Sinh Viên Không Xin Được Việc Vì Không Có Kinh Nghiệm

Tình trạng phổ biến hiện nay ở Việt Nam đó là sinh viên không xin được việc sau khi ra trường, nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp hiện nay đều đòi hỏi thuê các lao động, nhân viên đã có kinh nghiệm, có tay nghề đầy đủ , vậy trong bài viết này dichvuthuctap.net sẽ phân tích cho các bạn sinh viên kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề này.

Sinh viên không tìm nổi việc làm khi ra trường

Thông thường khi vừa mới bước khỏi cánh cửa nhà trường để đi ra ngoài xã hội thường rất hâm hở, nghĩ là với trình độ của mình, với tấm bằng đại học của mình sẽ dễ dàng kiếm ngay được 1 công việc lương tháng trên 10 triệu đồng, thay vì các bạn công nhân, lao động chân tay, thất học đang làm hiện nay với chỉ từ 7 – 8 triệu đồng trở xuống.

Nhưng đời thật không như là mơ, sinh viên không ngờ được là khi ra trường và viết đơn tuyển dụng cho các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp tư nhân bình thường đều thấy trên thông tin tuyển dụng của họ là yêu cầu kinh nghiệm tối thiểu trong lĩnh vực này 1 năm đến 2 năm, từ ngành tài chính, kế toán, quản trị, marketing, ngành nào cũng đòi hỏi có kinh nghiệm.

Các bạn sinh viên thường không tin vấn đề này cho lắm do đó đã đến thử rất nhiều đơn vị để xin phỏng vấn và đều thất bại khi nhà tuyển dụng hỏi trước đây bạn có đi làm ở lĩnh vực này bao giờ chưa, có kinh nghiệm trong lĩnh vực này hay chưa, và bạn trả lời là không, thế là được mời về nhà nằm ngủ tiếp.

Sinh Viên Không Xin Được Việc Vì Không Có Kinh Nghiệm

Sinh Viên Không Xin Được Việc Vì Không Có Kinh Nghiệm trong khi đang đi học không thực tập.

Ra trường không có kinh nghiệm là lỗi của sinh viên

Thật ra việc sinh viên không có kinh nghiệm khi ra trường 100% là lỗi toàn bộ do sinh viên gây ra trong quá trình học tập không ai cấm bạn học hỏi kinh nghiệm làm việc nhóm, làm quen các kỹ năng công việc được các phòng ban xí nghiệp hoặc làm thêm nhiều công việc bên ngoài để tích lũy phần nào đó kinh nghiệm.

Việc các bạn chỉ biết học hành, ăn chơi đến khi tốt nghiệp cầm được tấm bằng rồi mới bắt đầu đi xin việc đó là lỗi của các bạn, không trách ai được, các bạn quá ỷ lại vào bằng cấp, nghĩ mình cầm tấm bằng đại học như thượng phương bảo kiếm, nộp vào là có người nhận được ngay, tuy nhiên hầu hết là nỗi thất vọng nhục nhã khi bị hàng loạt doanh nghiệp từ chối .

Việc không có bằng nhưng có kinh nghiệm được doanh nghiệp đánh giá cao do họ tuyển dụng người biết làm còn hơn tuyển dụng người có bằng cấp nhưng chẳng biết làm gì, vừa tốn thời gian, vừa tốn tiền đào tạo vừa có thể gặp phải rủi ro nếu giao công việc cho những người không chuyên, gây thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp.

Do đó nếu chưa có kinh nghiệm thì nên học ngay các kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết, ví dụ sau này muốn làm nhân viên kinh doanh, nhân viên marketing hay nhân viên bán hàng thì ngay từ lúc còn nằm trên giảng đường hãy tập làm quen với các công việc buôn bán, thu hút khách hàng, chiều lòng khách hàng và chăm sóc khách hàng sau khi bán ra một sản phẩm, dịch vụ bất kỳ, có thể thử khởi nghiệp vài lần xem có thành công không .

Tham khảo: công việc cho sinh viên du lịch sau khi học xong

Vì sao các đơn vị tuyển dụng đòi hỏi kinh nghiệm của sinh viên

Thật ra một công ty, đơn vị thường chỉ muốn tuyển nhân viên đã có tay nghề, kinh nghiệm do họ thường phải bỏ ra một số tiền lớn để đào tạo nhân viên đến khi có kinh nghiệm, đến khi các thợ thầy mà họ đào tạo thành công thì họ lại nhảy việc đi làm cho một số công ty khác hay mở ra làm riêng.

Đặc biệt theo kinh nghiệm của nhà quản lý, đối tượng sinh viên sau khi được đào tạo khoảng 2 – 3 tháng họ thường sẽ nghỉ việc, do khi vừa mới ra trường họ thích khám phá, thích bay nhảy ở nhiều công việc khác nhau, không thích làm riêng hay cố định gì một công việc, do đó đào tạo sinh viên là tốn thời gian nhiều nhất

Tuyển dụng kèm theo yêu cầu kinh nghiệm 1 – 2 năm trở lên là để cho nhà tuyển dụng thấy được bạn đã làm ở 1 công ty nào đó tại vị trí này, và bạn có thời gian khá dài để cống hiến cho công ty đó thay vì chỉ làm chơi cho vui mà thôi, tuyển dụng bạn vào thì không cần phải tốn tiền đào tạo mà bạn lại có thể bắt đầu tiến hành làm quen ngay với môi trường công việc

Tham khảo: sinh viên hay rơi vào bẫy đa cấp

Giải bài toán không có kinh nghiệm làm việc của sinh viên

Đối với các bạn sinh viên mà thấy các đơn vị tuyển dụng đòi hỏi kinh nghiệm làm việc thì các bạn ngay từ đầu không nên chọn các công ty, đơn vị này, nguyên nhân là mức lương họ đưa ra là khá cao vì họ đòi hỏi những người vào làm đã có kinh nghiệm, tay nghề, chứ không phải như các bạn là chân ướt chân ráo.

Các bạn nên hiểu 1 thực tế của xã hội hiện nay là không quá nhiều công ty đòi về bằng cấp, một là họ tuyển lao động rẻ tiền để đào tạo lành nghề, hai là họ tuyển người có kinh nghiệm, tấm bằng chẳng qua là phương tiện để đánh giá sự nổ lực của bạn cao hơn người khác mà thôi, chứ nó không chứng minh là bạn giỏi làm việc hay không.

Do đó hãy tìm 1 công việc lương thấp, không yêu cầu bằng cấp và làm lấy kinh nghiệm, có thể nhảy việc liên tục trong 1 – 2 năm đầu để tích lũy kinh nghiệm trước khi xin việc ở các đơn vị đòi hỏi cao hơn về bằng cấp lẫn kinh nghiệm làm việc.

Sinh viên nên tích lũy kinh nghiệm làm việc ngay từ ghế nhà trường

Tích lũy kinh nghiệm làm việc ngay từ khi còn là sinh viên có nhiều lợi ích đáng kể, bao gồm:

  1. Nâng cao kỹ năng: Việc làm thêm sẽ giúp sinh viên nâng cao kỹ năng làm việc và phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc nhóm, v.v. Những kỹ năng này sẽ giúp sinh viên tự tin hơn khi đi làm sau này.
  2. Xây dựng mạng lưới quan hệ: Việc làm thêm cũng giúp sinh viên gặp gỡ nhiều người và xây dựng mạng lưới quan hệ trong ngành nghề của mình. Điều này có thể giúp sinh viên tìm được cơ hội việc làm sau này hoặc được giới thiệu với những người có thể giúp đỡ cho sự nghiệp của mình.
  3. Kiếm thêm thu nhập: Việc làm thêm cũng giúp sinh viên có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống và học phí. Nếu biết cách quản lý thời gian tốt, sinh viên có thể kết hợp việc làm thêm với học tập mà không ảnh hưởng đến kết quả học tập của mình.

Tuy nhiên, việc làm thêm cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên nếu không biết cách quản lý thời gian tốt. Sinh viên cần xem xét kỹ trước khi quyết định làm thêm và chọn công việc phù hợp với thời gian và khả năng của mình để đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học tập.

Tham khảo: các chiêu trò lừa đảo bủa vây tân sinh viên

Kết luận 

Trong bài viết trên, dichvuthuctap.net đã phân tích khá chi tiết và việc kinh nghiệm làm việc mà các đơn vị đòi hỏi sinh viên phải có sau khi ra trường và cách giải quyết các vấn đề này đơn giản nhất, hãy cố gắng làm và tích lũy kinh nghiệm, bằng cấp chỉ là phương tiện chứ không nói lên được rằng bạn giỏi hay không giỏi, do đó hãy lưu ý khi đi xin việc làm nhé. Xem thêm tại Fanpage của đơn vị nếu cần đóng góp thêm ý kiến nhé : https://www.facebook.com/vietthuecvxinviec

5/5 - (1 bình chọn)