Thăng tiến sự nghiệp là gì ? Làm thế nào để sự nghiệp thăng tiến
Thăng tiến sự nghiệp là điều mà rất nhiều bạn trẻ hay những người ở độ tuổi trung niên quan tâm bởi nếu đã đi làm quá lâu trong một môi trường thì điều quan trọng là phải ngồi ở vị trí cao hơn, cùng dịch vụ thực tập chia sẻ một ít kinh nghiệm làm thế nào để sự nghiệp thăng tiến nhé.
Contents
Thăng tiến trong sự nghiệp là gì ?
Thăng tiến trong sự nghiệp hay còn nói cách khác là con đường làm việc hanh thông, mở ra cánh cửa mới tại vị trí cao hơn, lên chức tăng lương cho công việc hiện tại, việc thăng tiến trong sự nghiệp vô cùng quan trọng bởi nó đem lại danh tiếng, tiền bạc, tài lộc do đó được hầu hết mọi người xem trọng.
Đối với một số người khi đi làm công trong một số tổ chức nhà nước, doanh nghiệp lớn thì việc có vị trí ngày một cao hơn sẽ quan trọng hơn số tiền họ kiếm được, bởi ngồi ở chức cao có nghĩa là có mặt mũi, được họ hàng, bạn bè, bà con người thân xem trọng, điều mà có tiền cũng không mua được.
Làm thế nào để sự nghiệp thăng tiến
Để con đường sự nghiệp có khởi sắc không phải chỉ nói mồm, chém gió là có được mà phải không ngừng nỗ lực để đạt được trong đó cần có các yếu tố chính
Không ngừng cải thiện bản thân
Học hỏi kiến thức liên tục
Tìm hiểu kỹ về lĩnh vực mình đang làm việc: mua các tài liệu chuyên ngành làm việc của mình, xem các yếu tố nào để tăng tính cạnh tranh, tăng sự phát triển để có hướng đi mới.
Tham gia các khóa học, hội thảo: cập nhật kiến thức qua các buổi học, các buổi tọa đàm để có thêm kỹ năng, kinh nghiệm từ các đối thủ cạnh tranh trên thương trường.
Đọc sách nghiên cứu tài liệu: hãy tham khảo một số tựa sách liên quan đến việc đối nhân xử thế, kỹ năng kinh doanh, làm thế nào trở thành một người lãnh đạo giỏi và ráng áp dụng.
Phát triển những kỹ năng mềm
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: trao dồi kỹ năng giao tiếp trước đám đông và làm việc tinh thần trách nhiệm trong các đội nhóm là ưu tiên hàng đầu.
Kỹ năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định: thay vì khi có vấn đề chúng ta đùn đẩy cho nhau thì hãy tìm cách xử lý chúng và tập cho mình tính chịu trách nhiệm nếu chẳng may thất bại.
Kỹ năng lãnh đạo: nếu muốn trở thành một nhà quản lý trong tương lai gần thì hãy học những quyển sách lãnh đạo, tập leader các dự án, các công việc ở quy mô nhóm trước khi có thể có tương lai cao hơn.
Xây dựng thương hiệu cá nhân
Tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp: phải tạo điểm khác biệt về hình tượng để mọi người chú ý đến bạn, phong cách lịch sự, ngoại hình sạch sẽ ..
Tạo dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp: hòa đồng trong công việc, hỗ trợ công việc cho người khác ngay cả khi bạn không được nhờ cậy.
Tham gia các hoạt động xã hội: hãy tham gia các chiến dịch chạy maraton, thiện nguyện, từ thiện để thể hiện tấm lòng của bạn đối với xã hội ..
Xem thêm: thái độ công việc như thế nào để được thăng tiến
Tích cực trong công việc
Chủ động nhận nhiệm vụ
Hãy tìm kiếm cơ hội thể hiện : chỉ khi nào bạn có thể biểu hiện bản thân mình có năng lực cho cấp trên thấy được thì mới có cơ hội thăng tiến, do đó hãy nhận mọi việc được giao.
Đề xuất các ý tưởng mới: nếu có ý kiến gì liên quan đến công việc, cải thiện quy trình, tăng năng suất hay ý tưởng kinh doanh táo bạo hãy góp ý ngay cho cấp trên.
Hoàn thành công việc hiệu quả
Lập kế hoạch, quản lý thời gian : trước khi nhận việc gì bạn cũng phải xác định với cấp trên thời gian hoàn thành, cố gắng xây dựng kế hoạch để làm việc vượt qua thời gian được giao nhé.
Đảm bảo chất lượng công việc: hoàn thành chỉ tiêu đã nhận việc được giao, dù nhanh hay chậm bạn phải đảm bảo đúng chất lượng.
Biểu hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp
Trung thực đáng tin cậy : phải để mọi người tin tưởng vào bạn mới dám giao việc cho bạn làm.
Sẵn sàng học hỏi, trao đổi: đừng thể hiện mình thông minh hơn người khác, làm việc gì cũng phải khiêm tốn, có tinh thần học hỏi, chấp nhận hạ mình nếu không hiểu các vấn đề.
Có tinh thần trách nhiệm cao: nếu công việc được giao mà không hoàn thành, đừng đổ lỗi cho bất cứ ai mà trước tiên phải nhận trách nhiệm về mình.
Xây dựng mối quan hệ
Mối quan hệ cấp trên
Tạo lòng tin : phải để cấp trên nhận thấy tin tưởng bạn thì mới giao việc cho bạn xử lý.
Thường xuyên báo cáo công việc: dù bạn có hoàn thành đúng hẹn hay không thì cũng phải thường xuyên báo cáo tiến độ công việc một cách tự động, không để sếp hỏi.
Hỏi ý kiến và lắng nghe phản hồi: nếu trong quá trình xử lý gặp phải trở ngại hãy xin chỉ đạo của cấp trên thay vì tự tung tự tác quyết định.
Mối quan hệ đồng nghiệp
Hợp tác làm việc: hãy thể hiện sự hài hoàn trong mọi công việc, nhờ mọi người phụ bạn một tay nếu gặp khó khăn, và dĩ nhiên bạn cũng phải phụ lại mọi người dù không được nhờ.
Tôn trọng ý kiến người khác: điều quan trọng khi làm việc nhóm là nghe ý kiến của mọi người, tránh chỉ dựa theo ý kiến cá nhân làm mọi người bất đồng khiến công việc đình trệ.
Sẵn sàng giúp đỡ mọi người: hãy phụ mọi người dù không được nhờ vả để sau này nếu chẳng may bạn có việc gấp, việc gia đình hay một lý do nào đó thì đồng nghiệp sẽ tự nguyện giúp lại bạn.
Mối quan hệ với khách hàng
Quan hệ với đối tác luôn là ưu tiên hàng đầu: nếu bạn nắm trong tay các khách hàng lớn thì doanh nghiệp sẽ luôn coi trọng bạn, từ đó dễ cất nhắc hơn trong tương lai.
Đảm bảo khách hàng hài lòng: hãy nhớ khách hàng là thượng đế, có sai lúc nào cũng là lỗi của bạn, từ đó sẽ giúp cho công việc của bạn luôn thuận lợi/
Đặt mục tiêu và lộ trình thăng tiến rõ ràng
Xác định mục tiêu công việc
Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: xác định thời gian làm việc trong một vị trí tối đa trong bao nhiêu năm, khi nào sẽ thăng lên vị trí cao hơn.
Mục tiêu cụ thể đo lường được: xác định xem công việc đó mức lương như thế nào, thu nhập trong mấy năm sẽ bao nhiêu, các khoản tiền thưởng ra sao …
Lập kế hoạch và tiến hành
Xác định các bước cần thực hiện : khi đã có kế hoạch hãy bày tỏ với sếp bạn muốn thay đổi vị trí làm việc sang chức vị cao hơn để xem thái độ cấp trên như thế nào, nếu được chấp thuận hay bắt đầu làm những bước để có thể đến vị trí mong muốn đúng hẹn.
Theo dõi và đánh giá
Trong lộ trình thăng tiến công việc nếu xảy ra các sự cố chẳng hạn như khách hàng hủy hợp đồng, phòng ban bị cắt giảm nhân sự thì đánh giá lại kế hoạch.
Kết luận
Để thăng tiến sự nghiệp là một quá trình dài hạn chứ không phải chuyện một sớm một chiều, do đó nếu bạn đang xác định tiếp tục gắn bó với vị trí hiện tại và có kế hoạch cụ thể thì hãy kiên trì và nỗ lực, có nhiều người để lên làm sếp hay giám đốc phải nỗ lực từ 5 – 10 năm cho một quá trình dài hạn do đó nếu không đủ kiên nhẫn sẽ khó thành công.
More from my site
Dịch vụ thực tập là một trong nhiều đơn vị chuyên hỗ trợ sinh viên, các bạn đang học đại học, cao học trong các công tác xác nhận thực tập công tác tại đơn vị, làm báo cáo thực tập thuê hay viết luận văn đại học, luận văn cao học và giải đáp các thắc mắc liên quan đến các chuyên ngành mà bạn theo học tỉ mỉ, chi tiết . Người dùng có thể liên hệ dịch vụ thực tập qua các kênh thông tin dưới đây hoặc tại địa chỉ website : dichvuthuctap.net