Thường xuyên bị sếp chửi phải làm sao ?
Thường xuyên bị sếp chửi phải làm sao trong quá trình làm việc chắc hẳn là điều mà nhiều bạn gặp phải và không biết phải xử lý như thế nào, nên cãi lại, đấm vào mặt sếp hay bỏ đi cho xong là một trong những cách mà mọi người hay nghĩ tới, cùng dịch vụ thực tập tìm hiểu nhé.
Contents
Những lý do khiến bạn thường xuyên bị sếp chửi
Không phải dễ gì mà ai đó được lên làm sếp, đã làm sếp thì phải trải qua quá trình làm nhân viên mòn mỏi và không biết phải nỗ lực bao nhiêu để ngồi được vào vị trí sếp của bạn, do đó không bao giờ có chuyện một người sếp quát mắng nhân viên mình một cách vô cớ, các nguyên nhân khiến sếp hay la rầy nhân viên chỉ có
Kiểm tra bạn có làm việc nghiêm túc hay không
Xác định lại những gì bạn làm thường ngày có đúng yêu cầu của sếp hay công ty đưa ra hay không, kiểm tra lại những công việc được sếp giao có đúng theo deadline có bỏ sót những điểm quan trọng mà sếp đã nhắc trước đó nhưng bạn quên không lưu ý ghi lại hay soạn thảo như mong muốn hay không .
Kiểm tra lại xem có vi phạm quy định công ty hay không
Để ý lại lịch trình làm việc hàng ngày xem mình có mắc các lỗi đi trễ về sớm, hay vi phạm các nội quy của công ty như nghỉ không xin phép, đi làm không mặc đồng phục hay ra ngoài mà không báo trước với cấp trên, hay nhờ đồng nghiệp báo lại hay không.
Kiểm tra xem mình có vi phạm các tác phong như nói xấu đồng nghiệp, lỡ nói xấu sếp mà không biết bị ai tố cáo hay không .
Thái độ cư xử với đồng nghiệp chưa phù hợp
Bạn kiểm tra lại xem thái độ làm việc với các cá nhân khác trong công ty có chuẩn mực hay chưa, có cư xử không đúng mực, hay có hành vi cãi cọ vô lý với đồng nghiệp hay không, khiến cho tác phong văn hóa của bạn bị mọi người phê bình dẫn đến sếp khiển trách bạn.
Việc thường xuyên bị sếp la rầy sẽ gây ảnh hưởng đến công việc
Những ảnh hưởng của việc thường xuyên bị sếp cằn nhằn đến công việc và cuộc sống cảu bạn
Tác động đến tâm trạng của bạn
Khi bị sếp la mắn thường xuyên thì bạn không còn hứng thú trong công việc, cảm thấy giống như cứ bị sếp trù dập chỉ riêng bản thân mình, gặp mình là la mắng mà không thấy đồng nghiệp làm mình cảm thấy tủi thân.
Mất đi động lực để làm việc
Tạo cảm giác không còn muốn làm bất cứ công việc nào nữa, lúc mới vào công ty thì muốn cố gắng nỗ lực để mau lên làm sếp, khi thấy sếp chửi rủa thì giống như ước mơ tan vỡ, có cố gắng không có tác dụng gì do đó không muốn làm việc một cách siêng năng mà chỉ làm cách đối phó.
Ảnh hưởng đến cuộc sống
Việc sếp giao quá nhiều công việc không phải công việc công ty hoặc công việc bắt làm ngoài giờ khiến cho bạn phải sao lãnh cuộc sống gia đình, ảnh hưởng đến việc chăm sóc con cái, gây lộn với chồng vì không làm việc nhà …
Tác động đến đồng nghiệp xung quanh
Khiến cho các đồng nghiệp không dám thân cận với bạn vì sợ bị họa lây, gây ảnh hưởng đến việc bạn nhờ vả, trao đổi thông tin công việc.
Khiến cho bạn không còn liên kết với công ty đặc biệt là trong các công tác hội họp, ăn nhậu …
Giải pháp nào để giảm được tình trạng bị sếp la rầy
Thay đổi bản thân cầu tiến
Việc thay đổi bản thân mình ngày một tốt hơn là điều bạn nên cố gắng, nếu trong quá trình làm việc sếp nhắc nhở bạn những điều nào thì bạn hãy ghi lại và nhắc nhở bản thân không tái phạm, chẳng hạn soạn thảo văn bản sai, đi làm không đúng giờ, về không báo trước, không xin phép … hay không phối hợp đồng nghiệp, đây đều là những kỹ năng công sở mà bạn có thể tự cải thiện và vượt qua dễ dàng .
Tính kỷ luật với công việc cũng như cách cư xử đối xử tốt với đồng nghiệp là yếu tố quan trọng để mọi người xung quanh có thiện cảm, dành lời nói tốt cho bạn với sếp, đừng tự tạo ra rào cản cho bản thân mình và mọi người xung quanh .
Thay đổi cách nhìn nhận từ sếp và đồng nghiệp
Thiếu chỗ nào thì bổ sung chỗ đó, nếu bạn bị la rầy vì thái độ thì cải thiện thái độ làm việc, nếu bạn bị la rầy vì cư xử kém, thiếu tác phong thì hãy chuyên cần, nhờ đồng nghiệp chỉ bảo cho bạn mình thiếu sót chỗ nào, phối hợp các công việc để mọi thứ vận hành trơn tru, từ đó bạn sẽ được sếp cũng như các đồng nghiệp xung quanh thay đổi cách nhìn về bạn.
Hãy luôn tôn trọng và đừng bao giờ cự cãi lại với sếp dù chỉ một câu, lâu dần mọi người sẽ có thiện cảm và hỗ trợ bạn tốt hơn cho bạn, nên tìm đọc các cuốn sách dạy về văn hóa công sở.
Giao tiếp để cải thiện vấn đề
Cách mà đơn giản nhất nếu bạn không hiểu vì sao sếp hay đồng nghiệp thường xa lánh mình, thì có thể xin gặp riêng họ để trao đổi trực tiếp xem mình thiếu chỗ nào, có phải vì sếp muốn mình xin nghỉ hay không nên mới cứ kiếm chuyện với bạn. Nếu sếp nói bạn không phù hợp với văn hóa công ty thì bạn nên viết đơn xin nghỉ để đỡ tốn thời gian.
Còn trường hợp nếu sếp nói thấy bạn còn nhiều thiếu sót với đồng nghiệp, kỹ năng làm việc và thái độ còn kém thì bạn chỉ cần tập trung nỗ lực cải thiện các điểm này để hòa mình vào văn hóa công ty dần dà bạn sẽ được mọi người chấp nhận .
Cần tích cự và nhẫn nại
Việc thay đổi nhận thức của mọi người xung quanh về bạn không phải một sớm một chiều có thể nhanh là một tháng hay vài tháng, bạn phải là người chủ động giúp đỡ và nhờ người khác giúp đỡ bạn và có thể mời các đồng nghiệp hay sếp ăn uống từ đó cải thiện mối quan hệ nhanh chóng, thông qua các cuộc ăn uống sẽ hiểu biết rõ thêm về sếp và văn hóa công ty, hiểu rõ cách làm việc của mọi người từ đó có sự phối hợp .
Kết luận
Nếu bạn đang quan tâm đến việc làm thế nào để cải thiện quan hệ giữa mình với cấp trên, đang quan tâm đến việc thay đổi bản thân ngày một tốt hơn để hạn chế bị sếp phàn nàn hàng ngày trong công việc thì hãy bổ sung nhiều kỹ năng cần thiết nhé, hãy đọc nhiều sách dạy cải thiện mối quan hệ công sở và cách cư xử phù hợp với lãnh đạo nhé.
More from my site
Dịch vụ thực tập là một trong nhiều đơn vị chuyên hỗ trợ sinh viên, các bạn đang học đại học, cao học trong các công tác xác nhận thực tập công tác tại đơn vị, làm báo cáo thực tập thuê hay viết luận văn đại học, luận văn cao học và giải đáp các thắc mắc liên quan đến các chuyên ngành mà bạn theo học tỉ mỉ, chi tiết . Người dùng có thể liên hệ dịch vụ thực tập qua các kênh thông tin dưới đây hoặc tại địa chỉ website : dichvuthuctap.net