Nhảy Việc là gì ? Khi nào bạn nên đưa ra quyết định

Nhảy việc là gì đang là một vấn đề được bàn tán sôi nổi trên các mạng xã hội khi mà áp lực công việc cuối năm ngày càng được tăng cao, cùng bàn tán về vấn đề này để hiểu rõ thêm nhé.

Nhảy việc là gì ?

Nhảy việc là khi bạn đang có ý định thay đổi công việc hiện tại để chuyển sang một công việc khác, việc quyết định nhảy việc được đưa ra khi bạn không còn muốn làm việc tại chỗ cũ vì nhiều lý do khác nhau.

Việc nhảy việc thường sẽ xáo trộn cuộc sống thường ngày, mối quan hệ xung quanh lẫn ảnh hưởng đến gia đình, người thân do đó trước khi quyết định nhảy việc, bạn hãy nên cân nhắc thật kỹ các yếu tố lợi và hại của việc này mang lại và ra quyết định chính xác.

Nhảy Việc là gì

Nhảy Việc là gì ? Khi nào bạn quyết định nhảy việc hãy cân nhắc thật kỹ

Một vài yếu tố khiến mọi người thường nhảy việc

Yếu tố cá nhân 

Không hài lòng với mức lương hiện tại: do thu nhập không tương xứng với năng lực khiến bạn hay có ý định nhảy việc.

Không có cơ hội thăng tiến: bạn đang công tác tại công ty nhỏ và quá ít cơ hội để thăng chức lên vị trí cao hơn như trưởng phòng, giám đốc …

Công việc không phù hợp sở thích: xin vào ngành nghề mà mình không có đam mê sẽ dẫn đến bạn mau buồn chán với công việc hiện tại, muốn nhảy sang làm ngành nghề mình mong muốn.

Môi trường làm việc căng thẳng : làm việc trong các phòng ban kinh doanh, tài chính hay các công việc nặng nhọc, nguy hiểm dẫn đến áp lực đối mặt với căng thẳng mỗi ngày, không có cả thời gian nghỉ ngơi hay thở là một trong các yếu tố khiến nhiều bạn trẻ nhảy việc.

Muốn chinh phục thử thách mới : ngược lại có nhiều bạn thì đang làm trong môi trường quá yên bình, không có cạnh tranh, công việc êm ả lại thích làm việc trong môi trường căng thẳng, có cạnh tranh thì mới có tiến bộ, nên mới quyết định nhảy việc để tìm kiếm thử thách.

Yếu tố khách quan

Công ty quyết định cắt giảm nhân sự: vào một ngay đẹp trời sếp thông báo công ty sẽ đóng cửa phòng ban, cắt giảm bớt một số vị trí trong thời gian gần, khiến cho bạn lo lắng và tìm kiếm một công việc khác để sẵn sàng nhảy việc khi cần.

Thay đổi cơ cấu tổ chức, điều chỉnh công việc: nếu chẳng may bạn nhận được lời đề nghị cắt giảm mức lương và xuống làm ở vị trí thấp hơn thay vì quyết định sa thải, liệu bạn sẽ ở lại hay quyết định nhảy việc sang công ty khác ở vị trí tương đương .

Xu hướng phát triển thị trường lao động : theo đánh giá của ban nhân sự top 10 doanh nghiệp lớn thì những bạn trẻ ở xung hướng từ 18 đến 25 tuổi sẽ nhảy việc từ 1 – 3 lần trong trung bình một năm, nguyên nhân là do các bạn trẻ thường muốn trải nghiệm nhiều công việc khác nhau thay vì tập trung phát triển một công việc dài hạn.

Những lợi ích và rủi ro khi nhảy việc 

Lợi ích 

Cơ hội phát triển bản thân và sự nghiệp: việc nhảy việc có thể cho mình nhiều cơ hội hơn khi được làm công việc yêu thích, có thể tự phát triển kinh doanh hoặc tự khám phá những môi trường làm việc mới.

Mức lương và chế độ đãi ngộ tốt hơn

90% các bạn trẻ khi quyết định nhảy việc bởi vì mức lương ở công việc sắp tới sẽ tăng một phần so với công việc hiện tại, chưa kể các phụ cấp về tiền lương, bảo hiểm nếu tối hơn cũng sẽ khiến bạn muốn nhảy việc hơn.

Môi trường làm việc mới năng động hơn

Hầu như khi bạn nhảy việc xong, bạn sẽ cảm thấy có máu, có lửa để hòa nhập vào môi trường mới thay vì công việc nhàm chán mà bạn đang làm .

Mở rộng mối quan hệ mới và kinh nghiệm làm việc

Có thể tiếp cận nhiều đồng nghiệp mới, các quan hệ đối tác làm ăn sẽ thay đổi và sẽ đem đến nhiều kinh nghiệm nếu bạn đang ở vị trí khác trong công việc bạn đang làm hiện tại.

Rủi ro

Gặp khó khăn khi thích nghi công việc

Không phải lúc nào đời cũng là màu hồng, khi nhảy việc bạn nên cẩn thận vì năng lực của bạn không đáp ứng được nhu cầu công việc mới mà bạn đang theo đuổi.

Mất thời gian để tìm công việc mới

Nếu đã quyết định nhảy việc mà chưa tìm kiếm công việc mới, hãy cẩn thận vì có thể bạn sẽ thất nghiệp lâu dài khi thị trường đang cạnh tranh gay gắt.

Ảnh hưởng đến uy tín cá nhân

Mọi người thường nhìn người đang có công ăn việc làm ổn định bằng con mắt khác do đó khi bạn thất nghiệp sẽ khiến cho mọi người xa lánh bạn, sợ phải cho bạn mượn tiền.

Rủi ro thất nghiệp lâu dài

Điều đáng sợ nhất đó chính là trong thời gian dài bạn sẽ không kiếm được công việc mới và sẽ gây áp lực kinh tế nếu bạn là trụ cột gia đình và có nhiều người thân đang phụ thuộc vào công việc hiện tại của bạn.

Xem thêm: có nên làm nhiều việc một lúc hay không ?

Khi nào thì nên quyết định nhảy việc

Đánh giá kỹ lưỡng công việc hiện tại có còn phù hợp với bản thân hay không 

Hãy đưa ra những gì bạn muốn và không muốn với công việc hiện tại : việc xác định nhu cầu ở công việc hiện tại khá quan trọng, bạn có thể cân nhắc giữa các yếu tố làm việc vì lương hay vì đam mê, làm việc vì gia đình hay vì sở thích, bạn có còn yêu công việc không hay đã quá chán nản để cân nhắc.

So sánh giữa công việc hiện tại và công việc mới: hãy lựa chọn xem công việc mới có gì tốt hơn và giúp bạn thay đổi so với công việc hiện tại hay không, còn nếu chỉ vì chán vì một vài mối quan hệ cãi vã với đồng nghiệp, chán vì sếp không tăng lương mà quyết định nhảy việc thì nên cân nhắc cho thật kỹ.

Có kế hoạch cụ thể 

Tìm hiểu kỹ về công việc mới mà bạn dự tính nhảy sang : hãy tìm hiểu xem công việc mới có quy trình làm việc như thế nào, mức lương, chế độ đãi ngộ tốt hơn như thế nào, áp lực công việc có cao hơn không, có phải tăng ca làm việc thường xuyên hay phải đi công tác xa không ….

Chuẩn bị hồ sơ chuyên nghiệp: hãy chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc thật chuyên nghiệp, nếu chưa biết viết hồ sơ xin việc thế nào hoặc làm CV ra sao có thể xem dịch vụ mà chúng tôi đang cung cấp .

Xây dựng mối quan hệ trước đó: hãy gặp gỡ người quản lý tương lai của bạn để trao đổi xem mức lương, thu nhập và các việc bạn sẽ được làm trước khi quyết định nghỉ việc tại công ty cũ.

Đảm bảo cân bằng tài chính

Nên có một khoản tiết kiệm khi đang tìm một công việc mới: nếu trong thời gian nhảy việc mà chẳng may chưa có được việc làm, hãy tính trước bằng cách để dành một khoản thật lớn đề phòng bạn sẽ thất nghiệp vài ba năm.

Đừng nghỉ việc vì vay tiền

Nếu bạn sợ đồng nghiệp hay các mối quan hệ cho vay bên ngoài gây áp lực khiến bạn muốn nhảy việc để trốn đi thì hãy suy nghĩ thật kỹ, bởi công việc hiện tại đang giúp bạn trả tiền và trả lãi, nếu mất việc làm có thể bạn sẽ không chỉ mất việc đóng lãi mà còn có thể mang nợ nhiều hơn trong tương lai.

Kết luận 

Nếu bạn đang có quyết định nhảy việc hãy để ý thật kỹ những gì mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên đây, nó sẽ giúp cho bạn có nhiều kinh nghiệm thật rõ ràng, nếu gặp khó khăn trong vấn đề xin việc mới đừng ngừng ngại kết nối với đơn vị để được hỗ trợ nhé.

Rate this post