Khóa luận tốt nghiệp là gì ? Cấu trúc 1 bài khóa luận tốt nghiệp

Rất nhiều bạn lần đầu tiên nghe đến cụm từ khóa luận tốt nghiệp, không biết khóa luận tốt nghiệp là gì và cấu trúc để làm 1 bài khóa luận tốt nghiệp như thế nào, ở bài viết này dịch vụ thực tập sẽ giải đáp các thắc mắc cụ thể mà các bạn đang quan tâm nhé.

Sơ lược về khoá luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp được xem là một lĩnh vực nghiên cứu chuyên môn về một vấn đề nào đó, thường chỉ gặp khi bạn học các chuyên ngành, cử nhân, thạc sỹ hay cao học. Việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp sẽ chứng minh được những kiến thức của người học đã hiểu hay nắm được gì về môn học đó. Hội đồng trường sẽ yêu cầu sinh viên trình bày khóa luận tốt nghiệp thông qua đó kiểm tra năng lực, kỹ năng của sinh viên đã am hiểu như thế nào về chuyên đề mà mình đang theo đuổi. Ngoài ra khả năng ứng dụng thực tiễn của khóa luận tốt nghiệp vào thị trường có khả thi hay không, nếu có thể sẽ đem làm dự án nghiên cứu và kêu gọi các tổ chức, nhà đầu tư ..

Cấu trúc 1 bài khóa luân tốt nghiệp

1. Thiết kế trang bìa khóa luận tốt nghiệp

– Một bài khóa luận tốt nghiệp được trình bày khá chi tiết thông thường phải đầy đủ các bố cục như sau được hiển thị đầy đủ trên trang bìa của khóa luận :

  1. Tên trường, tên khoa, viện và logo trường
  2. Tên đề tài viết in hoa
  3. Tên chuyên ngành
  4. Tên giáo viên hướng dẫn
  5. Tên người làm bài khóa luận, MSSV, chuyên nghành, lớp …
  6. Địa chỉ, ngày/tháng/năm nộp bài khoá luận

2. Danh mục hình ảnh, bảng biểu, các từ ngữ viết tắt

Bạn phải ghi rõ các từ ngữ viết tắt, số liệu, bảng biểu bên trong bài khóa luận tốt nghiệp để những người xem, các giáo viên có thể hiểu rõ dễ dàng hơn những gì bạn muốn trình bày bên trong bài khóa luận, các từ ngữ viết tắt, danh mục và bảng biểu đều được đánh số thứ tự dựa vào số thứ tự các mục này xuất hiện trong bài khóa luận . Điều này giúp việc tra cứu hình ảnh, số liệu, trong bài khóa luận dễ dàng hơn dựa theo số trang, số mục xuất hiện . Riêng đối với những tên, thuật ngữ, danh mục viết tắt thì bạn phải hạn chế sử dụng càng nhiều càng tốt và điều này sẽ làm cho bài khóa luận của bạn phức tạp và khiến người đọc gặp khó khăn để hiểu rõ nội dung.

3. Lời cảm ơn và lời cam đoan

Lời cam đoan và lời cảm ơn là hai yếu tố không thể thiếu trong bài khóa luận tốt nghiệp. Hai phần này khá đơn giản vì bạn có thể tham khảo các mẫu lời cảm ơn và lời cam đoan trên mạng theo các mẫu có sẵn, chủ yếu lời cảm ơn dùng để cảm ơn thầy cô đã giúp đỡ bạn trong quá trình làm bài khóa luận được suôn sẻ, giúp bạn có các kinh nghiệp, kỹ năng thực hiện khóa luận. Đồng thời cảm ơn bạn bè, người thân những người xung quanh đã giúp bạn hoàn thành bài khóa luận . Câu kết thúc sẽ ghi nhận những lời góp ý của mọi người để từ đó sửa chữa những gì còn thiếu sót trong bài khóa luận .

Lời cam đoan là lời hứa, gần giống lời thề rằng toàn bộ nội dung bài báo cáo là do đích thân bạn nghiên cứu, làm ra dựa theo công sức của giáo viên hướng dẫn và mọi người xung quanh giúp đỡ bạn, hoàn toàn không sao chép ý tưởng, đạo văn, copy từ bất cứ ai, không sao chép từ bất cứ người nào khác. Toàn bộ các số liệu, bảng báo cáo, dữ liệu bạn lấy từ nguồn thông tin chính xác, có trích dẫn nguồn, dẫn chứng là bạn lấy ở đâu . Cuối cùng bạn cam đoan bạn sẽ chịu mọi trách nhiệm nếu bài khóa luận của bạn đạo văn, sao chép từ người khác.

4. Mục lục

Mục lục thường nằm ở nội dung chính của khóa luận, thường nằm sau lời cảm ơn để liệt kê tất cả các mục từ đề tài, các ý chính của bài khóa luận, các tiêu đề từ thẻ H1, H2, H3, H4, H5 được trình bày theo dạng cây để người đọc có thể tìm kiếm nội dung dễ dàng theo từng chương, theo số trang được đánh dấu, người dùng chỉ cần kiếm số trang trong mục lục thì có thể tìm kiếm được nội dung mình cần đọc nhanh chóng.

5. Lời mở đầu

Lời mở đầu của 1 bài khóa luận khá đơn giản, bạn có thể tham khảo từ bất cứ bài khóa luận nào để biết cách viết, đầu tiên là giới thiệu tổng quan về đề tài và dẫn dắt người dùng vào nội dung chính, các nội dung của lời mở đầu giúp người đọc biết được bài khóa luận nghiên cứu về vấn đề gì, lý do chọn đề tài khóa luận, mục đích nghiên cứu, cấu trúc của bài khóa luận nói về vấn đề gì …

6. Nội dung của bài khóa luận tốt nghiệp

– Đây là phần quan trọng nhất của bài khóa luận tốt nghiệp, thông thường nội dung 1 bài khóa luận thường sẽ có 3 chương thì phần nội dung của bài khóa luận sẽ nằm ở chương 2

1. Cơ sở lý thuyết

Giải thích các lý luận, các từ ngữ chuyên ngành được sử dụng trong bài khóa luận. Những lý luận được coi là không cần phải chứng minh để bạn bảo vệ luận điểm của mình cho toàn bộ nội dung của khoá luận và đồng thời giúp người xem hiểu rõ được mọi tình huống của vấn đề. Bên cạnh, những cơ sở lý thuyết này cũng sẽ giải thích cho người đọc hiểu được những giải thích của bạn trong bài khóa luận .

2. Phương pháp luận

Trong chương này, bạn phải đưa ra rất nhiều câu hỏi để có thể chứng minh luận điểm nghiên cứu, cách nào để xây dựng mô hình số liệu, phương pháp nghiên cứu và thước đo nào để bạn chứng minh cho bài khóa luận của mình. Dựa theo công thức nghiên cức của chính mà mà bạn sẽ dựa vào đó để có thể nghiên cứu định tính, cách thu nhập số liệu, sử dụng mô hình để làm khóa luận của bạn sẽ thay đổi.

3. Kết quả

Dựa vào những hình ảnh, số liệu cụ thể, thu thập thông qua các số liệu thống kê, bảng biểu để đánh giá và đưa ra những quan điểm để chứng minh lý luận của bạn là đúng . Đồng thời liên kết những quan điểm đó lại với nhau tạo thành mắt xích để đưa ra quan điểm mới cần trình bày, giống như bạn làm một bài toán học cần chứng minh từng điểm bạn kết nối những dẫn chứng với nhau để đưa đến kết quả, luận điểm cuối cùng của mình nhé.

7. Khuyến nghị khi làm khóa luận tốt nghiệp

Phần này là một trong các phần quan trọng không thể thiếu của bất cứ bài khóa luận tốt nghiệp nào. Nếu như trong phần mở đầu bạn hướng người đọc từ khái quát đến chi tiết thì không phần khuyến nghị bạn sẽ cần phải làm ngược lại đó chính là hướng ngược đọc từ nội dung chi tiết đến khái quát sao cho dẫn người đọc đến quan điểm cuối cùng của bạn và chứng tỏ luận điểm của bạn nêu ban đầu là chính xác. Đồng thời bạn phải dựa vào kết quả chương 3 để đưa ra các các kiến nghị, các giải pháp cần thiết cho vấn đề đang gặp phải mà chúng ta đang thảo luận trong đề tài. Đồng thời cũng nói lên các hạn chế, thiếu sót của mình còn lại trong bài khóa luận từ đó sẽ được bạn nghiên cứu thêm qua các đề tài khác sau này .

8. Tài liệu tham khảo

Đưa ra các tài liệu tham khảo, các nguồn tài liệu bạn lấy để làm bài khóa luận từ đâu, từ trang website nào, từ nội dung của cuốn sách nào, nó giúp bạn đỡ phải chứng minh những luận điểm đã có trong bài khóa luận bởi đã có người làm trước đó, đồng thời điều này cũng tôn trọng công trình nghiên cứu của tác giả trước đó. Ngay từ lúc bắt đầu làm bài khóa luận, bạn phải ghi lại dẫn chứng bạn đã lấy số liệu tại cuốn sách nào, nguồn nào để từ đó khi đến phần này bạn chỉ việc điền vào theo thứ tự tài liệu mà thôi .

9. Phụ lục

Là một số bảng biểu, bảng hỏi, bảng thống kê, phần phụ lục đóng vai trò làm sáng tỏ thêm cho các nội dung có liên quan trong bài khóa luận .

 

Kết luận 

Khóa luận tốt nghiệp thường không được sử dụng trong các lớp cao đẳng hay đại học mà nó chỉ dành cho các thạc sỹ, tiến sỹ, cử nhân khi học các chuyên ngành cao cấp hơn mà thôi . Khóa luận tốt nghiệp đánh dấu một ngưỡng cửa mới của bản thân khi sắp tốt nghiệp, nó phản ảnh được những kiến thức mà bạn đã tích lũy được trong quá trình theo học thạc sỹ hay tiến sỹ. Trong quá trình làm bài khóa luận, nếu có gặp khó khăn gì hãy liên hệ ngay dịch vụ làm khóa luận tốt nghiệp trọn gói của đơn vị chúng tôi để được giúp đỡ nhé . Tham khảo chi tiết tại Group : https://www.facebook.com/groups/419860909643898

5/5 - (1 bình chọn)