Kinh nghiệm xin thực tập và xin việc làm

Dưới đây là các kinh nghiệm xin việc làm và xin thực tập mà nhiều bạn sinh viên đã chia sẻ lại cho các bạn còn đang đi học biết được nhằm giúp các bạn có thêm kiến thức tốt hơn, chuẩn bị được tâm lý kỹ hơn khi đi ra trường.

Các bạn sinh viên sẽ biết mình sẽ phải chuẩn bị gì, làm gì khi chuẩn bị ra trường, kinh nghiệm viết hồ sơ xin việc, kinh nghiệm viết bài báo cáo thực tập, kinh nghiệm khi đi phỏng vấn.

Chúng tôi đều có chia sẻ đầy đủ cho các bạn sinh viên nắm thông tin qua các bài viết nằm bên trong chuyên mục dưới đây.

 

 

Sống Thử nên hay không

Sống Thử nên hay không

Sống Thử nên hay không nên là một chủ đề rất đáng suy ngẫm trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Với sự phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều người có khao khát trải nghiệm những điều mới lạ, những trải nghiệm độc đáo. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề đang gây tranh cãi trong cộng đồng, vì sự sống thử không chỉ mang lại những trải nghiệm thú vị mà còn mang theo những nguy hiểm không đáng có. Read more

Có nên ở ghép hay không

Có nên ở ghép hay không ?

Câu hỏi có nên ở ghép hay không được nhiều người đi làm, các bạn viên quan tâm vì đó là điều kiện sống thường ngày nhất của mỗi người, chủ đề này thường được bàn tán trên hầu hết các diễn đàn, mạng xã hội và được ý kiến trái chiều của nhiều người khác nhau, do đó trong bài viết này mình sẽ phân tích cho các bạn tham khảo ?

Lợi ích và khó khăn của việc ở ghép

– Việc ở ghép có nên hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà mọi người nên cân nhắc trước khi sinh sống tại một địa phương mà mình chưa từng thấy, đặc biệt các bạn trẻ lần đầu lên Sài Gòn học thì lại càng đắn đo, không biết nên thuê phòng trọ ở một mình hay đi ở chung theo lời rủ rê của một số bạn bè.

1. Lợi ích từ việc ở ghép mang lại

– Những yếu tố dưới đây là một số vấn đề chính mà việc ở ghép sẽ mang lại cho bạn những lợi ích thực tế :

  • Chia nhỏ tiền phòng trọ phải đóng, đối với sinh viên nguồn kinh tế đang phụ thuộc vào ba mẹ thì điều này sẽ giúp cho bạn dễ sống hơn, có thêm tiền cho sinh hoạt giải trí thay vì bỏ số tiền lớn ra thuê phòng và phải ăn uống kiêng kem, tiết kiệm tối đa .
  • Có thêm bạn bè: việc ở chung sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều mối quan hệ, đặc biệt nếu trước đây bạn chỉ sống ru rú 1 mình thì nay sẽ có thêm người trò chuyện, chia sẻ với nhau những việc mà mọi người gặp phải hàng ngày, cuộc sống sẽ thú vị hơn.
  • Được hỗ trợ khi cần thiết : nếu trong quá trình học tập hay làm việc mà bạn gặp phải 1 vấn đề khó khăn gì thì mọi người trong cùng phòng, cùng xóm trọ sẽ chia sẽ bớt gánh nặng cho bạn, chẳng hạn góp gạo thổi cơm chung, cho bạn mượn tiền đến khi kiếm được việc làm …
Có nên ở ghép hay không

Bạn cùng phòng hay dẫn người yêu về nhà làm mình khó chịu là nỗi khổ của rất nhiều bạn cho ở ghép . 

2. Khó khăn khi đi ra ngoài ở ghép

– Việc đi ra ngoài ở ghép cũng sẽ khiến nhiều người gặp khó khăn nhất định, đặc biệt là các rủi ro có thể xảy ra khi ở ghép như :

  • Không biết bạn cùng phòng của mình có đàng hoàng không : nhiều người vì muốn tiết kiệm tiền đã cho người lạ vào ở trong phòng, đến lúc bị bạn cùng phòng lấy hết tiền, máy tính, laptop, và các vật dụng đắt tiền không cánh mà bay mới hối hận.
  • Không sinh hoạt chung được : ví dụ bạn nấu cơm mà bạn cùng phòng chỉ đợi nấu xong rồi xuống ăn, dùng chung đồ sinh hoạt, không chịu góp tiền gạo, tiền cơm … thì việc đó sẽ khiến bạn thấy khó chịu nhiều lúc muốn bỏ đi .
  • Hay rủ rê người lạ về phòng: điểm khó chịu không kém đó chính là để tiết kiệm tiền không đi chơi mà nhiều bạn cùng phòng thường rủ các bạn cùng lớp, bạn trai, bạn gái về phòng khiến cho bạn khó chịu khi thấy mọi người tình tứ, nhậu nhẹt, gây mất an ninh trật tự cho phòng trọ .
Có nên ở ghép hay không

Mất trộm tiền bạc do cho người lạ vào ở ghép

Yếu tố cần xem xét khi quyết định ở ghép

Để quyết định dọn ra ở ghép người dùng phải chuẩn bị về các yếu tố như tài chính, tính cách, lối sống, vị trí, và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến quyết định.

– Tài chính thấp thì nên ở ghép

Nếu mức lương của các bạn tại các thành phố lớn tầm 5 – 6 triệu đồng và ở các tỉnh lẻ tầm khoảng 3 – 4 triệu đồng thì ở ghép là lựa chọn hàng đầu, nguyên nhân ngoại trừ tiền ăn khoảng 50 ngàn đến 100 ngàn đồng và một khoản chi tiêu dành cho cá nhân tầm 1 – 2 triệu thì số tiền còn lại dao động chỉ từ 2 triệu đồng thì việc chi một khoảng từ 800K – 1 triệu đồng cho tiền phòng là lựa chọn ưu tiên của bạn.

– Tính cách độc lập thì không nên ở ghép

Nếu tính cách ôn hòa, chấp nhận ở chung và dùng chung phòng với nhiều người thì ở ghép là lựa chọn ưu tiên để bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí cho sinh hoạt cá nhân và dùng tiền này để gửi tiết kiệm hay chăm sóc cho gia đình, tuy nhiên nếu tính cách cá nhân độc lập không muốn chung sống với bất cứ ai, thấy mọi người là cảm giác thấy ghét thì nên ở riêng chứ đừng ở ghép để tránh các xung đột, cãi vã có thể phát sinh trong quá trình ở ghép gây ra .

– Lối sống thích ở riêng hay chung sẽ quyết định có nên ở ghép hay không

Việc sinh hoạt ăn uống, mua sắm hay tắm rửa đi lại có thể làm cho người xung quanh thấy bạn có phù hợp ở ghép hay không, ví dụ nếu bạn ăn chung thì phải góp tiền để mua gạo nấu cơm, mua đồ dùng sinh hoạt trong phòng, còn nếu đi vệ sinh, toilet vào sáng sớm thì nên sắp xếp cùng với mọi người sử dụng trong bao lâu để tránh ảnh hưởng công việc của lẫn nhau, nếu có xe thì nên giúp nhau đi lại hay chỉ dùng riêng một mình ….

Nếu bạn không thích người khác dùng chung đồ dùng của mình thì nên nói ngay từ ban đầu để tránh khi mọi người sống chung và dùng đồ của bạn sẽ phát sinh các cuộc võ mồm không cần thiết trước khi đưa ra quyết định ai đó phải dọn khỏi phòng .

có nên ở ghép hay không

Bối rối khi bạn cùng phòng sinh hoạt quá bẩn khiến cô gái rùng mình

Trải nghiệm cá nhân khi đã từng ở ghép trước đó

– Trước đây khi còn lạ sinh viên mình đã từng đi ở ghép với bạn bè cho tiết kiệm chi phí, dĩ nhiên không phải lúc nào cũng may mắn gặp bạn cùng phòng tốt bụng mình sẽ kể vài câu chuyện mà mình đã đi ở ghép như sau :

Câu chuyện của cá nhân mình

Lần đầu vào năm 2019 khi mình mới năm 1, vì ở quê mới lên Sài gòn nên bạn bè rủ rê đi ở ghép chung tại 1 phòng trọ ở Gò Vấp, mỗi đứa chỉ tốn có 800k / tiền phòng, đến khi ở chung với các bạn thì năm đầu cũng khá ổn khi cả bọn đều là chân ướt chân ráo, đến năm hai thì một số đứa rời phòng và bắt đầu kiếm người lạ vào ở và rồi cảnh ác mộng bắt đầu ghi trong nhóm có người không chịu góp tiền phòng, đưa thiếu, giả vờ không có tiền đóng tiền học, sau đó các khoản phí tiền điện nước, gas, sinh hoạt không góp chung như trước khiến tài chính của mình đội lên rất nhiều, cuối cùng mình đã quyết định dọn qua 1 phòng trọ khác thay vì ở chung với mọi người .

Câu chuyện thứ hai của sinh viên tên Ân

Sau khi đi làm để tiết kiệm công việc, Ân đã quyết định thuê nhà nguyên căn tầm khoảng 6 triệu đồng và rủ 2 bạn mình vào ở chung để chia tiền nhà mỗi người 2 triệu, vì cả 3 đã đi làm nên tiền phòng không phải là gánh nặng, ngặt nổi trước đây Ân chưa từng sống 1 mình nên cách sống của cô làm mọi người khó chịu khi không ăn chung, uống chung với mọi người trong nhà, đồ đạc sử dụng xong thì vứt đó, dầu gội xài xong thì không mua mà chỉ toàn dùng của bạn khác, tủ lạnh ăn xong không mua đồ bỏ vô … khiến cho các bạn của Ân thấy khó chịu, và những cuộc cãi vã thường xuyên xảy ra trong căn nhà này, các bạn hay nói nếu Ân thích sống độc lập thì không nên rủ người khác vào ở ghép chung làm gì .

Mất trộm vì đi ở ghép với người lạ

Chị Hạnh thuê phòng trọ tại thành phố Thủ Đức, vì để tiết kiệm chi phí đi học năm cuối mà chị đã cho 1 bạn nữ đang đi làm vào ở chung với mình, tuy nhiên một hôm khi đi về phòng trọ thì thấy đồ đạc bị lục tung, chiếc laptop của chị cùng hơn 4 triệu đồng tiền để dành không cánh mà bay, sau đó thì không còn ai liên hệ được cho bạn nữ đó nữa, hỏi thì chị không có nắm giữ thông tin gì của bạn đó ngoài tên tuổi mà thôi, đây là bài học mà chị gặp phải .

Lời khuyên dành cho các bạn chuẩn bị ra ngoài ở ghép

– Ở ghép hay không là quyết định tự do của mỗi người, tuy nhiên việc ở ghép sẽ khiến cho bạn gặp nhiều rủi ro, do đó nếu trong trường hợp tính ở ghép hãy rủ những người mình có quen biết như đồng nghiệp cùng công ty, bạn cùng quê, hay bạn cùng trường học, điều đó sẽ tránh được các rủi ro bởi vì có nhiều đối tượng hiện nay lợi dụng việc mọi người tiết kiệm tiền sẽ cho mình vào ở ghép từ đó ra tay trộm cắp tài sản gây ra hậu quả lớn .

10 Lý do khiến bạn mãi không xin được việc làm

10 Lý do khiến bạn mãi không xin được việc làm mà có thể bạn thường ngày không để ý hay không quan tâm, cùng đơn vị chúng tôi giải đáp các thắc mắc nguyên nhân khiến nhà tuyển dụng không chú ý đến hồ sơ xin việc cũng như đâu là lỗi mà các bạn hay mắc phải khi xin việc làm .

10 Lý do khiến bạn mãi không xin được việc làm

# Rất nhiều bạn trẻ, thậm chí người vừa mới nghỉ một công việc cũ đang mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm công việc khác phù hợp cho mình nhưng mãi không thấy ai phản hồi, mòn mỏi đợi chờ từ phía nhà tuyển dụng mà không biết đến khi nào mới có việc làm thì đâu là nguyên nhân, 10 Lý do khiến bạn mãi không xin được việc làm chính là :

1. Dành quá ít thời gian để tìm kiếm việc làm 

Một trong những nguyên nhân chính gây khó khăn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp là thiếu sự tập trung vào nó. Tìm việc không chỉ là một công việc bán thời gian; thành công đòi hỏi bạn đầu tư đủ nỗ lực và thời gian để thực hiện nó.

Có thể bạn đang tìm kiếm một công việc mới trong khi vẫn đang làm việc ở vị trí hiện tại, vì vậy thời gian tìm việc bị giới hạn. Việc chuẩn bị ngấp nghé có thể làm bạn bỏ lỡ nhiều thông tin quan trọng về công ty hoặc vị trí ứng tuyển. Nhà tuyển dụng sẽ nhanh chóng nhận ra sự thiếu tập trung này qua hồ sơ xin việc của bạn.

Vì vậy, hãy lên kế hoạch thời gian cụ thể và dành một khung thời gian cố định hàng ngày cho việc tìm kiếm việc làm và sửa đổi hồ sơ. Bạn có thể dành thời gian sáng sớm trước khi đi làm hoặc buổi tối sau giờ làm việc để thực hiện điều này.

Điều này cũng áp dụng cho những người chưa tìm được công việc ổn định. Trong trường hợp này, bạn cần dành nhiều thời gian hơn nữa cho hoạt động tìm kiếm việc làm.

Hãy chắc chắn rằng bạn dành phần lớn thời gian hàng ngày, có thể là cả buổi sáng hoặc buổi chiều, để tìm kiếm cơ hội từ nhiều nguồn tin khác nhau và mở rộng mạng lưới chuyên nghiệp của mình.

2. Bạn đang xin nhiều việc hơn là tập trung kiếm một việc

Khó khăn trong việc tìm kiếm công việc có thể làm bạn cảm thấy hấp tấp. Tình trạng này có thể thúc đẩy bạn ứng tuyển vào nhiều vị trí khác nhau mà không cân nhắc xem chúng có phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm hiện có của bạn hay không. Bạn có thể nghĩ rằng việc nộp nhiều đơn đăng ký sẽ tăng cơ hội được tuyển dụng.

Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Thực tế là, hành động này chỉ tốn công mà không đem lại kết quả. Bạn sẽ không tìm được công việc phù hợp với mục tiêu cá nhân và dành nhiều thời gian không hiệu quả cho việc nộp đơn xin việc như vậy.

Thay vào đó, cách thông minh để tìm kiếm việc là tập trung và ứng tuyển một cách đặc biệt vào các vị trí phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm hiện tại của bạn.

Nhà tuyển dụng không quan tâm đến số lượng đơn xin việc bạn đã nộp, thời gian bạn dành cho quá trình tìm kiếm việc làm hay mức độ đam mê của bạn. Họ chỉ muốn tìm ứng viên có chuyên môn phù hợp nhất với yêu cầu công việc của họ.

3. Không chú ý đến việc nhờ mối quan hệ xung quanh

Bạn có biết rằng việc có một người giới thiệu trong công ty có thể làm cho hồ sơ của bạn nhận được sự xem xét cao hơn? Trong thời đại của Internet và mạng xã hội, việc tự mình cô lập khỏi mạng lưới chuyên nghiệp có thể làm bạn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nhà tuyển dụng. Mạng lưới chuyên nghiệp chính là một cánh cửa tiếp cận ẩn danh vô cùng hiệu quả.

Việc tiếp cận lại những người bạn cũ hoặc kết nối với người lạ trên mạng xã hội có thể không dễ dàng. Tuy nhiên, xây dựng mạng lưới kết nối với bạn bè, người thân, và thậm chí những người chưa quen biết là một ý tưởng tuyệt vời để tìm kiếm cơ hội việc làm.

Dù cho liên hệ với ai không mang lại ngay lập tức cơ hội việc làm, bạn vẫn có thể hưởng lợi từ thông tin mà họ chia sẻ về công việc, chuyên môn hoặc thậm chí là những cách để tiếp tục mở rộng mạng lưới kết nối với những người khác.

Ngoài ra, một số công việc đặc biệt đánh giá cao mạng lưới chuyên nghiệp mở rộng và vững chắc.

Do đó, nếu bạn đã lâu không tìm được việc làm, đừng ngần ngại nối lại kết nối với thế giới bên ngoài. Cơ hội không bao giờ cạn kiệt, nhưng bạn cần biết cách nắm bắt nó.

4. Bạn chỉ có 1 bản hồ sơ xin việc duy nhất 

Giữ nguyên một phiên bản CV và sử dụng nó cho tất cả các công việc sẽ làm cho việc tìm việc của bạn trở nên khó khăn hơn. Dù bạn đã tập trung vào một lĩnh vực cụ thể, mỗi công việc đều có các yêu cầu riêng biệt. Không có hai vị trí công việc nào yêu cầu những điều giống nhau.

Chính vì vậy, nhà tuyển dụng thích những bản CV đã tùy chỉnh phù hợp với vị trí công việc của họ. Hãy điều chỉnh kinh nghiệm làm việc và kỹ năng của bạn sao cho phù hợp với công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Ngoài ra, sơ yếu lý lịch của bạn phải chứa các từ khóa liên quan đến từng công việc cụ thể. Điều này giúp bạn vượt qua hệ thống theo dõi ứng viên (ATS) mà các công ty sử dụng để quét hồ sơ ứng viên trong giai đoạn đầu tiên.

Việc tiết kiệm thời gian bằng cách sử dụng cùng một phiên bản CV cho nhiều vị trí công việc chỉ làm cho việc tìm kiếm công việc của bạn kéo dài hơn mà thôi. Hãy đầu tư thời gian và công sức để tạo ra các bản CV tùy chỉnh cho từng công việc để tăng cơ hội thành công.

5. Bạn đã từng có tiền sử xấu trên mạng xã hội 

Thế giới nhân sự là một cộng đồng nhỏ và có mạng lưới kết nối chặt chẽ, tương tự như việc mở rộng mạng lưới chuyên nghiệp của riêng bạn.

Bộ phận nhân sự trong các công ty thường liên lạc với nhau để chia sẻ thông tin về nhân sự và sự kiện liên quan. Nếu bạn từng gặp vấn đề hoặc xảy ra xích mích tại công ty cũ, những thông tin này có thể được kiểm tra bởi nhân sự tại các công ty mới.

Do đó, tỷ lệ thành công trong việc tìm kiếm việc làm có thể giảm, và bạn có thể gặp nhiều khó khăn hơn khi tìm một cơ hội mới. Hãy chú ý đến hành động và phát ngôn của mình để duy trì danh tiếng và tiếp tục phát triển sự nghiệp.

6. Khả năng phỏng vấn của bạn còn kém

Nếu bạn đã thử nhiều phương pháp nhưng vẫn không tìm được việc làm, hãy tự kiểm tra lại khả năng thể hiện trong các buổi phỏng vấn.

Thực tế là, rất nhiều người có tiềm năng nhưng lại không biết cách thể hiện hoàn toàn năng lực của mình trong buổi phỏng vấn. Nguyên nhân chính là họ chưa được trang bị kỹ năng phỏng vấn hiệu quả.

Nếu xem việc tìm việc là một công việc thì phỏng vấn là một kỹ năng quan trọng cần phải sở hữu. Sự thiếu hụt kỹ năng phỏng vấn có thể thể hiện dưới nhiều khía cạnh như cảm giác lo lắng, bối rối, hoặc trả lời không chuyên nghiệp.

Vì vậy, hãy luyện tập và cải thiện kỹ năng phỏng vấn trước tiên nếu bạn muốn thuyết phục nhà tuyển dụng và thành công trong việc tìm việc.

7. Bạn chưa đủ trình cho công việc dự định làm

Bạn đã từng nghĩ rằng lí do bạn không tìm được việc là do bạn không chọn đúng công việc phù hợp cho mình? Nói cách khác, có thể là bạn chưa đáp ứng đủ các tiêu chí mà nhà tuyển dụng đề ra cho vị trí đó.

Có thể bạn muốn thử thách bản thân bằng những vị trí có yêu cầu cao và công việc khó khăn. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có đủ kỹ năng và kinh nghiệm để thuyết phục nhà tuyển dụng, rất dễ dẫn đến việc bị từ chối.

8. Chưa có định hướng công việc cụ thể

Nguyên nhân khiến bạn cảm thấy không ổn định và liên tục nhận được những lời từ chối lạnh lùng là do thiếu định hướng rõ ràng cho công việc mới. Bạn dễ dàng nhắm tới bất kỳ công việc nào chỉ vì nó “được” và mong muốn nhanh chóng có một bến đỗ.

Việc không có tiêu chí cụ thể trong quyết định khiến bạn lựa chọn những công việc không phù hợp, làm mất thời gian và dần dần bạn trôi dạt và lạc hướng trong cuộc hành trình tìm việc.

9. Không kiếm được việc vì kén chọn

Muốn có một công việc mà đáp ứng mọi ước nguyện của bản thân là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, không có công việc hoặc công ty nào là hoàn hảo hoàn toàn. Yêu cầu quá cao có thể khiến bạn bỏ lỡ một cơ hội tốt.

Thực tế là, trong quá trình tìm kiếm công việc, bạn phải đánh đổi những lợi ích khác nhau. Quá chú trọng vào những yêu cầu nhỏ không giúp bạn tìm được công việc hoàn hảo.

10. Nguồn công việc bạn có bị hạn chế

Tập trung tìm việc chỉ ở một số kênh quen thuộc sẽ giới hạn cơ hội của bạn. Do đó, lí do bạn không tìm được việc làm có thể đơn giản chỉ là do bạn không tìm đúng nơi.

Thực tế là, các nhà tuyển dụng cũng mở rộng phạm vi tuyển dụng bằng cách sử dụng nhiều nền tảng khác nhau. Không chỉ trang web chuyên về tuyển dụng như Glints hoặc LinkedIn, mà cả các nhóm Facebook, Instagram cũng có thể mang lại cơ hội việc làm cho bạn.

Kết luận 

Dựa theo đóng góp ở trên bạn có thể dễ dàng nhận ra được lý do vì sao bạn bị thất nghiệp lâu dài đến như vậy và tự điều chỉnh thiếu sót ở một góc độ nào đó để có thể tìm kiếm công việc dễ dàng hơn và đồng thời được nhà tuyển dụng chú ý hay đánh giá cao hơn .

8 thói quen của những người thành công

Rất nhiều người thành công đều không ngần ngại chia sẻ bí kiếp, bí quyết thành công của họ nhưng mấy người lại được như họ, dưới đây là 8 thói quen của những người thành công mà bạn nên noi theo để có thể thành công không sớm thì muộn trong tương lai gần .

8 thói quen của những người thành công

– Người thành công rất quan tâm đến việc xảy ra trong cuộc sống thường ngày của họ, có những thói quen về cuộc sống của họ mà khiến cho mọi người không biết phải làm sao mới có thể đạt được giống như họ, nhưng điều đấy lại làm bộc lộ sự thành công của họ trong tương lai gần .

8 thói quen của những người thành công

1. Hãy chuẩn bị kế hoạch dự phòng

Sẵn lòng dành thời gian để xây dựng kế hoạch dự phòng cho cuộc sống của bạn. Những kế hoạch này sẽ mang lại sự an tâm và tự tin. Tuy nhiên, đừng bao giờ coi thường sự chuẩn bị bởi đã lập kế hoạch từ trước. Đồng thời, hãy đặt sự nỗ lực không ngừng cùng sự chăm chỉ vào công việc để tiến đến mục tiêu của bạn. Nếu gặp những tình huống không lường trước, hãy giữ bình tĩnh và tìm giải pháp, thích ứng với hoàn cảnh thay vì từ bỏ chỉ vì không như dự tính.

2. Làm việc và nỗ lực

Kết quả bạn đạt được phụ thuộc vào sự nỗ lực của bạn. Nếu bạn cố gắng, bạn sẽ đạt được mục tiêu. Để thực sự thành công, hãy cố gắng hơn nữa. Nhưng không gì có thể xảy ra nếu bạn không đổ công sức vào nó. Không có thành công dễ dàng có được. Mọi người đều biết rằng làm việc chăm chỉ là quan trọng, nhưng chỉ có những người thực sự thành công mới chịu tuân thủ điều đó. Vì vậy, hãy bắt đầu hành động ngay từ bây giờ. Thời gian không chờ đợi bất kỳ ai.

3. Tập trung vào công việc 100%

Những doanh nhân thành đạt thường làm việc nhiều hơn so với người bình thường. Họ có một danh sách công việc dài mà họ muốn hoàn thành. Do đó, họ phải dành nhiều thời gian cho công việc này. Hơn nữa, họ cam kết đem đến 100% năng lượng của mình, thậm chí đánh đổi những niềm vui cá nhân để tập trung vào công việc. Nếu bạn không làm việc chăm chỉ, người khác có thể hiểu rằng mục tiêu mà bạn đề ra không thực sự quan trọng hoặc dễ dàng đạt được. Nói cách khác, bạn sẽ không thể đạt được thành công nổi bật nếu không cống hiến hết mình.

4. Họ không bị cuốn theo trào lưu đám đông

Họ hiểu rằng chỉ đi theo con đường của sự thông thường sẽ mang lại kết quả bình thường. Dù xu hướng đám đông đang thịnh hành hay là một cơ hội hấp dẫn, họ không đi theo nó vì biết rằng điều đó chỉ dẫn đến kết quả tầm thường. Người thành công vượt qua bình thường bằng việc làm những điều mà người khác không làm. Họ đến những nơi mà người khác tránh xa, bởi đó là nơi có ít cạnh tranh và nhiều cơ hội để đạt thành công.

5. Họ tạo kế hoạch từ cuối cùng

Để đạt được thành công đáng kể, họ biết rằng cần đặt mục tiêu lớn hơn và quyết định điều mà thực sự mong muốn: có thể là trở thành tốt nhất, nhanh nhất, rẻ nhất, hoặc lớn nhất… Và sau đó, họ xác định mục tiêu để biến những khát khao đó thành hiện thực. Họ quyết định kết thúc ở đâu và chính đó sẽ là mục tiêu cuối cùng của họ. Mục tiêu lớn dẫn đến thành công lớn. Điều này khiến họ cảm thấy động lực và hạnh phúc khi làm việc chăm chỉ hơn, bởi vì họ biết mục tiêu đáng mơ ước đang chờ đợi phía trước.

6. Họ không dừng lại sau khi đạt được thành tựu

Đối với những người thành công, đạt được mục tiêu – dù có lớn đến mức nào – không phải là điểm dừng. Thay vào đó, đó chỉ là bước đệm để tiến tới những mục tiêu lớn hơn nữa. Ví dụ, có thể bạn muốn thành lập một công ty trị giá 100 triệu đô la. Nhưng sau khi đạt được mục tiêu này, bạn có thể sử dụng mối quan hệ và ảnh hưởng đã tích lũy để thành lập một quỹ từ thiện. Với thành công trong lĩnh vực kinh doanh và từ thiện, bạn có thể thực hiện những việc khác như diễn thuyết, viết sách và truyền cảm hứng cho người khác. Tiến trình đạt thành công trong một lĩnh vực sẽ giúp bạn học được những kỹ năng và xây dựng mối quan hệ cần thiết để thành công trong nhiều lĩnh vực khác.

7. Họ là những chuyên gia bán hàng xuất sắc

Khi hỏi về kỹ năng quan trọng nhất góp phần vào thành công, chủ doanh nghiệp và các CEO đều đánh giá cao kỹ năng bán hàng. Tuy nhiên, đáng lưu ý rằng bán hàng không đơn thuần là thuyết phục hoặc gây áp lực. Bán hàng là khả năng diễn giải logic và lợi ích của một quyết định hoặc sản phẩm. Nó là việc thuyết phục người khác hợp tác và làm việc với bạn. Bán hàng là vượt qua các rào cản và phản đối. Kỹ năng bán hàng là nền tảng của sự thành công cá nhân và doanh nghiệp: biết cách thuyết phục, biết cách đối diện với từ chối, tự tin và tự trọng khi gặp thất bại, làm việc hiệu quả với nhiều loại người, xây dựng mối quan hệ bền vững…

8. Họ không tự cao tự đại

Những người thành công và được người khác kính trọng không tự mãn. Tuy họ có lòng tự trọng đủ để công nhận sai lầm, xin lỗi, mơ ước lớn hơn, chia sẻ thành công với những người xung quanh, yêu cầu sự hỗ trợ khi cần, vượt qua thất bại và đấu tranh vượt qua khó khăn.

5 Dấu hiệu nhận biết phỏng vấn thất bại qua nét mặt cử chỉ

Thông thường khi bạn đi phỏng vấn để biết được cuộc phỏng vấn có thành công hay không thì người dùng chỉ cần nhận biết phỏng vấn thất bại qua nét mặt cử chỉ thông qua các dấu hiệu như sau là khỏi mất công phải chờ đợi . Read more

Tìm Việc làm tết ? Nên ở lại làm hay về quê ăn tết

Gần đến tết rồi, hiện nhiều bạn sinh viên đang chọn lựa và băn khoăn khi suy nghĩ năm nay liệu nên ở lại kiếm tiền tiêu tết hay về quê thăm với gia đình, trong bài viết này dichvuthuctap.net sẽ đưa ra một số ý kiến chuyên môn của mình để giúp các bạn sinh viên quyết định nên ở lại tìm việc làm tết hay về quê ăn tết Read more

Một số hành trang sinh viên cần chuẩn bị ngay từ năm thứ hai

Rất nhiều sinh viên trong quá trình đi học thường không biết mình nên chuẩn bị gì trong quá trình đi học để khi chuẩn bị ra trường có thể có thêm kiến thức, kinh nghiệm có thể trang bị thêm những gì để dễ dàng kiếm được một công việc ngon lành sau khi ra trường.

Trong bài viết này dichvuthuctap.net sẽ phân tích và chỉ ra một số thức mà sinh viên cần chuẩn bị ngay khi đi học để khi ra trường dễ dàng kiếm được việc làm. Read more

Làm sao biết trước người nào giàu hay không giàu

Có rất nhiều bạn sinh viên hiện nay thường dự đoán tương lai của mình giàu hay không giàu, với kinh nghiệm nhiều năm trong cuộc sống và đã cùng bao nhiêu bạn đồng hành khởi nghiệp thành công, do đó chúng tôi có thể chỉ ra cho các bạn một số mẫu điển hình Làm sao biết trước người nào giàu Read more

Sinh viên có thể khởi nghiệp hay không ? Cần những gì để khởi nghiệp

Có rất nhiều bạn sinh viên đang học trên ghế nhà trường nhưng muốn tự mình tạo dựng một cái gì đó lớn lao, không muốn đi làm thuê cho người khác khi ra trường, vậy sinh viên có thể khởi nghiệp hay không và các bạn cần chuẩn bị những hành trang gì để khởi nghiệp.

Sinh viên có thể khởi nghiệp được hay không ?

Hoàn toàn có thể, bất cứ ai cũng có thể khởi nghiệp đâu chỉ riêng gì các bạn sinh viên, ngày xưa có rất nhiều người chưa từng đi học đại học, hoặc sẵn sàng bỏ ghế nhà trường trong lúc còn đang đi học để theo đuổi các dự án, giấc mơ làm giàu.

Hầu hết tất cả các tỷ phú hiện nay đều rất hiếm ai có bằng đại học, ngay cả những người giàu nhất như Bill Gate, Jack Ma cũng chưa từng học, các tấm bằng của các vị ấy chủ yếu là do các trường đại học cấp bằng danh dự, vậy có nghĩa là ai cũng có thể khởi nghiệp làm giàu, không phân biệt do ai.

Có rất nhiều bạn sinh viên khởi nghiệp từ những ý tưởng vô cùng táo bạo, các bạn nghĩ là chưa ai làm, chưa khảo sát thị trường, chưa có kiến thức, đến khi mở ra dịch vụ mới thấy cuộc đời không như màu hồng.

Câu chuyện điển hình sinh viên khởi nghiệp thất bại

Anh Khoa – sinh viên năm 3 trường đại học Bách Khoa nhận định rằng, bán bánh mì chả cá là ngành kinh doanh bao lợi nhuận, anh tính một ổ bánh mì + luôn tất cả các nguyên liệu chưa đến 2 ngàn đồng và bán ra từ 10 – 15 ngàn mỗi ổ, thế là anh quyết tâm mua ngay 1 xe bánh mì với giá 1,5 triệu, bỏ luôn việc học để hàng ngày bán bánh mì từ sáng đến chiều.

Kết quả khi anh vừa mới tự bán thì anh thấy rằng mỗi ngày mình thu được từ 800 ngàn đồng đến 1 triệu đồng, quá lợi nhuận, anh rủ thêm rất nhiều bạn sinh viên đi bán bánh mì hàng ngày cùng với mình.

Kết quả: sau 2 tháng kinh doanh, tình hình bán bánh mì ngày càng giảm, anh nhận ra rằng, người dùng chỉ ăn bánh mì chả cả vì họ thấy lạ, thấy mùi thơm của nó hấp dẫn và họ mua ăn thử, không phải thích ăn lâu dài, bây giờ tính đến chi phí mua hàng cho đến 10 xe, thuê 20 bạn nhân viên làm ca sáng, ca tối hàng tháng tiêu tốn của anh đến gần 60 triệu đồng, chưa kể một số điểm bán thường xuyên bị công an truy quét, bắt xe bánh mì thường xuyên.

Cuối cùng sau ba tháng kinh doanh anh quyết định bỏ cuộc với số lỗ gần 100 triệu đồng, anh nói ” ngay từ đầu do tôi chỉ quan tâm đến lợi nhuận của từng ổ bánh mì mà quên mất rằng khảo sát thị trường và không biết thị trường có chấp nhận ăn bánh mì chả cá lâu dài hay không dẫn đến sự thất bại này.

Bài học của anh Khoa cho thấy ngoại trừ sự táo bạo, quyết đoán, có mô hình ra các bạn trẻ còn phải tìm hiểu kỹ thị hiếu của thị trường, xu thế người dùng rất mau thay đổi, đặc biệt trong các mô hình ăn uống.

Trong năm vừa qua đánh dấu sự sụp đổ của hàng loạt chuỗi thương hiệu trà thảo mộc, trà bí đao, trà tiên hưởng …. các thương hiệu do các bạn trẻ mở ra kinh doanh nhanh chóng sụp đổ vì thị hiếu của người dùng thay đổi không thích uống trà sữa nữa, dẫn đến nhiều mô hình càng bỏ chi phí lớn càng sụp đổ nhanh

Hành trang cần thiết cho các bạn sinh viên khởi nghiệp

Thật sự khởi nghiệp là không khó, nhưng nếu bạn muốn khởi nghiệp thành công hay cho dù thất bại nhưng nắm được kinh nghiệm, kiến thức để mình có thể khởi nghiệp lần 2, lần 3, là được, vì nhiều người phải khởi nghiệp đến mấy lần mới có thể thành công được mà.

Có tính quyết đoán táo bạo

Đừng nghe những gì người khác nói là yếu tố mà 90% người nào muốn khởi nghiệp phải nhớ, vì trong 100 người chỉ có 20 người có khả năng làm được thành công, do đó phải có quyết định táo bạo, dám nghĩ dám làm thì mới có cơ may thành công được

Kiên định với những gì mình lựa chọn

Có rất nhiều bạn khởi nghiệp thất bại đó chính là vì các bạn thường quá không giữ được bình tĩnh, khi bạn đang làm kinh doanh bạn thường nhận được rất nhiều đóng góp từ phía các người xung quanh, đa phần nói bạn chắc chắn sẽ thất bại, do đó đừng mạo hiểm, tại sao họ lại nói như vậy

Bởi vì nguyên tắc sống của đại đa phần người nghèo đó chính là ” đói rách thì nó ghét, giàu có thì nó khinh, còn thông mình thì nó tìm cách tiêu diệt ” đa phần ai ở đời cũng như vậy, do đó nếu không giữ được sự kiên định với những gì mình đang muốn làm thì chắc chắn bạn sẽ thất bại 100%

Ham học hỏi

Quyết định thành công hay thất bại có liên quan đến vấn đề này nhiều nhất, dù đang thành công với công việc khởi nghiệp hay chưa thành công vẫn phải trao dồi liên tục kiến thức liên quan đến lĩnh vực mình làm, nó sẽ giúp cho các bạn rất nhiều đột phá, tiến nhanh hơn, xa hơn

Nếu không học tập kiến thức liên quan, cập nhật các công nghệ mới, bạn sẽ dễ dàng bị bỏ lại trong cuộc đua vì khi bạn ra sản phẩm hay dịch vụ nào đó, chúng sẽ bị sao chép rất nhanh, do đó bạn phải cải tiến liên tục mới mong thành công.

Niềm đam mê kiếm tiền 

Tiền là động lực của sự thành công, nếu chưa có quá nhiều tiền trong tay bạn sẽ không hiểu rõ được giá trị mà nó mang lại, khác với địa vị xã hội ,tiền cho bạn sự tự tin, mọi người sẽ nhìn thấy bạn bằng con mắt khác khi bạn có tiền, có xe hơi, có biệt thự, có cuộc sống xa hoa.

Đó là lý do phải có khao khát kiếm thật nhiều tiền thì con đường thành công mới nhanh chóng đến với bạn được, còn nếu bạn kinh doanh mà bạn cảm thấy không cần kiếm tiền thì nên đóng cửa sớm cho đời bớt đau khổ nhé.

Chịu được rủi ro thất bại

Thất bại là mẹ thành công, không ai sinh ra đã thành công ngay lập tức và cũng có người thất bại hàng chục lần mới giàu có được, do vậy nếu thất bại hãy tìm hiểu nguyên nhân mình vì sao thất bại và tiếp tục làm lại cho đến khi nào thành công là bạn chắc chắn sẽ thành công 100%

Những công việc thường gặp khi đi thực tập ngành kế toán

Có rất nhiều bạn sinh viên học trong các chuyên ngành kế toán – kiểm toán, và các bạn thường hay thắc mắc rằng liệu đi thực tập ngành kế toán ở các đơn vị là mình phải cần làm những công việc gì, có khó hay không, làm như thế nào, ra làm sao, trong bài viết này dichvuthuctap.net sẽ giới thiệu cho bạn một số công việc cần làm khi đi thực tập ngành kế toán. Read more