Kinh nghiệm xin thực tập và xin việc làm

Dưới đây là các kinh nghiệm xin việc làm và xin thực tập mà nhiều bạn sinh viên đã chia sẻ lại cho các bạn còn đang đi học biết được nhằm giúp các bạn có thêm kiến thức tốt hơn, chuẩn bị được tâm lý kỹ hơn khi đi ra trường.

Các bạn sinh viên sẽ biết mình sẽ phải chuẩn bị gì, làm gì khi chuẩn bị ra trường, kinh nghiệm viết hồ sơ xin việc, kinh nghiệm viết bài báo cáo thực tập, kinh nghiệm khi đi phỏng vấn.

Chúng tôi đều có chia sẻ đầy đủ cho các bạn sinh viên nắm thông tin qua các bài viết nằm bên trong chuyên mục dưới đây.

 

 

Xin việc chỗ làm cũ có nên hay không ?

Xin việc chỗ làm cũ có nên hay không được khá nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay, đặc biệt là đối với nhiều bạn trẻ thường hay nhảy việc liên tục và đến một thời điểm nào đó bạn nhận ra rằng làm việc tại công ty thứ hai trước đây mình xin nghỉ mới là sung sướng thay vì những công việc hiện tại đầy rẫy áp lực. Vậy có nên xin việc về công ty cũ hay không và những khó khăn nào hay gặp phải, cùng tìm hiểu nhé.

Xin việc chỗ làm cũ có nên hay không ?

Để hiểu rõ việc xin việc chỗ làm cũ có sao không thì đầu tiên chúng ta hãy so sánh ưu điểm và nhược điểm và các yếu tố cân nhắc có nên quyết định làm chỗ làm cũ hay không từ đó có cái nhìn thích hợp để đưa ra quyết định chính xác .

Ưu điểm khi xin việc chỗ làm cũ

– Việc đi làm tại chỗ làm cũ sẽ có nhiều ưu điểm chính như sau :

Thấu hiểu được công việc công ty 

Do đã từng làm việc trước đó trong thời gian đủ dài nên bạn đã hiểu rõ các quy trình làm việc, hoạt động vận hành của công ty, bạn có thể bắt đầu làm việc ngay mà không cần đào tạo như nhân viên mới trước đây nữa. Đã hiểu rõ được các hoạt động văn hóa thường ngày, cách làm việc của sếp đối với nhân viên nên sẽ hòa nhập nhanh chóng hơn nhiều người khác.

Mối quan hệ giữa đồng nghiệp cũ và sếp

Nếu trước đây bạn nghỉ vì lý do cá nhân không liên quan đến công việc xích mích thì bạn nhanh chóng có thể làm quen lại với các đồng nghiệp cũ, đặc biệt nếu vẫn thường hay trao đổi với các đồng nghiệp dù đã nghỉ trước đó thì là lợi thế để họ hỗ trợ bạn quen với môi trường làm việc, giới thiệu những nhân sự mới xin vào trong thời bạn nghỉ việc, chỉ cho bạn lúc bạn nghỉ công ty có thay đổi gì về quá trình làm việc.

Nếu do sếp cũ tuyển dụng lại bạn thì bạn sẽ dễ dàng giao tiếp và hòa đồng với mọi người vì sếp luôn là ưu tiên hàng đầu .

Tiết kiệm thời gian tìm kiếm việc làm 

Thay vì loay hoay vác đơn đi tìm việc thì nếu công ty cũ đang tuyển dụng bạn, đừng bỏ lỡ cơ hội mà ứng tuyển ngay, không phải lo lắng thất nghiệp lâu dài. Ngoài ra còn đỡ thời gian phải tìm kiếm môi trường làm việc mới, phải xây dựng lại mối quan hệ lại từ đầu .

Có cơ hội thăng tiến nhanh hơn

Nếu quay lại với công việc cũ ở vị trí cũ hay vị trí mới, chí ít sau này có bổ nhiệm cho nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm thì chí ít bạn cũng sẽ có cơ hội và phát triển nhanh hơn các ứng viên mới nộp hồ sơ vào làm việc tại công ty sau bạn.

Xin việc chỗ làm cũ có nên hay không ?

Có nên xin việc vào chỗ làm cũ hay không được khá nhiều bạn trẻ quan tâm khi thường xuyên nhảy việc.

Nhược điểm khi làm việc tại chỗ làm cũ 

Việc chịu đi làm lại tại công ty cũ trước đây mình nghỉ việc cũng khiến bạn gặp nhiều áp lực chẳng hạn như :

Khó khăn trong việc thay đổi hình ảnh

Nếu trước đây khi làm việc trong công việc cũ bạn thường không được nổi trội bởi các tính lười biếng, siêng ăn biếng làm, hay đùn đẩy trách nhiệm khi có sự cố thì việc thay đổi hình ảnh cho mọi người thấy rằng bạn đã thay đổi tốt hơn, trưởng thành hơn sau một số công việc là rất khó khăn, bạn phải mất nhiều thời gian để mọi người nhận thấy bạn đã khác xưa.

Có thể bị người khác soi mói hay đánh giá

Thông thường khi có nhân sự mới mọi người thường hay rất quan tâm, đặc biệt còn bạn lại là nhân sự cũ đã xin nghỉ mà còn xin vào làm lại chỗ cũ thì sẽ không tránh được những lời nói ác ý như ” sao bảo nghỉ việc ra làm chỗ khác ngon hơn mà còn quay lại các chỗ này ” hay các câu như ” giỏi lắm mà, trước đây tự tin thì nghỉ giờ thấy không kiếm được việc thì chui vào lại, không biệt nhục nhã à ” …

Áp lực từ cấp trên

Hầu hết khi bạn được tuyển dụng bởi sếp cũ và nhận được kỳ vọng từ họ thì bạn phải xác định công việc của bạn phải làm hơn trước đây, sẽ không tránh khỏi bạn được giao nhiều việc để làm hơn trong thời gian ngắn mà trước đây bạn không gặp phải, phải làm gấp nhiều lần khối lượng làm việc của các đồng nghiệp.

Lúc này hãy cố gắng xây dựng hình ảnh và uy tín trở lại để mọi người chia sẻ và phụ giúp cho bạn một phần, nếu gặp khó khăn từ sự hỗ trợ đồng nghiệp thì bạn sẽ gặp vô vàn khó khăn đối với công việc cũ.

Khó có cơ hội được thăng tiến

Dù nghỉ điều này là ưu điểm nhưng nó cũng có thể là nhược điểm chí mạng bởi các sếp thường hay tuyển dụng người cũ nhưng thường không đánh giá cao họ về độ trung thành, họ nghĩ bạn đã từng nghỉ thì sau này cũng có thể xin nghỉ bất cứ lúc nào, hãy để các vị trí cần cấc nhắc cho người làm lâu hơn hoặc tệ nhất là độ trung thành cao hơn bạn.

Yếu tố nào để cân nhắc khi quyết định quay lại chỗ làm cũ 

Một số lý do chính có thể khiến bạn tiếp tục đi tìm kiếm việc khác thay vì bạn quay lại làm việc cho sếp cũ mà bạn có thể cân nhắc

Nhắc lại lý do nghỉ việc trước đây

Nếu trước đây bạn nghỉ việc chỉ vì bốc đồng nghỉ rằng ở ngoài thiên đường rộng mở, ra ngoài thì sẽ kiếm được công việc lương cao hơn, dễ dàng thăng tiến hơn trong công việc chỉ sau vài tháng thì bạn có thể quay lại công ty cũ để làm tiếp, còn nếu vẫn giữ quan điểm trên thì bạn đừng nên quay lại.

Nếu nghỉ việc do mẫu thuẫn giữa đồng nghiệp và cấp quản lý thì lời khuyên chân thành là không nay suy nghĩ trở về công ty cũ để tiếp tục gây ra các xung đột không đáng có trong tương lai gần.

Sự thay đổi của công ty

Nếu trước đây bạn nghỉ việc do công ty không chấp nhận đề xuất của bạn và bị thiệt hại vì điều đó và họ đã nhận ra lời khuyên của bạn trước đây là hữu ích và muốn tuyển dụng bạn về để cống hiến tiếp tục thì bạn có thể cân nhắc để quay lại làm việc cho công ty cũ.

Cơ hội nghề nghiệp mới

Hãy xem ngoài công ty cũ ra thì hiện nay bạn có còn lựa chọn công việc nào khác không, có công ty nào đang liên hệ để sắp xếp lịch phỏng vấn với bạn hay không từ đó đưa ra quyết định.

Mục tiêu nghề nghiệp bản thân

Hãy xem hiện nay bạn có mơ tưởng đổi công việc nào có lương cao hay thỏa mãn đam mê sở thích của bạn hay không, từ đó xác định theo đuổi đam mê hay quay về làm việc tại công ty cũ với công việc quen thuộc nhàm chán mỗi ngày .

Kết luận

Việc đi làm tại chỗ làm cũ thường có nhiều ưu điểm cũng như nhược điểm khác nhau, bạn hãy dựa theo các liệt kệ gặp phải ở trên để suy nghĩ thật kỹ xem có nên làm việc tai công ty cũ của bạn hay không, nhưng nên nhớ nếu không cần tiền gấp thì có thể suy nghĩ còn nếu đang không có tiền, không có việc làm lại phải chu cấp cho người thân, người yêu thì hãy làm luôn tại công ty cũ và đừng suy nghĩ nhiều làm gì nhé.

Chọn nghề nghiệp thế nào khi không biết mình thích nghề gì ?

Rất nhiều người thường hay băn khoăn không biết chọn nghề nghiệp thế nào khi không biết mình thích nghề gì bởi lẽ họ không nắm bắt được nhu cầu hay sở thích chính của cá nhân là gì, từ đó tốn nhiều thời gian để đi làm các công việc khác nhau nhưng không hiệu quả từ đó còn ảnh hưởng đến cá nhân và hạnh phúc gia đình, cùng dịch vụ thực tập để tìm hiểu phương pháp hiệu quả để lựa chọn nghề nghiệp thích hợp .

Lựa chọn nghề nghiệp thế nào cho phù hợp sở thích

Khá nhiều người khi đi làm thường thấy công việc mình có cố gắng làm mỗi ngày nhưng rất nhàm chán, hoàn toàn không có chút gì muốn làm, không thấy có động lực hay máu lửa đối với những công việc mà lãnh đạo đang giao, có lẽ bạn đã chọn sai nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp hiện tại không phù hợp sở thích của bạn, hãy cùng xem một số quan điểm dưới đây từ các chuyên gia tuyển dụng để hiểu rõ xem bạn nên chọn nghề nghiệp thế nào cho phù hợp với bản thân.

1. Hiểu rõ bản thân bạn

Chỉ có hiểu rõ chính bản thân mình thì bạn mới có thể nhanh chóng bắt tay vào việc mình mong muốn làm thay vì ngồi suy nghĩ lang mang xem nên làm gì mỗi ngày .

Khám phá sở thích và đam mê

Có rất nhiều bạn trẻ thậm chí người đã làm việc 10 năm hay 20 năm đến một thời gian cụ thể nào đó mới tìm được sở thích cho công việc từ đó mới bức phá được bản thân theo đuổi đam mê, chẳng hạn như đam mê về nghiên cứu sản xuất thiết bị, đam mê về cơ hội kinh doanh, đam mê về tiền ảo, đam mê về kinh doanh nhà đất ..

Việc gặp đúng Long Mạch mà các shark Bình trên chương trình Shark Tank hay bảo là điều rất khó, bởi chẳng ai biết bạn có sở thích hay đam mê gì để giới thiệu hay hỗ trợ tìm kiếm cho bạn công việc thích hợp thỏa mãn nhu cầu cá nhân và sở thích.

Để tìm kiếm sở thích của mình bạn hãy đặt câu hỏi liệu mình có hoài bão hay ước mơ gì với công việc tương lai hay một sở thích như chăn nuôi, trồng trọt, nuôi cá, chế tạo máy móc, hay sản xuất thiết bị gì đó ..

Chọn nghề nghiệp thế nào khi không biết mình thích nghề gì ?

Chọn nghề nghiệp thế nào khi không biết mình thích nghề gì ? Xem các ý kiến từ phía chuyên gia bên dưới.

2. Tự đánh giá năng lực và kỹ năng bản thân

Xác định năng lực và những kỹ năng bản thân đang có để từ đó quyết định xem mình nên học hỏi thêm những gì hoặc những gì có ích cho việc phát triển bản thân mình trong tương lai không xa cho dù trong thời gian này mình vẫn chưa tìm được sở thích cho công việc phù hợp.

Xác định sở trường, sở đoản của chính bản thân mình 

Bỏ ra ít thời gian để nghiên cứu xem trong việc hiện tại thì bạn có điểm mạnh là gì, các điểm yếu là gì và tìm coi phương pháp nào để khắc phục các điểm yếu đã nêu ra.

Xác định trình độ kỹ năng hiện tại và cần đào tạo thêm kỹ năng chuyên sâu gì

Hãy xem xét coi bản thân mình có các kỹ năng hiện tại là gì các khuyết điểm trong công việc chẳng hạn chỉ mới hiểu được một phần trong công việc yêu thích và các bước hay quy trình còn lại thì đang mập mờ thì nên bổ sung kiến thức bằng cách nhờ người khác chỉ cho, hoặc đi học các khóa đào tạo chuyên môn theo sự hướng dẫn của giám đốc doanh nghiệp như thế mới nâng cao tay nghề, trình độ, kiến thức.

Nhờ các chuyên gia kiểm tra trình độ và kỹ năng của bạn

Nếu nghi ngờ về năng lực của bản thân không biết ở mức nào, hãy nhờ các chuyên gia, các anh chị đã làm lâu năm trong lĩnh vực bạn theo đuổi kiểm tra xem trình độ bạn đang ở đâu, còn thiếu những gì hay thừa những gì từ đó bổ sung được điểm yếu nhanh chóng đỡ mất nhiều thời gian học lung tung nhưng không đem lại hiệu quả gì cho công việc.

Xác định giá trị quan

Tìm hiểu những gì bạn thấy quan trọng trong cuộc sống

Hãy tìm hiểu xem bạn có sở thích gì chẳng hạn các sáng tạo trong việc kinh doanh, hay sáng tạo trong các ngành nghiên cứu chế tạo, sáng tạo trong nấu ăn, chăn nuôi …

Liên kết các giá trị quan để xem xét nên lựa chọn công việc nào

Nếu dựa theo các sáng tạo trong nấu năn bạn có thể thử làm đầu bếp, phụ bếp, nếu lựa chọn sáng tạo kinh doanh bạn có thể xin làm bán hàng trong các doanh nghiệp, nếu sáng tạo trong nghiên cứu chế tạo hãy xin làm thợ cơ khí hoặc tự mở tiệm để phát triển năng lực bản thân vừa làm vừa học hỏi.

Xem thêm: Làm việc với thái độ thế nào để mau thăng tiến ?

3. Khám phá nhiều công việc khác nhau

Tìm hiểu về các ngành nghề

Hãy theo dõi thông tin các ngành nghề khác nhau xem có ngành nghề nào mình cảm thấy muốn làm hay quan tâm nhiều hơn không.

Hãy xem xét kỹ môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ, cơ hội phát triển các kỹ năng mềm tương lai.

Trao đổi chia sẻ kinh nghiệm với người đi trước

Hỏi ý kiến những người thân của bạn như cha mẹ, anh chị, thầy cô, bạn bè khóa trước, các đồng nghiệp …

Đi tham gia các đợt hội thảo tuyển dụng để tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia từ đó có thể khiến bạn chọn lựa được việc làm thích hợp với sở thích cá nhân hay tính cách hiện tại của bạn.

Thử nghiệm và trải nghiệm

Nếu chưa có việc làm, chưa chọn được việc làm vì không biết mình thích gì hãy thử đi tham gia các hoạt động ngoại khóa, các buổi phượt, các buổi dã ngoại, các hoạt động tình nguyện, công tác mùa hè xanh … từ đó tiếp xúc với nhiều công việc khác nhau xem coi liệu có việc gì phù hợp với mình hay không từ đó quyết định hướng đi tương lai thay vì lãng phí thời gian ngồi chờ một chỗ .

Nếu không hãy thử chọn lựa một số khóa học tài chính, bán hàng để xem có kích thích sự ham muốn của bạn hay không.

Xem thêm: Bạn làm việc vì tiền hay vì đam mê

4. Đưa ra quyết định

Sau khi đã tìm hiểu bản thân và khám phá các công việc thì đây là lúc bạn phải đưa ra quyết định nên chọn lựa công việc nào phù hợp với bản thân.

Lập danh sách các công việc tiềm năng

Dựa theo sở thích và trải nghiệm khi đi làm các hoạt động xã hội, trải nghiệm thử một số công việc khác nhau tự do thì bạn xem liệu bạn có thể chọn lựa các công việc gì để làm trong tương lai, lập danh sách các công việc để có thể phân loại ngành nghề, lập hồ sơ và làm đơn xin việc dễ dàng hơn khi đã đưa ra quyết định.

Nếu vẫn đang phân vân giữa các công việc thì hãy so sánh và đánh giá các lựa chọn của bạn dựa theo sở thích, năng lực, hay những ưu điểm mà tương lai công việc có thể mang lại cho bản thân bạn.

Đừng sợ thay đổi 

Việc chọn nghề nghiệp khi chưa rõ mục tiêu mục đích không bao giờ là quyết định tòi, nếu làm mà thấy vẫn không hợp thì cứ nghỉ nhảy việc đi tìm công việc khác cho đến khi thấy được thật sự một công việc yêu thích và muốn gắn bó với nó lâu dài thì hãy ngừng lại. Tuy nhiên trong quá trình nhảy việc hãy cân nhắc các yếu tố tài chính để tránh ảnh hưởng đến người thân.

Đừng từ bỏ nếu bạn vẫn chưa kiếm được công việc đáp ứng sở thích của bạn, hoặc thậm chỉ nếu sở thích của bạn thay đổi thì hãy tìm kiếm công việc khác như mong muốn bởi hôm nay có thể có sở thích này nhưng ngày mai sau một đêm ngủ dậy thì sở thích chúng ta lại thay đổi là chuyện bình thường, không có gì cấm cản được điều này .

Kết bài

Nếu bạn đã đọc kỹ bài viết trên thì có thể bạn đã mơ hồ nhận ra được mình nên làm gì để tìm được công việc mình thích, hay chọn nghề nghiệp như thế nào cho phù hợp, còn trẻ thì bạn còn có nhiều thời gian để trải nghiệm và khám phá, do đó đừng ngần ngại làm những việc mình thích thay vì cứ làm việc theo sự chỉ định từ người khác, nếu làm việc không đúng sở thích sẽ khiến bạn cảm thấy chán và không có cơ hội để thăng tiến cho tương lai cũng như không có cảm giác muốn thay đổi bản thân mà chỉ bị công việc như một gánh nặng đeo tạ lên lưng bạn mà thôi .

Thăng tiến sự nghiệp là gì ? Làm thế nào để sự nghiệp thăng tiến

Thăng tiến sự nghiệp là điều mà rất nhiều bạn trẻ hay những người ở độ tuổi trung niên quan tâm bởi nếu đã đi làm quá lâu trong một môi trường thì điều quan trọng là phải ngồi ở vị trí cao hơn, cùng dịch vụ thực tập chia sẻ một ít kinh nghiệm làm thế nào để sự nghiệp thăng tiến nhé.

Thăng tiến trong sự nghiệp là gì ?

Thăng tiến trong sự nghiệp hay còn nói cách khác là con đường làm việc hanh thông, mở ra cánh cửa mới tại vị trí cao hơn, lên chức tăng lương cho công việc hiện tại, việc thăng tiến trong sự nghiệp vô cùng quan trọng bởi nó đem lại danh tiếng, tiền bạc, tài lộc do đó được hầu hết mọi người xem trọng.

Đối với một số người khi đi làm công trong một số tổ chức nhà nước, doanh nghiệp lớn thì việc có vị trí ngày một cao hơn sẽ quan trọng hơn số tiền họ kiếm được, bởi ngồi ở chức cao có nghĩa là có mặt mũi, được họ hàng, bạn bè, bà con người thân xem trọng, điều mà có tiền cũng không mua được.

Thăng tiến sự nghiệp là gì ? Làm thế nào để sự nghiệp thăng tiến

Thăng tiến sự nghiệp là gì ? Làm thế nào để sự nghiệp thăng tiến nhanh trong vài năm .

Làm thế nào để sự nghiệp thăng tiến

Để con đường sự nghiệp có khởi sắc không phải chỉ nói mồm, chém gió là có được mà phải không ngừng nỗ lực để đạt được trong đó cần có các yếu tố chính

Không ngừng cải thiện bản thân

Học hỏi kiến thức liên tục

Tìm hiểu kỹ về lĩnh vực mình đang làm việc: mua các tài liệu chuyên ngành làm việc của mình, xem các yếu tố nào để tăng tính cạnh tranh, tăng sự phát triển để có hướng đi mới.

Tham gia các khóa học, hội thảo: cập nhật kiến thức qua các buổi học, các buổi tọa đàm để có thêm kỹ năng, kinh nghiệm từ các đối thủ cạnh tranh trên thương trường.

Đọc sách nghiên cứu tài liệu: hãy tham khảo một số tựa sách liên quan đến việc đối nhân xử thế, kỹ năng kinh doanh, làm thế nào trở thành một người lãnh đạo giỏi và ráng áp dụng.

Phát triển những kỹ năng mềm

Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: trao dồi kỹ năng giao tiếp trước đám đông và làm việc tinh thần trách nhiệm trong các đội nhóm là ưu tiên hàng đầu.

Kỹ năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định: thay vì khi có vấn đề chúng ta đùn đẩy cho nhau thì hãy tìm cách xử lý chúng và tập cho mình tính chịu trách nhiệm nếu chẳng may thất bại.

Kỹ năng lãnh đạo: nếu muốn trở thành một nhà quản lý trong tương lai gần thì hãy học những quyển sách lãnh đạo, tập leader các dự án, các công việc ở quy mô nhóm trước khi có thể có tương lai cao hơn.

Xây dựng thương hiệu cá nhân

Tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp: phải tạo điểm khác biệt về hình tượng để mọi người chú ý đến bạn, phong cách lịch sự, ngoại hình sạch sẽ ..

Tạo dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp: hòa đồng trong công việc, hỗ trợ công việc cho người khác ngay cả khi bạn không được nhờ cậy.

Tham gia các hoạt động xã hội: hãy tham gia các chiến dịch chạy maraton, thiện nguyện, từ thiện để thể hiện tấm lòng của bạn đối với xã hội ..

Xem thêm: thái độ công việc như thế nào để được thăng tiến

Tích cực trong công việc

Chủ động nhận nhiệm vụ

Hãy tìm kiếm cơ hội thể hiện : chỉ khi nào bạn có thể biểu hiện bản thân mình có năng lực cho cấp trên thấy được thì mới có cơ hội thăng tiến, do đó hãy nhận mọi việc được giao.

Đề xuất các ý tưởng mới: nếu có ý kiến gì liên quan đến công việc, cải thiện quy trình, tăng năng suất hay ý tưởng kinh doanh táo bạo hãy góp ý ngay cho cấp trên.

Hoàn thành công việc hiệu quả

Lập kế hoạch, quản lý thời gian : trước khi nhận việc gì bạn cũng phải xác định với cấp trên thời gian hoàn thành, cố gắng xây dựng kế hoạch để làm việc vượt qua thời gian được giao nhé.

Đảm bảo chất lượng công việc: hoàn thành chỉ tiêu đã nhận việc được giao, dù nhanh hay chậm bạn phải đảm bảo đúng chất lượng.

Biểu hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp

Trung thực đáng tin cậy : phải để mọi người tin tưởng vào bạn mới dám giao việc cho bạn làm.

Sẵn sàng học hỏi, trao đổi: đừng thể hiện mình thông minh hơn người khác, làm việc gì cũng phải khiêm tốn, có tinh thần học hỏi, chấp nhận hạ mình nếu không hiểu các vấn đề.

Có tinh thần trách nhiệm cao: nếu công việc được giao mà không hoàn thành, đừng đổ lỗi cho bất cứ ai mà trước tiên phải nhận trách nhiệm về mình.

Xây dựng mối quan hệ

Mối quan hệ cấp trên

Tạo lòng tin : phải để cấp trên nhận thấy tin tưởng bạn thì mới giao việc cho bạn xử lý.

Thường xuyên báo cáo công việc: dù bạn có hoàn thành đúng hẹn hay không thì cũng phải thường xuyên báo cáo tiến độ công việc một cách tự động, không để sếp hỏi.

Hỏi ý kiến và lắng nghe phản hồi: nếu trong quá trình xử lý gặp phải trở ngại hãy xin chỉ đạo của cấp trên thay vì tự tung tự tác quyết định.

Mối quan hệ đồng nghiệp

Hợp tác làm việc: hãy thể hiện sự hài hoàn trong mọi công việc, nhờ mọi người phụ bạn một tay nếu gặp khó khăn, và dĩ nhiên bạn cũng phải phụ lại mọi người dù không được nhờ.

Tôn trọng ý kiến người khác: điều quan trọng khi làm việc nhóm là nghe ý kiến của mọi người, tránh chỉ dựa theo ý kiến cá nhân làm mọi người bất đồng khiến công việc đình trệ.

Sẵn sàng giúp đỡ mọi người: hãy phụ mọi người dù không được nhờ vả để sau này nếu chẳng may bạn có việc gấp, việc gia đình hay một lý do nào đó thì đồng nghiệp sẽ tự nguyện giúp lại bạn.

Mối quan hệ với khách hàng

Quan hệ với đối tác luôn là ưu tiên hàng đầu: nếu bạn nắm trong tay các khách hàng lớn thì doanh nghiệp sẽ luôn coi trọng bạn, từ đó dễ cất nhắc hơn trong tương lai.

Đảm bảo khách hàng hài lòng: hãy nhớ khách hàng là thượng đế, có sai lúc nào cũng là lỗi của bạn, từ đó sẽ giúp cho công việc của bạn luôn thuận lợi/

Đặt mục tiêu và lộ trình thăng tiến rõ ràng

Xác định mục tiêu công việc

Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: xác định thời gian làm việc trong một vị trí tối đa trong bao nhiêu năm, khi nào sẽ thăng lên vị trí cao hơn.

Mục tiêu cụ thể đo lường được: xác định xem công việc đó mức lương như thế nào, thu nhập trong mấy năm sẽ bao nhiêu, các khoản tiền thưởng ra sao …

Lập kế hoạch và tiến hành

Xác định các bước cần thực hiện : khi đã có kế hoạch hãy bày tỏ với sếp bạn muốn thay đổi vị trí làm việc sang chức vị cao hơn để xem thái độ cấp trên như thế nào, nếu được chấp thuận hay bắt đầu làm những bước để có thể đến vị trí mong muốn đúng hẹn.

Theo dõi và đánh giá

Trong lộ trình thăng tiến công việc nếu xảy ra các sự cố chẳng hạn như khách hàng hủy hợp đồng, phòng ban bị cắt giảm nhân sự thì đánh giá lại kế hoạch.

Kết luận

Để thăng tiến sự nghiệp là một quá trình dài hạn chứ không phải chuyện một sớm một chiều, do đó nếu bạn đang xác định tiếp tục gắn bó với vị trí hiện tại và có kế hoạch cụ thể thì hãy kiên trì và nỗ lực, có nhiều người để lên làm sếp hay giám đốc phải nỗ lực từ 5 – 10 năm cho một quá trình dài hạn do đó nếu không đủ kiên nhẫn sẽ khó thành công.

Nhảy Việc là gì ? Khi nào bạn nên đưa ra quyết định

Nhảy việc là gì đang là một vấn đề được bàn tán sôi nổi trên các mạng xã hội khi mà áp lực công việc cuối năm ngày càng được tăng cao, cùng bàn tán về vấn đề này để hiểu rõ thêm nhé.

Nhảy việc là gì ?

Nhảy việc là khi bạn đang có ý định thay đổi công việc hiện tại để chuyển sang một công việc khác, việc quyết định nhảy việc được đưa ra khi bạn không còn muốn làm việc tại chỗ cũ vì nhiều lý do khác nhau.

Việc nhảy việc thường sẽ xáo trộn cuộc sống thường ngày, mối quan hệ xung quanh lẫn ảnh hưởng đến gia đình, người thân do đó trước khi quyết định nhảy việc, bạn hãy nên cân nhắc thật kỹ các yếu tố lợi và hại của việc này mang lại và ra quyết định chính xác.

Nhảy Việc là gì

Nhảy Việc là gì ? Khi nào bạn quyết định nhảy việc hãy cân nhắc thật kỹ

Một vài yếu tố khiến mọi người thường nhảy việc

Yếu tố cá nhân 

Không hài lòng với mức lương hiện tại: do thu nhập không tương xứng với năng lực khiến bạn hay có ý định nhảy việc.

Không có cơ hội thăng tiến: bạn đang công tác tại công ty nhỏ và quá ít cơ hội để thăng chức lên vị trí cao hơn như trưởng phòng, giám đốc …

Công việc không phù hợp sở thích: xin vào ngành nghề mà mình không có đam mê sẽ dẫn đến bạn mau buồn chán với công việc hiện tại, muốn nhảy sang làm ngành nghề mình mong muốn.

Môi trường làm việc căng thẳng : làm việc trong các phòng ban kinh doanh, tài chính hay các công việc nặng nhọc, nguy hiểm dẫn đến áp lực đối mặt với căng thẳng mỗi ngày, không có cả thời gian nghỉ ngơi hay thở là một trong các yếu tố khiến nhiều bạn trẻ nhảy việc.

Muốn chinh phục thử thách mới : ngược lại có nhiều bạn thì đang làm trong môi trường quá yên bình, không có cạnh tranh, công việc êm ả lại thích làm việc trong môi trường căng thẳng, có cạnh tranh thì mới có tiến bộ, nên mới quyết định nhảy việc để tìm kiếm thử thách.

Yếu tố khách quan

Công ty quyết định cắt giảm nhân sự: vào một ngay đẹp trời sếp thông báo công ty sẽ đóng cửa phòng ban, cắt giảm bớt một số vị trí trong thời gian gần, khiến cho bạn lo lắng và tìm kiếm một công việc khác để sẵn sàng nhảy việc khi cần.

Thay đổi cơ cấu tổ chức, điều chỉnh công việc: nếu chẳng may bạn nhận được lời đề nghị cắt giảm mức lương và xuống làm ở vị trí thấp hơn thay vì quyết định sa thải, liệu bạn sẽ ở lại hay quyết định nhảy việc sang công ty khác ở vị trí tương đương .

Xu hướng phát triển thị trường lao động : theo đánh giá của ban nhân sự top 10 doanh nghiệp lớn thì những bạn trẻ ở xung hướng từ 18 đến 25 tuổi sẽ nhảy việc từ 1 – 3 lần trong trung bình một năm, nguyên nhân là do các bạn trẻ thường muốn trải nghiệm nhiều công việc khác nhau thay vì tập trung phát triển một công việc dài hạn.

Những lợi ích và rủi ro khi nhảy việc 

Lợi ích 

Cơ hội phát triển bản thân và sự nghiệp: việc nhảy việc có thể cho mình nhiều cơ hội hơn khi được làm công việc yêu thích, có thể tự phát triển kinh doanh hoặc tự khám phá những môi trường làm việc mới.

Mức lương và chế độ đãi ngộ tốt hơn

90% các bạn trẻ khi quyết định nhảy việc bởi vì mức lương ở công việc sắp tới sẽ tăng một phần so với công việc hiện tại, chưa kể các phụ cấp về tiền lương, bảo hiểm nếu tối hơn cũng sẽ khiến bạn muốn nhảy việc hơn.

Môi trường làm việc mới năng động hơn

Hầu như khi bạn nhảy việc xong, bạn sẽ cảm thấy có máu, có lửa để hòa nhập vào môi trường mới thay vì công việc nhàm chán mà bạn đang làm .

Mở rộng mối quan hệ mới và kinh nghiệm làm việc

Có thể tiếp cận nhiều đồng nghiệp mới, các quan hệ đối tác làm ăn sẽ thay đổi và sẽ đem đến nhiều kinh nghiệm nếu bạn đang ở vị trí khác trong công việc bạn đang làm hiện tại.

Rủi ro

Gặp khó khăn khi thích nghi công việc

Không phải lúc nào đời cũng là màu hồng, khi nhảy việc bạn nên cẩn thận vì năng lực của bạn không đáp ứng được nhu cầu công việc mới mà bạn đang theo đuổi.

Mất thời gian để tìm công việc mới

Nếu đã quyết định nhảy việc mà chưa tìm kiếm công việc mới, hãy cẩn thận vì có thể bạn sẽ thất nghiệp lâu dài khi thị trường đang cạnh tranh gay gắt.

Ảnh hưởng đến uy tín cá nhân

Mọi người thường nhìn người đang có công ăn việc làm ổn định bằng con mắt khác do đó khi bạn thất nghiệp sẽ khiến cho mọi người xa lánh bạn, sợ phải cho bạn mượn tiền.

Rủi ro thất nghiệp lâu dài

Điều đáng sợ nhất đó chính là trong thời gian dài bạn sẽ không kiếm được công việc mới và sẽ gây áp lực kinh tế nếu bạn là trụ cột gia đình và có nhiều người thân đang phụ thuộc vào công việc hiện tại của bạn.

Xem thêm: có nên làm nhiều việc một lúc hay không ?

Khi nào thì nên quyết định nhảy việc

Đánh giá kỹ lưỡng công việc hiện tại có còn phù hợp với bản thân hay không 

Hãy đưa ra những gì bạn muốn và không muốn với công việc hiện tại : việc xác định nhu cầu ở công việc hiện tại khá quan trọng, bạn có thể cân nhắc giữa các yếu tố làm việc vì lương hay vì đam mê, làm việc vì gia đình hay vì sở thích, bạn có còn yêu công việc không hay đã quá chán nản để cân nhắc.

So sánh giữa công việc hiện tại và công việc mới: hãy lựa chọn xem công việc mới có gì tốt hơn và giúp bạn thay đổi so với công việc hiện tại hay không, còn nếu chỉ vì chán vì một vài mối quan hệ cãi vã với đồng nghiệp, chán vì sếp không tăng lương mà quyết định nhảy việc thì nên cân nhắc cho thật kỹ.

Có kế hoạch cụ thể 

Tìm hiểu kỹ về công việc mới mà bạn dự tính nhảy sang : hãy tìm hiểu xem công việc mới có quy trình làm việc như thế nào, mức lương, chế độ đãi ngộ tốt hơn như thế nào, áp lực công việc có cao hơn không, có phải tăng ca làm việc thường xuyên hay phải đi công tác xa không ….

Chuẩn bị hồ sơ chuyên nghiệp: hãy chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc thật chuyên nghiệp, nếu chưa biết viết hồ sơ xin việc thế nào hoặc làm CV ra sao có thể xem dịch vụ mà chúng tôi đang cung cấp .

Xây dựng mối quan hệ trước đó: hãy gặp gỡ người quản lý tương lai của bạn để trao đổi xem mức lương, thu nhập và các việc bạn sẽ được làm trước khi quyết định nghỉ việc tại công ty cũ.

Đảm bảo cân bằng tài chính

Nên có một khoản tiết kiệm khi đang tìm một công việc mới: nếu trong thời gian nhảy việc mà chẳng may chưa có được việc làm, hãy tính trước bằng cách để dành một khoản thật lớn đề phòng bạn sẽ thất nghiệp vài ba năm.

Đừng nghỉ việc vì vay tiền

Nếu bạn sợ đồng nghiệp hay các mối quan hệ cho vay bên ngoài gây áp lực khiến bạn muốn nhảy việc để trốn đi thì hãy suy nghĩ thật kỹ, bởi công việc hiện tại đang giúp bạn trả tiền và trả lãi, nếu mất việc làm có thể bạn sẽ không chỉ mất việc đóng lãi mà còn có thể mang nợ nhiều hơn trong tương lai.

Kết luận 

Nếu bạn đang có quyết định nhảy việc hãy để ý thật kỹ những gì mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên đây, nó sẽ giúp cho bạn có nhiều kinh nghiệm thật rõ ràng, nếu gặp khó khăn trong vấn đề xin việc mới đừng ngừng ngại kết nối với đơn vị để được hỗ trợ nhé.

Làm nhiều việc một lúc có tốt hay không ?

Làm nhiều việc một lúc có tốt hay không đang là chủ đề được các bạn trẻ và các dân văn phòng thảo luận trao đổi khá sôi nổi trên các diễn đàn, mạng xã hội hiện nay, dưới đây là cái nhìn khách quan của đơn vị đang đưa ra để một số bạn góp ý kiến.

Làm nhiều việc một lúc là gì ?

– Làm nhiều việc một lúc có nghĩa là bạn đang làm đồng thời nhiều công việc trong cùng một văn phòng, một đơn vị hay còn có thể là bạn đang làm nhiều công việc khác nhau trong cùng một ngày .

Việc làm nhiều việc một lúc không thể tránh khỏi trong đời sống hiện đại ngày nay, cuộc sống càng phát triển con người càng có thêm nhiều áp lực tài chính, gia đình từ đó phải làm nhiều việc cùng một lúc để có thêm thu nhập từ đó cải thiện cuộc sống chất lượng hơn.

Việc làm nhiều việc cùng một lúc sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bạn và người xung quanh, do đó cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định có nên tiếp nhận thêm nhiều công việc mà bản thân có thể làm được hay không nhé.

Làm nhiều việc một lúc có tốt hay không ?

Làm nhiều việc một lúc có tốt hay không là tùy vào tính chất công việc mà bạn đang làm.

Lợi ích khi làm nhiều việc cùng lúc 

Tiết kiệm thời gian: đồng thời làm cùng lúc nhiều công việc sẽ giúp cho tiến độ hoàn thành công việc được đẩy nhanh hơn từ đó tiết kiệm thời gian hoàn thành công việc được giao.

Tăng năng suất : hiệu quả công việc sẽ được gia tăng khi bạn làm nhiều khâu của quá trình xử lý công việc, kết nối các khâu lại với nhau sẽ thúc đẩy tăng năng suất lên tối đa .

Cải thiện khả năng đa nhiệm : cho phép bạn dần quen thuộc với việc xử lý đồng thời nhiều công việc cùng một lúc, dần tạo thành thói quen và khả năng ứng biến khi được giao nhiều việc một lúc.

Hạn chế của việc làm nhiều việc đồng thời một lúc

Chất lượng công việc bị giảm : nếu xử lý nhiều việc đồng thời sẽ không tránh khỏi khâu sai sót trong quá trình xử lý các việc riêng lẻ, điều này sẽ phức tạp đối với các công việc cần độ chính xác cao sẽ gây ảnh hưởng dây chuyền trong sản xuất .

Tăng căng thẳng: đảm nhiều nhiều việc đồng thời sẽ gây ảnh hưởng căng thẳng thần kinh dẫn đến stress, áp lực tinh thần.

Mất đi sự sáng tạo : khi xử lý nhiều việc đồng thời bạn sẽ không có thời gian để suy nghĩ sáng tạo cho công việc trung tâm, chẳng hạn như các công việc liên quan đến sản xuất nội dung, ý tưởng, hình ảnh, video .

Ảnh hưởng đến sức khỏe: làm nhiều việc đồng thời trong một thời gian dài sẽ bào mòn sức khỏe của bạn, làm cho cảm giác lúc nào cũng mệt mỏi, uể oải nếu không được nghỉ ngơi.

Xem thêm: những lợi ích khi đi làm thêm mà bạn không biết

Các yếu tố gây ảnh hưởng đến hiệu quả khi làm nhiều việc đồng thời 

Tính chất công việc: Công việc đơn giản lặp đi lặp lại nhiều lần thì có thể làm được đồng thời cùng một lúc.

Khả năng của mỗi người: tùy vào tính chất tập trung hay một kỹ năng quen tay thành tạo mà mọi người có thể xử lý được nhiều công việc đồng thời được hay không .

Môi trường làm việc : việc làm việc trong một không gian yên tĩnh, ít bị ảnh hưởng bởi con người hay môi trường xung quanh sẽ làm tăng độ tập trung và có khả năng xử lý nhiều việc cùng một lúc.

Kết luận

Việc làm đồng thời nhiều việc cùng một lúc sẽ có mặt lợi và mặt hại, nên nhớ công việc chỉ thực sự hiệu quả khi bạn làm việc thật là tập trung và đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng để thay đổi quy trình, cải thiện sản phẩm nâng cao chất lượng và tung ra sản phẩm mới .

Khi bạn phải xử lý nhiều việc cùng một lúc, ưu tiên phân công việc ra làm nhiều khâu, việc nào cần gấp thì xử lý trước, không gấp thì xử lý sau, tránh chồng chéo gây ảnh hưởng không kịp thời gian.

Hãy liệt kê thời gian bản thân và phân hạn mức thời gian cho các công việc để tránh việc phải tập trung xử lý nhiều công việc trong một khoản thời gian quá ngắn.

Sinh viên đại học ở TpHCM một tháng cần bao nhiêu tiền ?

Hầu hết các bạn Sinh viên đại học ở TpHCM một tháng cần bao nhiêu tiền chi phí cho việc ăn ở, sinh hoạt đó là điều mà rất nhiều cha mẹ, các bậc phụ huynh có con sắp đi học vào dịp tháng 9 tới đây khá quan tâm, theo kinh nghiệm từ nhiều bạn chia sẻ hiện nay mức phí khi đi học đại học ở Tphcm dao động từ 4 – 5 triệu đồng mỗi tháng là tối thiểu.

Để học đại học tại Tphcm tối thiệu cần 4 – 5 triệu đồng mỗi tháng 

Ngày 17/8 tới đây các trường đại học phía Nam sẽ công bố kết quả xét tuyển để đi học đại học và dự kiến đến cuối tháng 9, tháng 10 các bạn sinh viên sẽ nhập học đầu tiên, hiện nay việc các bạn quan tâm là điểm thi đại học của mình liệu có trúng tuyển nguyện vọng của các trường hay không, riêng bậc làm cha mẹ thì lại đang đau đầu là nếu con chẳng may đậu đại học thì tiền học phí các trường như thế nào, chi phí học đại học trung bình mỗi tháng sẽ la bao nhiêu .

Bạn Lâm một sinh viên thuê trọ để học đại học tại TpHCM chia sẻ trước đây khi đi lên đây học đại học thì tưởng dễ sống lắm chỉ cần kiếm được một căn phòng trọ rẻ, vừa học vừa vón vén tiết kiệm chịu khó ăn đậu hủ, mì tôm thì mỗi tháng cũng chỉ tốn hai triệu đồng là tối đa nhưng sự thật thì đã vỡ mộng.

Lúc đầu cứ tượng đơn giản nhưng sau khi tìm kiếm được một phòng trọ giá rẻ chỉ 1 triệu đồng mỗi tháng tại khu vực Thủ Đức, chịu ở ghép chung với ba bạn khác nhau nhằm chia sẻ chi phí xuống mức tối đa, không gian sinh hoạt nhỏ hẹp chỉ vỏn vẹn 9 m2, ngoài ra còn phải tự trả điện, nước, nét … và phí giữ xe . Không gian sinh hoạt hẹp và phòng thì nóng bức như cái lò thiêu nhưng vì tiết kiệm chi phí nên sao cũng được.

Rồi đến chi phí sinh hoạt thì lúc đầu cứ tính mua thùng mì tôm về ăn cho qua ngày nhưng rồi thì ăn một hai bữa thì không chịu được nỗi, phải rủ các bạn trong phòng thường xuyên góp tiền mua đồ về nấu ăn chung, vừa ngon lại vừa đỡ tốn kém, nhưng lúc này chi phí phát sinh cho tiền ăn uống dao động từ 50 ngàn đến 100 ngàn mỗi ngày chia đều cho ba bữa ăn, thế là vỏn vẹn chi phí hàng tháng đội lên thêm 1,5 đến hơn 3 triệu đồng chỉ tính riêng cho tiền ăn uống, sinh hoạt trong nhà.

Cuối cùng là đến các khoản phí phát sinh khác như chi phí đi lại xăng xe, chi phí đi lại bằng xe buýt, chi phí mua các vật dụng sinh hoạt như dầu gội, xà bông, dầu ăn, nước mắm, muối .. và các chi phí linh tinh khác thường dao động 1 đến 2 triệu đồng dù là cố gắng tiết kiệm .

Sinh viên đại học ở TpHCM một tháng cần bao nhiêu tiền ?

Sinh viên đại học ở TpHCM một tháng cần bao nhiêu tiền ?

Không đi thuê trọ cũng mất 4 – 5 triệu đồng như thường 

Ngay cả khi nhiều bạn trẻ như anh Sơn, có nhà người quen tại Tphcm dù không phải tốn từ 1 – 2 triệu đồng để thuê nhà trọ như các sinh viên khác thì mỗi tháng vẫn phải tốn 4 – 5 triệu đồng bởi các chi phí phát sinh khác nhau . Chẳng hạn tiền xăng đi học là gần 1 triệu đồng, tiền ăn uống bên ngoài với bạn bè từ 500 đến 1 triệu đồng mỗi tháng, tiền mua sắm cá nhân 500 ngàn đồng, tiền ăn uống sinh hoạt từ 2 triệu đồng đổ lại .

Còn như chị Ngọc dù ở chung với chị gái cho tiết kiệm chi phí thuê phòng nhưng chị nói để tiết kiệm thời gian buổi trưa không phải về nhà chị ghé ăn cơm tại quán trước trường thì cũng tốn hết 1,5 triệu đồng cho mỗi tháng, xăng xe chi phí đi lại 500 ngàn, tiền giáo trình bài tập đi photo mỗi tháng cũng bội chi 500 ngàn, chi phí mua quần áo đồ trang điểm hơn 1 triệu đồng, tổng chi phí gần hơn 4 triệu đồng mỗi tháng.

Mức chi phí tối thiểu gần 5 triệu đồng mỗi tháng hiện nay được xem là chi phí tối thiểu cho sinh viên khi đi học đại học tại Tphcm, dù bạn có cố gắng tiết kiệm đến mấy đi chăng nửa thì những khoản phí phát sinh này gần như là bắt buộc, không thể nào bạn tránh né và bạn nên dự phòng thêm một hai triệu đồng để có những sự cố phát sinh như bạn rủ đi ăn nhậu, đi tiệc, hay đi sinh nhật … thì có khoản dư ra để đắp vào nếu không đến lúc thiếu tiền đi mượn bạn bè thì rất nhục nhã đấy nhé.

Đối với các bạn sinh viên khá giả có thể đến hàng chục triệu đồng

Việc các bạn sinh viên nhà giàu hay gia đình bình thường thì số tiền bỏ ra mà các bạn sinh viên cao hơn nhiều do các bạn này thường không ý thức nhiều về chi phí gặp phải, thiếu bao nhiêu thì có ba mẹ, người thân xung quanh tài trợ do đó không phải lo gì cả.

Chẳng hạn chị Thu, sinh viên cao đẳng Fpt Polytechnic chia sẻ mỗi tháng các khoản phí cá nhân cho việc ăn học dao động từ 15 đến 20 triệu đồng khiến nhiều người ngạc nhiên, chị nhẩm tính như sau, để thuê một căn hộ ở riêng tại Tphcm dao động từ 6 – 8,5 triệu đồng, chi phí đi lại ăn uống bằng xe máy mỗi tháng 2 triệu đồng, chi phí ăn uống mỗi ngày dao động tối thiểu 100 ngàn và gặp các bữa tiệc tùng thì có thể hơn, do đó khoản phí này được chị cố định thành 5 triệu đồng / tháng.

Ngoài ra còn đối với nhiều bạn còn có chi phí mua sắm quần áo, mỹ phẩm, thời trang … từ 2 – 3 triệu đồng mỗi tháng, do các chi phí này phụ thuộc vào bậc phụ huynh sẵn sàng cho con mình xài thoải mái nên đối với các bạn nhà giàu thì việc này là không cần lo lắng.

Nhiều bạn còn chia sẻ dù mình cố gắng nỗ lực tiết kiệm lắm thì mỗi tháng cũng phải tốn tối thiểu là 15 triệu đồng do chi phí sinh hoạt tại Tphcm khá là đắt đỏ

Sinh viên đại học ở TpHCM một tháng cần bao nhiêu tiền ?

Các khoản chi phí ăn uống, sinh hoạt thường làm tốn rất nhiều tiền của sinh viên đại học.

Xác định chi phí mỗi tháng khi học đại học để sinh viên chuẩn bị ?

Để xác định chi phí đi học đại học, trước hết các bạn cần phân tích chi tiết các chi phí có thể phát sinh ra thành một bảng, sau đó nhân với số ngày của mỗi tháng, từ đó dự tính trước cụ thể mỗi tháng sẽ phát sinh tổng bao nhiêu tiền, chẳng hạn

  • Chi phí thuê trọ, thuê căn hộ chung cư .
  • Chi phí xăng cộ đi lại, hoặc mua vé xe buýt.
  • Chi phí ăn uống mỗi ngày tối thiểu.
  • Chi phí mua sắm quần áo, sách vở.
  • Chi phí mua đồ dùng cá nhân.
  • Chi phí mời bạn bè ăn uống .
  • Chi phí tiệc tùng nếu chẳng may có.
  • Chi phí phát sinh đau ốm bệnh tật , xe cộ bị hư .

Sau khi đã xác định được những chi phí đã kể trên thì mới tính toán thật kỹ xem mỗi tháng nên bỏ ra các khoản phí nào bao nhiêu, thảo luận với anh chị, hay ba mẹ người mà phát lương cho các bạn trong quá trình học tập xem có thể hỗ trợ cho bạn ở mức nào trong các khoản đã kể trên, cuối cùng thì tính toán xem nên xài đồng tiền vào khoản nào cho đáng nhé.

Ngoài ra lúc ban đầu trước khi quyết định đi học, các bạn nên tính toán học phí các trường mỗi năm sẽ tốn bao nhiêu tiền cho thiệt kỹ để đến khi trúng tuyển không biết loay hoay kiếm tiền nộp học phí chứ đừng nói đến tiền ăn ở hay sinh hoạt đâu nha. Chúc các bạn thành công khi học đại học nhé !

Những lời khuyên hữu ích trước khi vào phòng thi

Các bạn học sinh, sinh viên đang đối diện với kỳ thi lớp 12 hay kỳ thi đại học, cao đẳng, liệu bạn phải chuẩn bị gì trước khi thi, hãy xem ngay những lời khuyên hữu ích trước khi vào phòng thi.

Lời khuyên hữu ích khi đi thi kỳ thi bất kỳ

– Dưới đây là những lời khuyên mà các bạn sinh viên phải chú ý trước và trong khi vào phòng thi nhé :

Những điểm cần chú ý khi vào phòng thi

Chuẩn bị giấy tờ tùy thân, thẻ sinh viên, căn cước và các vật dụng cá nhân như bút chì, thước kẻ, máy tính ( trường hợp cần tính toán ),…

Kiểm tra kỹ một lần nữa xem mình đã đem đầy đủ các dụng cụ cần thiết được cho phép hay chưa

Lưu ý trước khi thi bạn nên ăn sáng với các món ăn vệ sinh để tránh đau bụng khi thi.

Hãy đi vệ sinh trước khi vào phòng thi để tinh thần được thoải mái, không bồn chồn lo lắng.

Chú ý thời gian di chuyển đến địa điểm thi để tránh bị trễ giờ thi.

Thả lỏng người, giữ cho tinh thần thư giãn, thoải mái, tránh căng thẳng quá mức.

Những lời khuyên hữu ích trước khi vào phòng thi

Sinh viên trước khi đi thi cần phải nắm được các yếu tố sau đây

Những điểm cần lưu ý trong khi vào phòng thi

Ngồi đúng vị trí được in trên thẻ dự thi : việc bố trí vị trí chỗ ngồi được giám thị đánh dấu trên bảng đen do đó các bạn xem kỹ để tránh ngồi lộn chỗ và vi phạm quy chế thi.

Đọc kỹ hướng dẫn làm bài thi trên đề thi : khi chuẩn bị làm bất cứ môn nào hãy đọc phần hướng dẫn xem trả lời nội dung vào mặt nào của giấy thi, các quy tắc khi đánh dấu trắc nghiệm để tránh sai phạm không đáng có.

Phân bổ thời gian làm bài hợp lý cho từng câu hỏi, phần thi : canh chỉ thời gian cho các câu hỏi để tránh quá tập trung vào một câu khó mà bỏ qua những câu dễ hơn.

Làm bài thi theo trình tự từ dễ đến khó : để tránh việc bị điểm thấp, cách đơn giản là chọn câu hỏi dễ trả lời trước còn bài khó để làm sau.

Trình bày bài thi sạch đẹp, rõ ràng, khoa học : việc viết sạch chữ đẹp không chỉ giúp giáo viên khi chấm bài thấy được đáp án chính xác, chính những ký tự chuệch choạc gây hiểu lầm, đặc biệt trong các môn toán, lý hóa.

Kiểm tra kỹ lại bài thi trước khi nộp : Nếu đã làm xong bài thi mà vẫn còn thời gian thì hãy kiểm tra lại một lần nữa để rà soát lại nhé.

Những lời khuyên hữu ích trước khi vào phòng thi

Các vật dụng thí sinh được phép mang vào phòng thi

Một số điểm quan trọng cần chú ý khi đi thi

– Không mang các thiết bị không được cho phép : các thiết bị như di động, máy tính bảng, máy quay phim, máy ghi âm là những thiết bị bị cấm không được phép mang vào phòng thi.

– Không được trao đổi khi thi : trong quá trình làm bài thi không được phép trò chuyện hay trao đổi thông tin với bạn cùng phòng dù bất cứ lý do gì .

– Không được có hành vi gian lận thi cử : việc quay cóp bài của bạn khác, quay cóp tài liệu lén mang vào hay sử dụng các thiết bị di động cho mục đích gian lận là không được cho phép.

– Cập nhật thông tin về kỳ thi đầy đủ : Cần phải xem kỹ thông tin liên quan đến lịch thi lớp 12, lịch thi đại học, cao đẳng, xem chính xác thời gian các môn thi, địa điểm tổ chức thi, quy chế thi và các thiết bị cần phải mang theo khi vào phòng thi là điều mà các bạn học sinh, sinh viên không thể nào bỏ qua .

Học ngành gì dễ xin việc

Học ngành gì dễ xin việc là câu hỏi mà các bạn đang học lớp 12 quan tâm khi kỳ thi đại học sắp đến gần, nếu đang hoạch định cho tương lai mình thì hãy lựa chọn top 10 ngành hot dưới đây

Học ngành gì dễ kiếm việc làm ? Top 10 ngành tạo công việc có lương cao sau khi ra trường

1. Ngành quản trị kinh doanh

– Chưa bao giờ ngành quản trị hết là ngành hot vì đa phần các bạn sinh viên quan tâm rất nhiều đến việc học ngành quản trị kinh doanh, ước mơ hầu hết của các bạn trẻ sau khi ra trường là xin được công việc quản lý đội nhóm, quản lý một tập thể, chỉ huy người khác làm việc.

– Hầu hết một công ty xí nghiệp đều có rất nhiều vị trí từ trưởng phòng, quản lý phòng ban, quản lý đội nhóm, giám đốc điều hành, giám đốc chiến lược, giám độc nhân sự, và hầu hết để ứng tuyển vào các vị trí lãnh đạo đều phải tốt nghiệp hoặc có kinh nghiệm qua về quản trị kinh doanh hay quản trị nhân sự.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành Quản trị kinh doanh luôn thu hút số lượng lớn hồ sơ đăng ký của sinh viên, chiếm hơn 10% tổng số hồ sơ mỗi năm. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi năm có khoảng hơn 10.000 cử nhân ngành Quản trị kinh doanh tốt nghiệp

Ngành công nghệ thông tin

Đây là một ngành hot trong xã hội bây giờ vì công nghệ thống tin được ứng vào mọi mặt đời sống, mọi lĩnh vực xã hội cần từ y tế, giáo dục, giao thông, logistic đều cần có hệ thống công nghệ thông tin để vận hành, do đó lượng sinh viên ứng tuyển vào việc học ngành công nghệ thông tin mỗi năm tăng mạnh.

Học công nghệ thông tin dễ dàng kiếm được việc làm trong các ngành phần cứng, phần mềm, thiết kế ứng dụng, thiết kế mô hình, các công nghệ AI, chế tạo người máy … đang là lĩnh vực không thiếu việc làm trong thời đại 4.0 hiện nay .

Theo số liệu từ bộ giáo dục đào tạo thì tỷ lệ sinh viên CNTT ra trường có việc làm dao động từ 70% đến 85%, cao hơn nhiều so với mức trung bình của các ngành học khác.

Ngành Du lịch và Lữ hành

– Ngành quản trị du lịch và lữ hành là một trong những ngành Hot vì đây là một trong các ngành liên quan đến nhu cầu giải trí của hầu hết cá nhân trong một xã hội, đặc biệt khi Việt Nam là một trong các nước có rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng và nhiều điểm du lịch mới được đưa vào vận hành khai thác mỗi năm càng tạo cho sinh viên yên tâm khi ra trường có thể tìm kiếm được một việc làm.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ sinh viên ngành Du lịch – Lữ hành ra trường có việc làm dao động từ 80% đến 90%, cao hơn nhiều so với mức trung bình của các ngành học khác.

Sinh viên nộp nguyện vọng theo học ở ngành du lịch là khá cao do đó tỉ lệ cạnh tranh đầu vào cũng rất nhiều, các bạn nên suy nghĩ kỹ về độ cạnh tranh khi học ngành này nhé.

Ngành Truyền thông – Marketing

– Lĩnh vực hot mà các bạn học sinh lớp 12 quan tâm khi nộp nguyện vọng là thi vào các trường đại học có chuyên ngành dạy truyền thông – marketing vì đây là ngành hot nhất hiện nay trong xã hội, học ngành này ra trường có thể kiếm được công việc ở đa dạng lĩnh vực khác nhau.

Ngành marketing hay còn gọi là ngành bán hàng sau khi ra trường bạn có thể kiếm được các công việc như nhân viên quảng cáo, nhân viên tiếp thị sản phẩm, nhân viên truyền thông, PR, nhân viên tổ chức sự kiện và các vị trí quản lý cao hơn tùy theo kinh nghiệm và theo thời gian.

Tỷ lệ sinh viên ngành Truyền thông Marketing ra trường có việc làm dao động từ 60% đến 70%, cao hơn mức trung bình của các ngành học khác.

Ngành logictics

Ngành Y dược

Ngành Ngôn Ngữ Anh

Ngành thiết kế đồ họa

Ngành nhà hàng khách sạn

Làm sao để chọn đúng công ty, tránh chọn sai rồi hối hận

Làm sao để chọn đúng công ty, tránh chọn sai rồi hối hận cũng đã muộn màng chính là điều mà những người đi làm hiện nay vô cùng suy nghĩ, nguyên nhân chủ yếu là vì chỉ vì công việc trước mắt mà bỏ đi sở thích, đến khi làm không muốn làm, mà nghỉ không muốn nghỉ, cùng tìm hiểu vấn đề này nhé. Read more

Làm thêm ngoài giờ được tính lương thế nào

Khá nhiều người lao động hiện nay thường bị công ty bắt tăng ca làm thêm giờ, đặc biệt là làm việc ngoài giờ hành chính, mọi người thường hay thắc mắc mức lương được trả cho việc làm thêm giờ là bao nhiêu tiền, cùng tìm hiểu chi tiết nhé. Read more