Giá trị của tấm bằng đại học

Giá trị của tấm bằng đại học trong thời buổi hiện nay có còn được như xưa đó là câu hỏi được nhiều bạn trẻ quan tâm khi mà nhiều cử nhân ra trường không kiếm được việc làm, vẫn lông bông thất nghiệp hàng ngày, vậy quan điểm của bạn liêu tấm bằng đại học còn có quan trọng hay không, cùng phân tích nhé.

Tầm quan trọng của việc đánh giá lại tấm bằng đại học trong thời buổi này

Theo mọi thời gian thì tấm bằng đại học vẫn luôn giữ vẫn vai trò quan trọng nhưng giá trị của nó đã dần thay đổi và cần phải nhìn nhận lại nhiều hơn.

Tạo cơ hội việc làm

Tốt nghiệp đại học cũng không giống như đỗ tú tài ngày xưa, đó là ước mơ của nhiều hộ gia đình có con đi học xa, mọi người ai cũng muốn con mình thành tài và con đường dễ dàng nhất đó là lo cho con ăn học và có được tấm bằng đại học hoàn chỉnh.

Thiệt sự thì tấm bằng đại học vô cùng quan trọng khi bất cứ một công ty hay doanh nghiệp lớn nào đều yêu cầu khi tuyển dụng nhân viên tối thiểu phải tốt nghiệp cao đẳng hay đại học, điều này loại bỏ bớt các ứng viên không có bằng cấp, không qua đào tạo trong nhà trường, từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí tuyển dụng cho doanh nghiệp.

Do đó tấm bằng đại học nói nôm na như thấm thẻ xe, nếu bạn không có thẻ xe thì ngay cả việc đi vào cửa của một doanh nghiệp bình thường còn gặp khó khăn chứ đừng nói tương lai xa xôi sẽ làm vị trí cao cấp như thế nào.

Việc sở hữu tấm bằng đại học sẽ giúp cho bạn tìm kiếm được công việc làm dễ dàng hơn, đặc biệt những công việc có liên quan đến chuyên ngành mà bạn đang theo học, có khả năng thăng tiến trong công việc dễ dàng hơn trong tương lai.

Bên cạnh đó mức lương trả cho các sinh viên có tấm bằng đại học vẫn luôn cao hơn so với các bạn lao động phổ thông, lao động tự đo trong nhiều cơ quan, doanh nghiệp.

Giá trị của tấm bằng đại học

Giá trị của tấm bằng đại học hiện nay không còn được đánh giá như trước kia.

Có thêm kiến thức chuyên môn

Được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho một công việc cụ thể sau khi tốt nghiệp, tạo nền móng vững chắc cho công việc tương lai.

Rèn luyện kỹ năng tư duy ứng biến giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình làm việc.

Có thêm kiến thức thực tế về xã hội khi trong quá trình học tập có thể tiếp cận nhiều công tác xã hội, mùa hè xanh, thiện nguyện, các hoạt động ngoại khóa cùng nhà trường .

Xây dựng được mạng lưới quan hệ

Trong quá trình đi học bạn sẽ có những mối quan hệ phát sinh khi phụ giúp cho các thầy cô trong công tác giảng dạy, phục vụ cho các buổi tuyển sinh của trường, hay có các quan hệ bạn bè xung quanh từ đó tạo ra mạng lưới các mối quan hệ xã hội sẽ giúp ích nhiều trong việc tìm kiếm một công việc sau khi ra trường.

Hãy nhớ chỉ có những mối quan hệ lâu dài, mối quan hệ giúp đỡ quan lại lúc khó khăn mới tạo ra những giá trị mà bạn sẽ cần thiết trong tương lai.

Xem thêm: Học liên thông đại học có nên hay không ?

Những thay đổi về giá trị của tấm bằng đại học

Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt

Khi càng ngày càng có nhiều trường đại học tư nhân ra đời thì việc sở hữu tấm bằng đại học càng ngày càng dễ dàng hơn, do đó nó đã làm mất dần đi giá trị của tấm bằng đại học.

Trước kia có rất ít sinh viên học đại học do số trường đại học công lập ít, còn bây giờ thì mỗi năm có hơn 20 ngàn sinh viên tốt nghiệp ra trường với tấm bằng đại học trên tay khiến cho lượng cung vượt quá cầu khiến cho việc doanh nghiệp tuyển dụng ít hơn, và gay gắt hơn, ngoài tấm bằng ra doanh nghiệp thường yêu cầu phải có kinh nghiệm thực tế tại vị trí tuyển dụng từ 1 – 2 năm.

Nghĩa là ngoài tấm bằng đại học ra thì năm 3 – 4 bạn đã phải đi xin thực tập hoặc làm việc tại chuyên ngành mình học nếu muốn khi ra trường có được việc làm thích hợp như mong muốn.

Sự phát triển về mặt công nghệ

Việc các công nghệ liên tục được thay đổi khiến cho giá trị của tấm bằng đại học bị móp méo nhiều hơn, nhiều doanh nghiệp ngày càng quan trọng tìm kiếm được ứng việc hiểu rõ về công nghệ thay vì các ứng viên chỉ có kiến thức suông, học nhiều mà chẳng ứng dụng được gì cả vào trong thực tế.

Do đó ngoài tấm bằng đại học ra thì các kỹ năng, ứng dụng liên quan đến AI phải liên tục được cập nhật nếu bạn muốn ra trường có ngay một việc làm lương cao.

Nhu cầu thị trường lao động thay đổi

Khá nhiều bạn trẻ vừa mới ra trường đã nghĩ ngay đến việc tự khởi nghiệp thay vì đi ra thị trường lao động để tìm kiếm việc làm như trước kia, dẫn đến việc sử dụng tấm bằng đại học để đi xin việc gần như không xài đến trong vài ba năm đầu thậm chí còn không nghĩ đến việc sẽ sử dụng tấm bằng đi xin việc.

Hoặc có những bạn trẻ vừa ra trường là xin vào ngay vào các công việc giao hàng, xe ôm công nghệ Grap, Bee, Xanh SM thay vì đi kiếm công việc phù hợp chuyên ngành cũng khiến cho việc cất tấm bằng đại học trong tủ không xài đến.

Xem thêm: đại học không phải con đường duy nhất để thành công

Kết luận 

Hiện nay tấm bằng đại học vẫn vô cùng quan trọng, nó không đơn thuần chỉ là một tấm giấy mà nó thể hiện cho quá trình nỗ lực học tập và chịu nhiều vất vả trong thời gian từ 4 – 5 năm mới sở hữu được nó, bên cạnh đó nó còn chứng minh được bạn đã có kinh nghiệm học tập và được đào tạo bài bản trong một môi trường chuyên nghiệp, đã sở hữu được kiến thức, kinh nghiệm tại một số chuyên ngành cần thiết.

Để tận dụng được hết giá trị tấm bằng đại học mang lại việc cần làm đầu tiên đó chính là không ngừng nỗ lực để đi xin việc đúng theo chuyên ngành của mình đã học ngay sau khi ra trường, đừng bỏ cuộc nếu bạn đi xin việc mà bị các nhà tuyển dụng từ chối bởi một số lý do như chưa có kinh nghiệm, chưa đủ một số kỹ năng công ty yêu cầu, hãy nhớ rằng không ai sinh ra mà có kinh nghiệm cả, kinh nghiệm được xây dựng trong quá trình học tập và làm việc, do đó hãy chứng minh giá trị của bạn với nhà tuyển dụng.

Nếu muốn nhanh chóng sở hữu được tấm bằng đại học hãy lựa chọn đúng chuyên ngành mà bạn theo đuổi, đúng sở thích như vậy sẽ có đủ đam mê và hoàn toàn việc học đến khi được cấp bằng nhé.

Có nên học liên thông đại học hay không ?

Việc học liên thông đại học thay vì học đại học ngay từ ban đầu đang được nhiều bạn trẻ quan tâm khi việc thi đại học quá khó thì có những bạn chọn con đường tắt đó là học trung cấp hay cao đẳng để liên thông đại học từ cửa sau, cùng phân tích về quan điểm này nhé.

Có nên học liên thông đại học hay không

Đầu tiên khi muốn học liên thông đại học hay không thì bạn nên tự trả lời cho mình một vài câu hỏi như sau, ngay khi trả lời hết các câu hỏi bạn sẽ có lựa chọn cho bản thân mình chẳng hạn như : Lý do bạn muốn học liên thông đại học để làm gì ? Bạn mong chờ gì sau khi tốt nghiệp đại học ? Bạn đã tìm kiếm chương trình học liên quan hay chưa ? Bạn sẽ gặp phải những khó khăn gì trong quá trình học liên thông ? …

Sau khi đã trả lời được các câu hỏi đã gợi ý ở trên thì bạn sẽ tiến hành phân tích ưu và nhược điểm của việc học liên thông đại học.

Có nên học liên thông đại học hay không

Có nên học liên thông đại học hay không là quyết định không dễ dàng của nhiều bạn trẻ hiện nay .

Ưu điểm và nhược điểm khi học liên thông đại học

Ưu điểm 

– Tăng cường học lực bản thân và nâng cao khả năng tìm việc làm : quá trình học tập cao hơn sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều tri thức, trình độ kiến thức bản thân cũng là một trong các yếu tố quan trọng thay vì cứ so về bằng cấp, ngoài ra nhiều doanh nghiệp hiện nay để tiêu chuẩn tuyển nhân viên là phải có trình độ cử nhân khiến cho việc có bằng đại học dễ xin việc hơn.

– Mở rộng kiến thức chuyên môn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động : học đại học tập trung vào các chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau chẳng hạn điện tử, cơ khí, hay tài chính ngân hàng sẽ được đào tạo bài bản các kinh nghiệm cá nhân để khi ra trường có thể ứng dụng vào ngay vị trí công việc sẵn có thay vì phải để doanh nghiệp tổ chức mất thời gian đào tạo lại.

– Cơ hội thăng tiến cho công việc : nhiều doanh nghiệp yêu cầu một số vị trí như giám đốc, trưởng phòng phải có bằng đại học, điều này khiến cho việc học liên thông đại học trở nên bắt buộc nếu bạn muốn ngồi vào vị trí đó trong tương lai gần.

– Linh hoạt về thời gian và hình thức học: hiện nay việc đi học liên thông đại học có khá nhiều hình thức như vừa học vừa làm, học ban đêm thay vì học ban ngày, học online thay vì học trực tiếp tại trường, từ đó nhiều bạn trẻ có thể linh hoạt sắp xếp thời gian cho các công việc khác mà không ảnh hưởng đến quá trình học tập liên thông.

Nhược điểm:

– Áp lực học tập lớn hơn so với khi học trung cấp hay cao đẳng : học tập trình độ đại học đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn, quan tâm đến việc ứng dụng học vấn vào thực tế nhiều hơn là việc bạn chỉ học suông lý thuyết ở hệ cao đẳng hay trung cấp nghề, do đó bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi với nhiều môn học.

– Chi phí học tập cao hơn : chi phí học tập cho các học phần của đại học cao hơn cao đẳng khá nhiều, một học kỳ thông thường bạn sẽ phải bỏ ra từ 8 triệu đến 27 triệu tùy theo bạn học các đại học bình thường hay các trường đại học quốc tế ..

– Khó khăn khi phải cân bằng giữa học tập và cuộc sống : điều mà rất nhiều bạn gặp khó khăn khi liên thông đại học đó là vừa phải đi làm vừa phải đi học mà vừa phải lo cho gia đình, khi tuổi của bạn trong quá trình liên thông thường từ 25 – 27 tuổi, khoảng thời gian này thì mọi người thường đã có công việc ổn định thay vì còn mê mẩn ngồi học trên giảng đường.

Xem thêm: Sinh viên học một tháng cần bao nhiêu tiền ?

Các yếu tố cần xem xét khi học liên thông đại học

Mục tiêu nghề nghiệp: bạn sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp được đại học

Khả năng tài chính: bạn có khả năng chi trả cho học phí và chi phí ăn học trong quá trình học tập từ một đến hai năm tiếp theo hay không .

Thời gian: liệu bạn có thể xoay xở được thời gian để tập trung cho việc học khi còn vướng bận gia đình, công việc không.

Sức khỏe: liêu bạn có đủ sức khỏe để trải nghiệm vừa học vừa làm 16 tiếng mỗi ngày trong thời gian hai năm liên thông hay không .

Gia đình: liệu vợ con và ba mẹ của bạn có ủng hộ quyết định tiếp tục đi học của bạn hay không .

Việc sử dụng bằng đại học chính quy hay bằng đại học liên thông có khác nhau không ?

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp thường không quan tâm đến chất lượng bằng cấp do đó việc bạn có bằng đại học chính quy hay đại học liên thông đều không ảnh hưởng gì, miễn sao bạn có đủ bằng cấp để xin vào các vị trí đang được tuyển dụng là được, ngoài ra chất lượng đào tạo của hệ đại học chính quy hay hệ đại học liên thông cũng y như nhau giữa các trường đại học công lập hay bán công do đó không ảnh hưởng đến bằng cấp sau khi tốt nghiệp. Nhìn chung về cơ hội việc làm thì sinh viên khi tốt nghiệp hệ liên thông vẫn có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt như hệ chính quy.

Xem thêm: Một số lợi ích khi đi làm thêm ?

Một số các yếu tố khác cần lưu ý khi học liên thông 

– Chọn trường đại học: khi đã học liên thông, bạn có thể liên thông trực tiếp tại trường bạn đã học cao đẳng hoặc chọn lựa một trường khác có uy tín hơn, bằng cấp có chất lượng cao hơn sau khi tốt nghiệp để mục tiêu là kiếm được vị trí làm việc ngon lành trong tương lai và có mức lương cao hơn.

– Chọn ngành học: hãy chọn ngành học đúng theo chuyên môn, sở thích hay công việc hiện tại đang làm để tiện tích lũy thêm kinh nghiệm nhằm đạt được vị trí thăng tiến cao hơn trong tương lai gần.

– Xây dựng kế hoạch học tập: lên thời gian biểu cụ thể cho từng môn học, sau đó phân chia lịch học, lịch làm việc, lịch sinh hoạt bạn bè người thân nhằm giúp quá trình học tập luôn đạt được hiệu quả cao nhất .

Kết luận 

– Nếu như bạn đang có dự tính học liên thông đại học thì việc tìm hiểu kỹ các thông tin mà dịch vụ thực tập đã phân tích cho bạn qua bài viết trên đây là cực kỳ quan trọng, hãy cố gắng nâng cao trình độ học tập dù biết việc bỏ ra hai năm liên thông đầy chông gai là một quá trình không dễ dàng gì tuy nhiên tri thức lúc nào cũng là phần quà đáng giá nhất mà không có gì mua lại được nhé. Chúc các bạn trẻ thành công khi lựa chọn cho mình con đường liên thông .

Bạn đi làm vì tiền hay vì đam mê

Chủ đề “Bạn đi làm vì tiền hay vì đam mê” là một câu hỏi mà nhiều người, đặc biệt là những người trẻ tuổi, thường tự hỏi mình. Nếu bạn đang rơi vào trường hợp này và bối rối không biết định hướng như thế nào thì cùng mình tìm hiểu và vượt qua nhé.

So sánh giữa đi làm vì tiền hay vì đam mê

Đi làm là một phần bắt buộc không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Nhưng điều gì thực sự thúc đẩy chúng ta đi làm? Là tiền bạc hay đam mê? Đối với mỗi người thì đây là phạm trù khác nhau không thể lý giải được, có nhiều người chỉ đi làm vì tiền vì trước đến nay cuộc sống quá thiếu thốn vật chất về mọi mặt, còn nhiều người gia đình giàu có, tiền bạc không thiếu thì đối với họ việc đi làm chỉ vì mục đích đam mê là chủ yếu và những đối tượng này chỉ quan tâm đến địa vị công việc, địa vị xã hội mà thôi .

Vậy còn bạn, bạn đi làm vì lý do gì ? Vì tiền hay vì đam mê hay cả hai .

Bạn đi làm vì tiền hay vì đam mê

Bạn đi làm vì tiền hay vì đam mê

Đi làm vì tiền

Những người đi làm vì tiền có nhiều lý do và mục đích khác nhau cơ bản như :

Thỏa mãn được nhu cầu vật chất : làm vì tiền mới có thể thỏa mãn được các sở thích cá nhân, mua sắm, xem phim, học hành lên cao hơn, giải trí với bạn bè xung quanh, điều đầu tiên khi đi làm đó chính là có thể tự lo cho bản thân mình trước khi lo cho người khác.

Tạo nên sự thay đổi cuộc sống: khi có nhiều tiền có thể bắt đầu cho các hoạt động tích lũy để mua nhà, đầu tư kinh doanh mở cửa hàng hay tạo các hoạt động đầu tư chứng khoán, vàng .. để tiền đẻ ra tiền .

Khi xác định việc đi làm chỉ chủ yếu để kiếm tiền thì đa phần các bạn sẽ cố gắng và có động lực gấp nhiều lần để chinh phục từng gia đoạn cuộc sống, chẳng hạn đầu tiên khi kiếm được tiền là bạn sẽ mua xe, kế đến mục tiêu tiếp theo là mua nhà, rồi để dành tiền để lấy chồng, sinh con, sau đó tiếp tục kiếm tiền để mua thêm đất đai, vàng bạc, của cải để giữ lại cho thế hệ sau …

Nhược điểm của việc tập trung kiếm tiền đó là bạn thiếu đi sự thoải mái về thời gian, cứ phải chăm chăm dùng hết thời gian cá nhân cho công việc, cho mục đích tiền bạc

Nhiều bạn trẻ đã rơi vào khủng hoảng tâm lý, suy nhược thần kinh do quá quan trọng vào việc kiếm thật nhiều tiền, không có thời gian để tiếp xúc với bạn bè và mọi người xung quanh, dẫn đến trầm cảm khi công việc thường ngày không được như mong muốn của bản thân.

Khi đi làm vì tiền quá mức đam mê thì không bao giờ bạn hài lòng vì những gì cảm thấy đã kiếm được, lúc nào cũng đòi hỏi cuộc sống cao hơn và không bao giờ có điểm đích để dừng lại .

Đi làm vì đam mê

Việc đi làm vì đam mê khác hẳn so với việc chỉ đi làm vì tiền khi tạo được sự phấn khởi trong công việc và thoải mái tiếp cận với đồng nghiệp, vui vẻ hòa đồng.

Khi tinh thần thoải mái con người ta thường hay có nhiều sáng tạo bổ ích phục vụ cho công việc luôn đạt được năng suất, hiệu quả tốt hơn.

Ngoài ra khi đi làm vì đam mê bạn sẽ có thể thoải mái tìm kiếm những gì mình yêu thích để hoàn thiện bản thân của mình ngày một tiến bộ.

Nhược điểm của việc đi làm vì đam mê là không quan tâm tiền bạc nên nếu gia đình không khá giá sẽ dễ dẫn đến túng thiếu trong cuộc sống.

Trong quá trình theo đuổi đam mê có thể sẽ gặp rất nhiều rủi ro mà mình không lường trước được, ảnh hưởng cuộc sống sau này, điều này thường gặp với các bạn trẻ hay thích khởi nghiệp với đam mệ mở quán ăn, cà phê, hay các dịch vụ đến khi thất bại thì không chỉ ảnh hưởng chỉ riêng cho cá nhân mà còn ảnh hưởng đến người thân như ba mẹ, anh chị em, họ hàng.

Đặc biệt đối với các bạn có nhiều đam mê nhưng lại dễ thay đổi theo sở thích nhất thời thì còn nguy hiểm hơn nữa.

Xác định cân bằng giữa tiền bạc và đam mê là chìa khóa thành công 

Lựa chọn công việc đáp ứng hai nhu cầu

Chọn lựa công việc có thể kiếm được tiền và còn thỏa mãn đam mê của cá nhân bạn là một trong các ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên cuộc sống thì rất phũ phàng, chẳng có bao nhiêu người có thể kiếm được công việc mình thích khi ra trường mà còn có thể kiếm được nhiều tiền .

Hãy cố gắng bỏ niềm đam mê của bạn vào trong công việc hiện tại, tìm kiếm và tạo động lực để vừa thúc đẩy đam mê sáng tạo vừa giúp tạo ra nguồn thu nhập để nuôi sống bản thân, gia đình.

Xây dựng kế hoạch tài chính

Vừa đi làm phục vụ đam mê vừa phải cố gắng để dành tiền để đáp ứng nhu cầu cá nhân, tránh vì đam mê trong công việc mà dồn hết tiền bạc vào cho hoạt động của công ty, đến khi lãnh lương ra thì tiền không đủ bù lại chi phí đã bỏ ra dẫn đến phải đi vay mượn bạn bè, vay mượn người thân, thiếu thốn khi sinh hoạt cuộc sống.

Nếu bạn đang muốn phục vụ đam mê thì hãy cố gắng tìm kiếm thêm nhiều công việc khác nhau để có thể cải thiện thu nhập bản thân.

Xác định mục tiêu rõ ràng

Định hướng cụ thể ngắn hạn trong công việc và dài hạn trong cuộc sống để có từng bước phấn đấu để mỗi một năm, hay cứ năm năm một lần cuộc sống của bạn sẽ dần chinh phục được nhiều điểm khác nhau, nhiều mục tiêu khác nhau của cuộc đời.

Phải có kế hoạch cụ thể để hướng đến các mục tiêu đã đề ra chẳng hạn như muốn lấy vợ năm 25 tuổi bạn cần phải tích lũy bao nhiêu tiền, có mua nhà trước đó hay không, làm cách nào để để dành số tiền đó mỗi tháng, từ đó cân bằng thu nhập lối sống, đam mê và đạt được mục tiêu trong ngắn hạn, dài hạn.

Kết Luận 

Việc đi làm vì tiền hay vì đam mê là do mỗi người tự quyết định, riêng theo kinh nghiệm cá nhân của mình và mọi người bạn của mình thì từ tuổi 25 – tuổi 30 bạn hãy nên làm việc vì tiền thay vì đam mê, vì giai đoạn này các bạn có sức khỏe, có lòng nhiệt huyết sẽ dễ dàng giúp bạn thành công hơn trong việc kiếm thật nhiều tiền, đến giai đoạn sau 30 tuổi đến khi đã làm mệt trong các công việc các bạn có thể sử dụng số tiền kiếm được để thỏa mãn đam mê cá nhân của mình.

Điều quan trọng nhất là cố gắng dung hòa giữa việc kiếm tiền phải thỏa mãn đam mê sẽ giúp bạn thành công vượt bậc trong cuộc sống.

Chúc các bạn thành công !

Phân biệt nhân viên thử việc và chính thức

Phân biệt nhân viên thử việc và chính thức khác nhau như thế nào ? Các điểm giống và khác nhau của hai chế độ này trong cùng một công việc .

Phân biệt nhân viên thử việc và nhân viên chính thức

Để hiểu rõ thêm về thông tin của việc xin vào làm vị trí thử việc hay vị trí chính thức trong doanh nghiệp khác nhau như thế nào, bên mình xin giải đáp ngắn gọn cho các bạn như sau

Vị trí thử việc là gì ?

Vị trí thử việc trong một doanh nghiệp là việc bạn đang xin việc vào một công việc nào đó, tuy nhiên một số doanh nghiệp, đơn vị nếu chưa biết năng lực và khả năng làm việc của bạn đến đâu sẽ quyết định cho bạn thử việc trước khi làm chính thức, thời gian thử việc có thể dao động từ 1 tháng đến 1 năm tùy theo đơn vị.

Có rất nhiều trường hợp năng lực của bạn vượt xa dự đoán của doanh nghiệp và sẽ được chấp nhận ngay trong thời gian vài tuần hoặc vài tháng so với hợp đồng thử việc do doanh nghiệp đề ra trước đó. Do đó việc quan trọng để được làm nhân viên chính thức là chứng minh năng lực cá nhân vượt xa sự mong đợi của doanh nghiệp.

Vị trí chính thức là gì ?

Vị trí chính thức trong doanh nghiệp là nhân viên được ký hợp đồng lao động và hưởng đầy đủ chế độ làm việc, quyền lợi mà công ty đang áp dụng tại vị trí đã thông tin tuyển dụng trước đó.

Khi đã trở thành nhân viên chính thức thì ứng viên sẽ được hưởng các quyền lợi liên quan đến đãi ngộ, mức lương cao hơn, đồng thời có các sự hỗ trợ liên quan đến chế độ lao động như tiền điện thoại, trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế …

Phân biệt nhân viên thử việc và chính thức

So sánh nhân viên thử việc và chính thức ở chế độ đãi ngộ, trợ cấp, bảo hiểm, tiền lương ..

So sánh vị trí nhân viên thử việc và nhân viên chính thức

– Nếu bạn có không hiểu rõ giữa nhân viên thử việc và chính thức có điểm gì khác nhau thì có thể tham khảo như sau :

Tiêu chí Nhân viên thử việc
Nhân viên chính thức
Mục tiêu Đánh giá năng lực, sự phù hợp của ứng viên với công việc
Thực hiện các công việc được giao để đạt mục tiêu của doanh nghiệp
Quan hệ với doanh nghiệp Là người lao động đang trong giai đoạn thẩm định
Là người lao động chính thức, có vai trò nhất định trong doanh nghiệp
Quyền lợi Được trả lương thử việc (thấp hơn lương chính thức), được hưởng một số quyền lợi cơ bản
Được hưởng lương theo lương thỏa thuận, được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo quy định pháp luật (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nghỉ phép năm,…)
Nghĩa vụ Hoàn thành công việc được giao, đảm bảo chất lượng
Hoàn thành công việc được giao theo trách nhiệm, đúng tiến độ, chất lượng
Thời gian Thường từ 1-3 tháng, tùy theo thỏa thuận
Không thời hạn (có thể ký hợp đồng theo thời hạn hoặc không thời hạn)
Hợp đồng Hợp đồng thử việc
Hợp đồng lao động
Kết quả Được nhận vào làm chính thức nếu đạt yêu cầu
Tiếp tục làm việc nếu hoàn thành tốt công việc

Tham khảo: chế độ học việc, thử việc và cộng tác viên khác nhau thế nào ?

Kết luận 

Chỉ đơn giản với một số thông tin quan trọng và cần thiết như trên bạn đã dễ dàng tìm hiểu được thế nào là nhân viên thử việc và như thế nào là nhân viên chính thức, điểm khác biệt trong thời gian làm việc ban đầu cùng các nghĩa vụ và quyền lợi được hưởng chính thức. Nếu có thắc mắc gì khác thì bạn hãy inbox cho dichvuthuctap để chúng tôi trả lời và giải đáp thêm cho mình nhé.

Phân biệt học việc, thử việc và cộng tác viên

Nhiều bạn trẻ hiện nay đang quan tâm đến các thuật ngữ như học việc, thử việc và cộng tác viên là như thế nào, trong bài viết này dịch vụ thực tập sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc cho các bạn.

Điểm khác biệt giữa học việc, thử việc, cộng tác viên 

– Nhìn chung thì mỗi công việc khác nhau sẽ phân ra nhiều công đoạn từ đó mà tên gọi trong quá trình làm việc trong bất cứ doanh nghiệp hay xí nghiệp nào cũng khác nhau, tuy nhiên không khác biệt nhau là mấy .

Học việc là gì ?

Học việc là khi bạn đi xin vào một trung tâm dạy nghề hay một công ty, xí nghiệp đang vận hành để xin học việc, có hai dạng học việc đó chính là học việc miễn phí khi trung tâm, xí nghiệp dạy nghề, chia sẻ kiến thức kinh nghiệm làm việc cho bạn mà không lấy tiền, học việc có phí giống như các dạng trung tâm, công ty được lập ra để đào tạo kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực cho bạn học trong từ 3 – 6 tháng, và quá trình này bạn sẽ mất một khoản chi phí .

Thử việc là gì ?

Thử việc khác với học việc khi thử việc chính là bạn đi xin vào một cơ quan, công ty hay xí nghiệp nào đó và được trả lương thử việc trong giai đoạn ban đầu đang quen với môi trường công ty hay doanh nghiệp đưa ra, yêu cầu thử việc là trong thời gian quy định bạn phải hoàn thành được chỉ tiều, KPI hay khối lượng công việc được giao đến giai đoạn chính thức.

Cộng tác viên là gì ?

Công tác viên khác với xin việc hay thử việc đó chính là người lao động làm việc cho doanh nghiệp, công ty theo hình thức ăn chia trên hoa hồng sản phẩm hoặc khối lượng công việc được giao, trong đó doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động hay hợp đồng thử việc và cũng không trả tiền nếu không hoàn thành được việc được giao cho cộng tác viên.

Học việc, thử việc và cộng tác viên

So sánh điểm giống nhau giữa học việc và thử việc

So sánh điểm khác nhau giữa học việc, thử việc và cộng tác viên

Nếu bạn đang muốn hiểu rõ sự giống và khác nhau giữa học việc, thử việc và cộng tác viên thì hãy xem thử một số tiêu chí sau đây để đánh giá nhé.

Tiêu chí Học việc Thử việc Cộng tác viên
Mục tiêu Đào tạo nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng thực tế Đánh giá năng lực, sự phù hợp của ứng viên với công việc
Thực hiện một phần công việc cụ thể, thường là theo dự án
Quan hệ với doanh nghiệp Là người học, được đào tạo Là người lao động, đang trong giai đoạn đánh giá
Là đối tác hợp tác, có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm
Quyền lợi Được đào tạo, hướng dẫn, có thể nhận một khoản hỗ trợ nhỏ Được trả lương (tối thiểu 85% mức lương chính thức), hưởng một số quyền lợi như người lao động khác
Được trả thù lao theo sản phẩm, dự án, không có chế độ bảo hiểm đầy đủ
Nghĩa vụ Chăm chỉ học hỏi, tuân thủ quy định của doanh nghiệp Hoàn thành công việc được giao, đảm bảo chất lượng
Hoàn thành công việc theo hợp đồng, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng
Thời gian Không quy định cụ thể, tùy thuộc vào tính chất công việc và khả năng tiếp thu của người học Thường từ 1-3 tháng, có thể kéo dài hơn tùy theo thỏa thuận
Không cố định, có thể là một dự án ngắn hạn hoặc lâu dài
Hợp đồng Không phải là hợp đồng lao động Là hợp đồng thử việc
Có thể là hợp đồng hợp tác, thỏa thuận dịch vụ
Kết quả Nắm vững kỹ năng nghề, có thể làm việc độc lập Được nhận vào làm chính thức nếu đạt yêu cầu
Hoàn thành dự án, nhận được thù lao

Dựa trên các đánh giá như trên thì các bạn có thể hiểu rõ chi tiết các điểm giống nhau và khác nhau của học việc, thử việc và cộng tác viên.

Nếu có thắc mắc liên quan đến quá trình học việc, thử việc hay cộng tác viên và gặp khó khăn trong lần đầu đi làm việc hay đi thực tập cũng như đi xin việc, inhbox ngay để được chúng tôi hỗ trợ cho bạn nhé.

Đại học không phải là con đường duy nhất thành công

Hiện nay nhiều bạn thường hay thắc mắc liệu không học đại học có được không, liệu đại học không phải là con đường duy nhất thành công, đúng rồi để mình giải thích cho các bạn nhé.

Read more

Ký hợp đồng lao động có thật sự quan trọng hay không

Nhiều bạn trẻ hiện nay khi đi làm thường không để tâm đến vấn đề ký hợp đồng lao động, chưa hiểu rõ lắm về hợp đồng lao động là gì, miễn có việc làm là được còn các quyền lợi để tính sau, hãy chủ ý để bảo vệ quyền lợi bản thân nhé.

Hợp đồng lao động là gì ?

Hợp đồng lao động được ví như bản giao kèo giữa chủ sử dụng lao động với người lao động trong đó chịu sự trách nhiệm quản lý của pháp luật đối với các việc tính lương, tính tiền mua bảo hiểm cho người lao động, bồi thường trong quá trình lao động mà chẳng may có tai nạn, có sự cố đối với tính mạng hay thân thể …

Hợp đồng lao động được xem là công cụ để người lao động tự bảo vệ mình trước doanh nghiệp trong các trường hợp chủ sử dụng lao động đòi sa thải người lao động mà không có nguyên nhân cụ thể, không có lý do chính đáng thì phải bồi thường tiền, hỗ trợ chi phí và thậm chí còn phải đền hợp đồng trong một vài trường hợp thuê mướn lao động nước ngoài, lao động có trình độ cao.

Ký hợp đồng lao động

Khi ký hợp đồng lao động thì NLĐ nên đọc kỹ các điều khoản ràng buộc trong hợp đồng nhé.

Ký hợp đồng lao động có quan trọng không ?

Việc ký hợp đồng lao động thật sự là rất quan trọng nếu người lao động hiểu rõ bản chất và vấn đề này, trong đó quyền lợi và lợi ích sẽ được đảm bảo khi :

Đối với người lao động

Bảo đảm quyền lợi

Hợp đồng lao động quy định rõ ràng cụ thể công việc được giao, các khoản phải trả như tiền lương, tiền phụ cấp, lương thưởng, các khoản làm việc ngoài giờ … do đó giúp người lao động yên tâm khi làm việc trong môi trường công ty.

Thông qua hợp đồng lao động người lao động được bảo vệ đầy đủ các quyền lợi của mình, khi có tranh chấp với chủ sử dụng lao động thì chỉ việc dựa theo hợp đồng để nhờ bồi thường nếu sự việc không đi đến đâu có thể nhờ các cơ quan công quyền như bảo hiểm xã hội, công đoàn hỗ trợ xử lý vi phạm.

Giúp người lao động an tâm

Đối với người lao động khi ký kết HĐLĐ giúp cho họ an tâm tuyệt đối trong điều kiện làm việc, đặc biệt các công việc có độ nguy hiểm cao, các công việc nguy hiểm khi làm việc trong môi trường độc hại, môi trường không đảm bảo an toàn vệ sinh.

Hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội

Khi ký HĐLĐ, chủ doanh nghiệp phải đảm bảo quyền lợi của người lao động và mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ cho người lao động, từ đó người lao động chẳng may trong quá trình làm việc mà có nghỉ ngang hay gặp phải một lý do nào đó cũng có thể xin bảo hiểm xã hội, hưởng trợ cấp thất nghiệp để vượt qua khó khăn.

Tham khảo: khi bị sếp chửi thường xuyên phải làm gì ?

Đối với người sử dụng lao động

Giữ chân lao động có kinh nghiệm

Việc làm hợp đồng lao động với mỗi cán bộ nhân viên sau quá trình thử việc giúp công ty giữ lại được các đối tượng nhân tài, tạo sự tin tưởng lẫn nhau và đồng thời cũng hạn chế các đối tượng tự ý nghỉ ngang trong quá trình làm việc,.

Tăng năng suất lao động

Đối với các người lao động khi có đầy đủ chế độ bảo hiểm, chế độ phụ cấp và đãi ngộ thích hợp thì mọi người sẽ làm việc năng nổ hơn, đặc biệt nhiều doanh nghiệp hiện nay hoạt động theo mô hình lương dựa theo năng lực sẽ góp phần đẩy mạnh năng suất lao động cho doanh nghiệp.

Hạn chế tranh chấp

Khi ký hợp đồng lao động, cả người lao động và người sử dụng lao động gần như bị ràng buộc về các điều khoản, bất cứ tranh chấp nào nếu xảy ra đều dựa theo hợp đồng để xử lý, chẳng hạn như nghỉ ngang khi kiếm việc khác, làm không đúng nội quy công ty sẽ bị sa thải hay không đi làm đúng giờ, không chấp hành công việc và quy định công ty ….

Xây dựng mối quan hệ lao động lành mạnh

Ký kết hợp đồng lao động giúp cho đôi bên có sự tin tưởng lẫn nhau, tạo môi trường làm việc tốt hơn khi người lao động luôn cảm thấy công ty có chế độ đãi ngộ tốt, xứng đáng để mình làm việc.

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội

Doanh nghiệp biết giữ chân lao động và nhân tài tự khắc sẽ phát triển nhanh hơn, từ đó góp phần cải thiện cho ngân sách thuế hàng năm của địa phương, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động bản địa, thúc đẩy phát triển xã hội .

Tham khảo: nghệ thuật viết đơn xin nghỉ việc

Kết luận

Nếu bạn đang là sinh viên vừa mới ra trường hay bạn đã xin việc thành công vào bất cứ công ty nào thì hãy hỏi điều đầu tiên đó chính là công ty có làm hợp đồng lao động hay không và nếu có hãy hỏi bộ phận nhân sự ký hợp đồng lao động để đảm bảo quyền lợi cá nhân của mình nhé.

Vì sao bằng cấp càng cao càng dễ thất nghiệp

Hiện tượng “bằng cấp càng cao càng dễ thất nghiệp” đang ngày càng phổ biến bởi thị trường lao động đang gặp nhiều khó khăn khi mà cử nhân hay thạc sĩ ra trường khó kiếm việc làm hơn cả người lao động phổ thông, cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé. Read more

Học ngành ngôn ngữ Anh ra trường có dễ thất nghiệp không

Học ngành ngôn ngữ Anh ra trường có dễ thất nghiệp hay không là sự quan tâm bậc nhất hàng đầu của nhiều bạn sinh viên hiện nay, đại đa số các bạn thắc mắc học xong ngôn ngữ Anh thì việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường có dễ hay không, hay là mắc kẹt một chỗ đứng im nhìn các bạn khác ngành kiếm việc làm còn mình thì dậm chân một chỗ, hãy cùng dichvuthuctap.net phân tích vấn đề này nhé. Read more

Ngày hội hướng nghiệp là gì ? Có ích lợi gì cho sinh viên không ?

Ngày hội hướng nghiệp là gì ? Ngày hội hướng nghiệp có lợi ích gì cho sinh viên hay không đó là một trong các vấn đề mà các bạn trẻ đang quan tâm trong thời gian qua, do nhu cầu hiện nay các bạn sinh viên ra trường thường hay lãng quên một kênh tuyển dụng đó chính là tham gia các buổi hướng nghiệp do nhà trường tổ chức, cùng tìm hiểu vấn đề này nhé. Read more