CV cá nhân của bạn sẽ cảm thấy không đủ sự tin tưởng khi tuyển bạn vào vị trí mà họ đang cần bởi lẻ họ nhận ra sẽ tốn thời gian tuyển người lao động khác nếu bạn sau khi làm vài ba tháng lại nhảy sang công ty khác xin việc, vừa mất thời gian công ty đào tạo vừa tốn tài nguyên nhân lực của công ty hỗ trợ bạn trong giai đoạn ban đầu.

Điều này khiến bạn khó có cơ hội được nhà tuyển dụng đánh giá cao và mất điểm dù bạn có trình độ hay bằng cấp giỏi như thế nào đi nữa.

Khó giải thích lý do nghỉ việc thường xuyên

Các nhà tuyển dụng thường hay hỏi các ứng viên những câu hỏi như vì sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũng, lý do gì mà chỉ vỏn vẹn một năm bạn lại đổi tới 3 – 4 công việc cùng lúc, bạn gặp khó khăn gì ở công ty cũ hay sao, hay bạn có đánh giá gì về công ty cũ khiến cho bạn phải bỏ việc … Đây là các câu hỏi nhạy cảm bởi các công ty lớn, tính ổn định cao thường chỉ chấp nhận lý do nghỉ việc thật sự hợp lý mà thôi.

Trường hợp bạn trả lời qua loa hay không rõ ràng như chỉ thích thì mình nghỉ thôi hay công việc không phù hợp sở thích, hay năng lực của bạn cao hơn nhiều so với công việc bạn vừa nghỉ thì những lý do này sẽ khiến nhà tuyển dụng quan ngại và đánh giá thấp hồ sơ xin việc của bạn.

Xem thêm: Làm nhiều công việc một lúc có tốt hay không ?

Ảnh hưởng đến tài chính

Mất thời gian và chi phí khi đi tìm việc

Việc xin được công việc vừa ý là rất tốn thời gian đặc biệt khi bạn nhảy việc liên tục thì dĩ nhiên bạn muốn công việc sau phải tốt hơn công việc trước khiến cho sự lựa chọn của bạn càng kén chọn hơn sau khi nghỉ việc, từ đó bạn phải tốn thời gian để xin nhiều công việc và lựa chọn kỹ hơn, đồng thời chi phí để làm hồ sơ xin việc thường dao động từ 100 ngàn đồng / hồ sơ và bạn sẽ phải rải đi khá nhiều hồ sơ cho đến khi có nhà tuyển dụng liên hệ lại cho bạn.

Chưa kể đến trong quá trình nghỉ việc nếu không có nguồn tài chính từ gia đình liệu bạn có tiền tiêu vặt, ăn xài, đi chơi với bạn bè hay không cũng là một câu hỏi lớn.

Khó có cơ hội để được hưởng các đãi ngộ và phúc lợi

Thông thường các công ty lớn thường chỉ áp dụng chế độ lương thưởng đãi ngộ dành cho các nhân viên đã làm việc trên một năm, có thể thấy ở các ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, viễn thông thường có chế độ thưởng đến vài tháng lương chỉ áp dụng cho nhân viên đã làm việc trên 12 tháng trở lên, điều này khiến cho các bạn trẻ thường xuyên nhảy việc sẽ không có cơ hội nhận được các khoản thưởng này và bạn thường nói rằng tại sao mình lại không có dù chỉ mới làm việc vỏn vẹn vài tháng đã muốn xin nghỉ.

Xem thêm : Thái độ làm việc thế nào để được thăng tiến nhanh

Kết luận

– Nếu đang đi làm việc bình thường và trong đầu cứ nghĩ đến việc nhảy việc, nghỉ việc thì hãy xem thật kỹ các yếu tố bất lợi khi nhảy việc thường xuyên mà đơn vị mình hay định hướng cho các bạn trẻ như trên từ đó cân nhắc thật kỹ xem có nên trung thành với công việc hiện tại hay không từ đó mới đưa ra quyết định.

Về cơ bản thì hầu hết những doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ vẫn chỉ thích làm việc với nhân viên trung thành và có thái độ tích cực trong công việc do vậy nếu họ phát hiện bạn có suy nghĩ tiêu cực hay muốn nghỉ việc thì họ cũng không mặn mà gì trong việc giữ lại bạn vì họ biết có tốn thời gian giữ bạn lại cũng không đem lại hiệu quả hay lợi ích gì còn mất công họ nuôi quân.

 

Rate this post