10 chiêu trò lừa đảo bủa vây sinh viên và cách tránh né

10 chiêu trò lừa đảo bủa vây  sinh viên

Có rất nhiều chiêu trò lừa đảo đang tồn tại và tiếp tục xuất hiện trong cuộc sống hiện đại của chúng ta, và sinh viên thường là những đối tượng dễ bị lừa đảo. Dưới đây là một vài chiêu trò lừa đảo thường gặp phải của sinh viên:

Bán hàng đa cấp: Đây là chiêu trò thường gặp nhất đối với sinh viên vừa mới vào các trường đại học, đã có nhiều bài viết mình giới thiệu về chiêu trò lừa đảo trên dichvuthuctap.net các bạn nhớ coi tham khảo nhé.

Quảng cáo việc làm giả: Các việc làm lừa đảo sinh viên ham công việc luôn nhan nhản trên mạng xã hội như việc nhẹ nhàng, lương cao mà không mất công làm gì thường thấy hiện nay như đánh văn bản thuê, mua hàng hoàn tiền ….

Lừa đảo thẻ tín dụng: Một số đối tượng sẽ dụ dỗ bạn cung cấp các thông tin liên quan đến cá nhân, hoặc chỉ cần cho mượn căn cước công dân để tham gia vay mua hàng trả góp … sau đó lấy thông tin cá nhân của bạn để đăng nhập vào ngân hàng và chiếm đoạt số tiền trong tài khoản.

Lừa đảo thuê phòng trọ : một số sinh viên ham các quảng cáo thuê phòng trọ giá rẻ trên mạng, đến khi thuê được phòng thì mới biết người mình dẫn đi xem không phải chủ nhà mà chỉ là kẻ gian, hay thuê phòng giá rẻ đến khi vào ở thì thấy mức giá điện, nước, internet, giá sinh hoạt không đúng như quảng cáo ban đầu .

10 chiêu trò lừa đảo bủa vây sinh viên và cách tránh né

10 chiêu trò lừa đảo bủa vây sinh viên và cách tránh né

Sinh viên mất tiền vì tuyển dụng online lừa đảo

Hiện nay sinh viên mất tiền nhiều nhất khi xin việc dựa theo các mẫu quảng cáo trên mạng xã hội, trên các trang tuyển dụng việc làm, facebook, tiktok sau khi xin việc thì bạn sẽ được phỏng vấn giống nhân viên bình thường tuy nhiên sẽ gặp rắc rồi bởi các vấn đề:

  • Làm tháng đầu không được trả lương dù đã làm tất cả các công việc được giao.
  • Đơn vị tuyển dụng sai bạn làm những việc không giống như thỏa thuận ban đầu.
  • Làm các công việc gọi điện bán hàng, dụ dỗ người già, trẻ nhỏ mua các sản phẩm .
  • Bị công ty dụ dỗ phải đóng một khoản tiền nào đó mới chính thức được nhận việc.
  • Hoặc phải mua một số sản phẩm, dịch vụ do công ty đang bán để hiểu rõ sản phẩm thì mới được nhận vào làm.

Đây là các chiêu trò tuyển dụng ảo lừa đảo các bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm và thông thường sinh viên năm nhất, năm hai thậm chí cả những người vừa mới ra trường kiếm việc làm hay đối tượng lao động công nhân luôn dính bẫy các đối tượng này .

Sinh viên Mang nợ vì tuyển dụng trực tuyến

Làm việc trực tuyến tại nhà cũng là một trong các chiêu trò khiến sinh viên mang nợ, hình thức lừa đảo của tuyển dụng trực tuyến chính là :

  • Kẻ gian sẽ đưa ra các công việc khá đơn giản như đánh máy, thuê làm vi tính, thuê làm quần áo gia công, thời gian đầu bạn sẽ được trả lương đều đều, đến khi chúng giao cho bạn nhận đơn số lượng lớn, yê cầu bạn phải đặt cọc 1 khoản tiền giữ chân nếu muốn nhận đơn hàng, khi đã đặt cọc thì chúng sẽ chiếm dụng số tiền này của bạn .
  • Hoặc một số kẻ gian sẽ yêu cầu bạn mua hàng trực tuyến, đánh giá 5 sao cho shop của họ, mỗi đơn hàng lúc đầu họ đều hoàn lại tiền và trả công bạn 10% – 20% giá trị đơn hàng, đến khi chúng yêu cầu mua hàng số lượng lớn thì bạn sẽ giúp chúng mua hàng xong, tuy nhiên lúc này chúng không thanh toán nữa, như vậy bạn sẽ tốn mớ tiền mua đống hàng rác rưởi mà chúng bán .
  • Ngoài ra còn có một số hình thức chúng giả danh môi giới việc làm, hứa sẽ lo cho bạn vào các vị trí ngon trong các công ty nhà nước, ngân hàng, tổ chức tài chính … và yêu cầu một khoản tiền từ 5 – 20 triệu đồng với những lời hứa hẹn ngọt ngào, đến khi bạn chuyển khoản thì lập tức khóa máy chặn số .

Sinh viên bị lừa đảo Bán hàng đa cấp

Sinh viên bị lừa đảo trong việc bán hàng đa cấp. Đây là một vấn đề phổ biến trong nhiều quốc gia và đã gây ra nhiều thiệt hại cho người tiêu dùng. Để giúp bạn giải quyết tình huống này, tôi có thể đưa ra một số lời khuyên sau đây:

  1. Đa cấp là hình thức mà hơn 50% khi học đại học sẽ bị bạn bè dụ dỗ mời gọi tham gia, việc bán hàng đa cấp không xấu tuy nhiên chỉ có một số công ty bán hàng đa cấp có tên tuổi mà thôi còn lại đa phần là đa cấp biến tướng lừa đảo.
  2. Hình thức đa cấp dụ dỗ sinh viên mua hàng hóa, sản phẩm hay dịch vụ nào đó và đem giới thiệu cho bạn bè người thân cùng mua hay tham gia với hoa hồng từ 30% – 50% cho mỗi thành viên giới thiệu phía sau hay phía sau nữa, chính vì ham mức lợi nhuận khổng lồ này mà rất nhiều sinh viên đã kéo theo gia đình người thân cùng gánh nợ với mình .
10 chiêu trò lừa đảo bủa vây sinh viên và cách tránh né

10 chiêu trò lừa đảo bủa vây sinh viên và cách tránh né

Sinh viên bị lừa đảo mời mua đồ từ thiện

Sinh viên bị lừa đảo trong việc mua đồ từ thiện. Đây không phải là trường hợp hiếm gặp khi mà :

  • Bị dụ dỗ mua các tăm bông, giấy vệ sinh, các sản phẩm do các đơn vị bán từ thiện nhằm quyên góp cho nhà chùa, cho các viện dưỡng lão, thủ đoạn của bọn lừa đảo này thường diễn ra trên các phương tiện công cộng hay tham gia vào các buổi họp sinh viên ngoại khóa, ngoài các khu vực công cộng như công viên …
  • Chúng tiếp cận sinh viên và giới thiệu mình đang làm trong các đơn vị từ thiện, sau đó dụ dỗ bạn tham gia đóng góp với các mức phí từ 500 ngàn cho đến vài triệu, dù ít hay nhiều thì cũng đã có hàng ngàn isnh viên mỗi năm rơi vào chiêu trò này .

Sinh viên dính chưởng quảng cáo nhà trọ rẻ

+ Bị lừa đảo khi đi thuê trọ không còn là xa lạ với các bạn sinh viên trong thời gian đi học, nguyên nhân dính chưởng nhà trọ giá rẻ chủ yếu là vì ham mức giá rẻ mà thuê các phòng trọ xong mới biết bị lừa, các thủ đoạn hay gặp là :

  • Phòng trọ không giống như hình ảnh được miêu tả trên mạng, chưa đến xem mà sợ mất chỗ nên đã đặt cọc tiền.
  • Phòng trọ nằm chỗ chất hẹp, đông người, khu vực kém an ninh và không có chỗ để xe ra vào.
  • Phòng trọ không quy định điện nước và các phí sinh hoạt ban đầu đến khi sinh viên vô ở thì té ngữa với mức giá điện nước cao chót vót.
  • Phòng trọ yêu cầu đặt cọc từ 2 tháng trở lên, và chủ nhà thường gây khó dễ để sinh viên khó chịu mà bỏ cọc đi nơi khác thuê .

Sinh viên bị người lạ lừa tiền trên xe bus

– Chiêu trò lừa đảo khi đi xe bus là chiêu trò mà sinh viên hay gặp phải nhất, chiêu trò này thường gặp khi sinh viên đi xe buýt đột nhiện có người già hay người khó khăn ngồi kế bên, sau đó bạn sẽ được nghe một câu chuyện khổ ơi là khổ như nhà có người bệnh, người thân đang nằm bệnh viện cấp cứu và chiêu trò rơi nước mắt, cuối cùng là sẽ hỏi bạn có tiền không cho cô xin một ít để chạy chữa cho chồng, chữa bệnh cho con …

– Lúc này nhiều sinh viên thương người hay nhẹ dạ cả tin là móc ngay vài trăm ngàn hay toàn bộ số tiền trong túi để đưa luôn cho kẻ lừa đảo, một số kẻ lừa đảo còn dùng cả thuốc mê để làm cho tinh thần sinh viên không tỉnh táo để chiếm đoạt nhiều tiền hơn .

Sinh viên bị lừa tham gia các lớp tiếng Anh miễn phí

Chiêu trò này dựa vào lòng ham rẻ của các bạn sinh viên khi nghe tin sẽ được dạy các khóa học tiếng Anh miễn phí trên mạng để có thể đỗ Toeic theo như yêu cầu tốt nghiệp, khi đã tham gia rồi bạn sẽ được mời chào các khóa học nâng cao, khóa học kỹ năng hay khóa làm giàu theo kiểu đa cấp với mức phí cao và qua nhiều lần chiêu dụ trong các buổi học thì sinh viên sẽ mất tiền không chỉ buổi tiếng Anh mà các khóa học khác do trung tâm bán ra tuy nhiên chả có môn nào ra hồn hay chứng chỉ được cấp có giá trị, chủ yếu lừa sự hiếu kỳ của các bạn sinh viên mà thôi .

Sinh bị lừa dẫn đường cho người lạ rồi bị cướp

– Chiêu trò này thường diễn ra bởi thói quen giúp người lạ mà sinh viên hay gặp, chẳng hạn thấy cụ già người lớn tuổi trên đường nhờ chỉ đường về con hẻm hay chỗ nào mà bạn không biết, khi bạn đi vào hẻm xâu thì có một đám nhảy ra cướp trấn lột tài sản, thủ đoạn khá đơn giản nhưng mỗi năm có hơn + 2000 trường hợp bị mất tài sản, chiếm đoạt tài sản xảy ra trên nhiều quận huyện của thành phố, do đó nếu không quen biết thì đừng hỗ trợ chở người lạ về nhé .

Sinh viên bị mất tiền vì bị nhờ mua hàng trả góp

– Mua hàng trả góp là hình thức lừa đảo sinh viên xảy ra trong vài năm gần đây, hình thức này khá đơn giản là các đối tượng lừa sinh viên đứng tên mua hàng dùm mình theo dạng trả góp, bạn sẽ nhận được ngay 200 – 400 ngàn ban đầu, và kèm câu nói em yên tâm em không trả thì không ai đòi đâu.

Đến khi có người trong ngân hàng, tổ chức tín dụng tìm đến tận nhà thì bạn mới biết mình bị lừa, số tiền trả góp trước đó có thể từ vài chục hay vài trăm triệu đồng trở lên, không chỉ ảnh hưởng sinh viên mà còn cho cả gia đình nữa .

Vì sao sinh viên dễ bị dính chiêu trò lừa đảo

Hiện nay sinh viên luôn là đối tượng ưu tiên thứ hai của bọn lừa đảo, đối tượng số một luôn là ưu tiên lừa người già, mẹ bỉm sữa, còn thứ hai là đối tượng sinh viên học sinh, nguyên nhân chủ yếu là vì :

  • Ham rẻ và các việc làm có lợi nhuận cao do đó dễ dàng rơi vào bẫy việc làm mà nhiều công ty đang đưa ra.
  • Chưa có kinh nghiệm nên dễ dàng tin người, dễ dàng bị các đối tượng xấu lừa gạt chỉ qua các câu nói cả tin.
  • Không có kiến thức trước đó nên mới mắc bẫy các chiêu trò thuê trọ, mua sắm trực tuyến, tuyển dụng .
  • Chơi nhầm bạn bè, các đối tượng xấu chỉ coi bạn là con cừu non nên dễ dàng moi tiền hay lừa bạn .
  • Dễ tin người nên mới dính các bẫy thương người, đem tiền cho người khác xong mới biết mình bị lừa .

Cách giúp sinh viên tránh né thủ đoạn lừa đảo thường gặp

Để giúp sinh viên tránh né thủ đoạn lừa đảo thường gặp, đầu tiên là cần nhận ra những chiêu trò lừa đảo phổ biến như đã nói ở trên. Sau đó, sinh viên nên áp dụng những phương pháp sau để bảo vệ bản thân:

  1. Thận trọng trước các nguồn thông tin không rõ ràng, không chính xác, đặc biệt là các thông tin tuyển dụng, mời chào phải kiểm chứng kỹ .
  2. Không cung cấp hay chia sẻ tài khoản, căn cước công dân, số điện thoại, tài khoản ngân hàng cho bất cứ ai hay trên mạng xã hội.
  3. Nếu có ai mời bạn mua một sản phẩm, dịch vụ nào đó thì hãy kiểm tra kỹ thông tin xem mặt hàng đó đang bán bao nhiêu tiền tại các trang web khác.
  4. Không tin vào người thân, bạn bè khi mời gọi bạn tham gia một chương trình hay gọi vốn đa cấp nào đó nhé .
  5. Đừng bao giờ tự cho mình là thông minh, đa phần các đối tượng sinh viên bị lừa đều vì cho rằng mình thông minh hơn người khác nêu mới rơi vào tay kẻ lừa đảo.
5/5 - (1 bình chọn)