Sinh viên nên ăn ngoài hay tự nấu ? Lợi ích và tác hại của việc này

Sinh viên nên ăn ngoài hay tự nấu ? Lợi ích và tác hại của việc này ? Câu hỏi được nhiều bạn sinh viên trong các trường đại học quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây trong đó có các thắc mắc món nào ngon, bổ rẻ, ăn ngoài sẽ tốn nhiều tiền hơn hay tự nấu tốn nhiều tiền hơn …

Giới thiệu chung về tình hình ẩm thực của sinh viên.

– Hiện nay nhu cầu ăn uống của sinh viên nhìn chung rất đa dạng và linh hoạt về khẩu phần, món ăn, cách chế biến, sơ chế, thực đơn ngày càng cầu kỳ chứ không đơn giản như ngày xưa, tùy theo tài chính mà các bạn sinh viên có thể chọn lựa ăn ngoài hay nấu ăn và việc này cũng đem lại cho các bạn nhiều mặt tích cực và tác hại của việc này, cùng dichvuthuctap.net tìm hiểu đôi chút về vấn đề này nhé .

II. Lợi ích của việc sinh viên tự nấu ăn

– Việc sinh viên tự chủ động trong công tác nấu ăn sẽ mang lại nhiều lợi ích không nhỏ, không những vừa ngon, bổ rẻ, vừa tiết kiệm chi phí, tạo tình cảm với bạn bè, người sinh sống xung quanh phòng trọ .

A. Tiết kiệm tiền

– Sinh viên khi nấu ăn cho phòng trọ sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí so với việc tự mình ăn uống bên ngoài, ví dụ một bữa cơm tiệm hiện nay tại các thành phố là 25 ngàn đồng đến 40 ngàn / đồng, nhưng nhiêu đó khi đi chợ tự nấu thì có thể ăn được 2 – 3 buổi trong 1 ngày tùy theo món ăn mà sinh viên lựa chọn chẳng hạn như ít thịt, ít trứng, ít đậu hủ, cà chua …

sinh viên nên ăn ngoài hay tự nấu

Bữa cơm nhìn thanh đạm nhưng đảm bảo đủ sức khỏe cho sinh viên .

B. Không lo về an toàn thực phẩm

– Do sinh viên là người trực tiếp đi chợ nấu ăn, chọn lựa nguyên liệu cho mỗi bữa ăn của mình và các bạn cùng phòng do đó vấn đề các thực phẩm bẩn, thực phẩm không chất lượng sẽ tránh được, hạn chế thịt ôi thiu, thịt bẩn, thịt đã lâu ngày không sử dụng .

Xem thêm : top 10 thẻ ngân hành sinh viên hay sử dụng

C. Phát triển kỹ năng nấu ăn

– Việc chủ động nấu ăn sẽ giúp cho sinh viên có thêm kinh nghiệm tự nấu ăn để sau này khi có các buổi tiệc tại nhà, các bữa liên hoan, tất niên, cắm trại có thể trổ tài làm nữ công gia chánh hay đầu bếp để chủ đạo tay nghề của mình trong buổi tiệc, làm niềm kiêu hãnh với bạn bè, người thân.

Sinh viên nên ăn ngoài hay tự nấu

Các buổi nấu ăn do tự sinh viên làm sẽ giúp bạn có thêm nhiều kỹ năng nấu nướng.

D. Tạo cơ hội gặp gỡ và kết nối xã hội

– Việc nấu ăn tại nhà cũng giúp cho các bạn sinh viên tiết kiệm được chi phí và giúp cho mọi người trong phòng hòa đồng hơn, thay vì mỗi người phải ăn một phương thì chỉ cần bạn chịu khó bỏ công 1 chút vừa giúp mọi người có ăn, vừa tiết kiệm chi phí cho cả nhà .

III. Lợi ích của việc sinh viên ăn ngoài

– Tuy nhiên, việc đi ăn ngoài cũng mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với nhiều sinh viên tại các trường đại học, trong đó nổi bật chính là :

A. Tiết kiệm thời gian

– Không thể phủ nhận việc sinh viên ăn ngoài sẽ tiết kiệm được phần lớn thời gian, thay vì phải chạy về nhà ăn cơm thì có thể kiếm tiệm cơm, quán bún, quán cháo xung quanh trường để ăn sau đó tiếp tục vào học, điều này sẽ đơn giản hơn nhiều .

Sinh viên nên ăn ngoài hay tự nấu

Sinh viên ăn ngoài sẽ giúp các bạn tiết kiệm nhiều thời gian hơn so với việc phải tự nấu nướng.

B. Sự đa dạng trong thực đơn

– Hầu hết các quán cơm, quán cháo, quán bún thì đều có thực đơn phong phú, phù hợp khẩu vị không chỉ cho người đi làm, cho sinh viên, giúp cho các bạn chọn lựa được món ngon mà mình thích và thay đổi món ăn mỗi ngày .

Sinh viên nên ăn ngoài hay tự nấu

Việc ăn ngoài sẽ khiến cho sinh viên tốn rất nhiều chi phí .

C. Hỗ trợ kỹ năng quản lý thời gian

– Đối với các bạn sinh viên vừa đi học vừa đi làm thì việc ăn ngoài sẽ góp phần không nhỏ trong việc tự chủ động thời gian đi học đi làm, lúc nào đói chỉ cần kiếm gì đó mua hoặc đặt grap giao tận nơi, không mất nhiều thời gian cho công tác nấu ăn.

Xem thêm : 10 mẫu xe thích hợp cho sinh viên hiện nay

D. Góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương

– Việc các bạn sinh viên ăn ngoài còn giúp cho các hàng quán buôn bán được, đó là lý do xung quanh các trường đại học luôn tấp nập các quán ăn, quán cơm khác nhau với giá cạnh tranh từ đó không chỉ giúp cho các bạn tiện lợi trong việc lựa chọn thực đơn, còn thúc đẩy kinh doanh buôn bán cho người dân xung quanh khu vực các trường đại học.

IV. Tác hại của việc sinh viên tự nấu ăn

– Muốn ăn phải lăn vào bếp, nhưng lăn vào thì phải biết nấu ăn, nếu không biết nấu ăn, lại không có thời gian thì việc sinh viên tự nấu ăn sẽ có các nhược điểm như :

A. Tốn thời gian và công sức

– Việc nấu ăn rất mất nhiều thời gian, từ khâu đi chợ, chọn lựa món ăn nào, trả giá để tiết kiệm tiền, đến khâu sơ chế, chế biến đồ ăn, rồi đến thời gian nấu, đến khi ăn xong lại phải tốn thêm thời gian để rửa chén bát . Việc này khiến sinh viên gặp nhiều rắc rối nếu không có thời gian cho việc này .

B. Không biết nấu nướng gây hư hỏng đồ ăn

– Nhiều bạn không biết nấu nướng khi tự nấu ăn sẽ khiến cho đồ ăn không chín, bị hư hỏng do gia vị nêm quá mặn hoặc quá ngọt thậm chí không thể nuối nổi, lúc này thì việc đổ bỏ sẽ khiến cho bạn lãng phí đồ ăn và khiến cho lãng phí thực phẩm .

Sinh viên nên ăn ngoài hay tự nấu

Các buổi ăn đơn giản vừa rẻ vừa đảm bảo an toàn thực phẩm.

C. Khó khăn trong việc quản lý thời gian

– Khi nấu ăn, cái khó nhất là kiểm soát thời gian nấu nướng, nhiều khi đang nấu ăn lỡ dỡ mà có việc đột xuất đi ra ngoài thì coi như bỏ không là hư hết đồ ăn, lúc về lại còn phải tốn thời gian dọn dẹp, do đó chỉ nên rảnh thì mới nấu ăn, còn không thì đừng nấu.

V. Tác hại của việc sinh viên ăn ngoài

– Nhiều bạn sinh viên rất muốn đi ăn ngoài bởi nhiều tiện lợi, tuy nhiên các bạn sinh viên vẫn hay băn khoăn và quan ngại các điểm sau đây của việc đi ăn ngoài đó là :

A. Chi phí cao

– Việc sinh viên ăn ngoài hiện nay tốn rất nhiều chi phí sinh hoạt hàng ngày, nhiều bạn có điều kiện thì không nói chứ hiện nay giá bán thức ăn cho sinh viên tại thành thị dao động từ 25.000đ – 30.000đ / món, nước dao động từ 15.000đ – 25.000đ / ly, do đó nếu không kiểm soát tài chính thì một ngày sinh viên có thể tiêu đến hơn 100.000đ cho việc ăn ngoài đường .

B. Rủi ro về sức khỏe do thực phẩm không an toàn

– Bên cạnh đó nhiều hàng quán chỉ vì lợi nhuận mà không quan tâm đến sức khỏe khi nhập các loại thực phẩm ôi thiu, hết hạn để về chế biến và bán cho các bạn sinh viên, vì thấy giá rẻ nên các quán này thường rất đông sinh viên ăn nhưng lại gây các hậu quả như đau bụng, bệnh đường ruột, tiêu chảy ….

C. Thiếu kiểm soát về dinh dưỡng

– Việc ăn cơm hộp, bún, cháo, phở thường có rất ít dinh dưỡng, lại ít đồ ăn, mau đói dẫn đến nhiều bạn sinh viên ăn trong thời gian dài thường hay bị suy dinh dưỡng, không đủ sức khỏe để học tập làm việc.

VI. Kết luận

– Nói chung qua phân tích trên của dichvuthuctap.net thì các bạn sinh viên có thể nhìn thấu được lợi ích và tác hại của việc sinh viên nên tự nấu ăn hay đi ăn ngoài và các bạn tùy theo điều kiện, hoàn cảnh, kinh tế, cách sống mà từ đó có thể chọn lựa cho mình 1 phương án thích hợp .

5/5 - (1 bình chọn)