Chọn nghề nghiệp thế nào khi không biết mình thích nghề gì ?

Rất nhiều người thường hay băn khoăn không biết chọn nghề nghiệp thế nào khi không biết mình thích nghề gì bởi lẽ họ không nắm bắt được nhu cầu hay sở thích chính của cá nhân là gì, từ đó tốn nhiều thời gian để đi làm các công việc khác nhau nhưng không hiệu quả từ đó còn ảnh hưởng đến cá nhân và hạnh phúc gia đình, cùng dịch vụ thực tập để tìm hiểu phương pháp hiệu quả để lựa chọn nghề nghiệp thích hợp .

Lựa chọn nghề nghiệp thế nào cho phù hợp sở thích

Khá nhiều người khi đi làm thường thấy công việc mình có cố gắng làm mỗi ngày nhưng rất nhàm chán, hoàn toàn không có chút gì muốn làm, không thấy có động lực hay máu lửa đối với những công việc mà lãnh đạo đang giao, có lẽ bạn đã chọn sai nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp hiện tại không phù hợp sở thích của bạn, hãy cùng xem một số quan điểm dưới đây từ các chuyên gia tuyển dụng để hiểu rõ xem bạn nên chọn nghề nghiệp thế nào cho phù hợp với bản thân.

1. Hiểu rõ bản thân bạn

Chỉ có hiểu rõ chính bản thân mình thì bạn mới có thể nhanh chóng bắt tay vào việc mình mong muốn làm thay vì ngồi suy nghĩ lang mang xem nên làm gì mỗi ngày .

Khám phá sở thích và đam mê

Có rất nhiều bạn trẻ thậm chí người đã làm việc 10 năm hay 20 năm đến một thời gian cụ thể nào đó mới tìm được sở thích cho công việc từ đó mới bức phá được bản thân theo đuổi đam mê, chẳng hạn như đam mê về nghiên cứu sản xuất thiết bị, đam mê về cơ hội kinh doanh, đam mê về tiền ảo, đam mê về kinh doanh nhà đất ..

Việc gặp đúng Long Mạch mà các shark Bình trên chương trình Shark Tank hay bảo là điều rất khó, bởi chẳng ai biết bạn có sở thích hay đam mê gì để giới thiệu hay hỗ trợ tìm kiếm cho bạn công việc thích hợp thỏa mãn nhu cầu cá nhân và sở thích.

Để tìm kiếm sở thích của mình bạn hãy đặt câu hỏi liệu mình có hoài bão hay ước mơ gì với công việc tương lai hay một sở thích như chăn nuôi, trồng trọt, nuôi cá, chế tạo máy móc, hay sản xuất thiết bị gì đó ..

Chọn nghề nghiệp thế nào khi không biết mình thích nghề gì ?

Chọn nghề nghiệp thế nào khi không biết mình thích nghề gì ? Xem các ý kiến từ phía chuyên gia bên dưới.

2. Tự đánh giá năng lực và kỹ năng bản thân

Xác định năng lực và những kỹ năng bản thân đang có để từ đó quyết định xem mình nên học hỏi thêm những gì hoặc những gì có ích cho việc phát triển bản thân mình trong tương lai không xa cho dù trong thời gian này mình vẫn chưa tìm được sở thích cho công việc phù hợp.

Xác định sở trường, sở đoản của chính bản thân mình 

Bỏ ra ít thời gian để nghiên cứu xem trong việc hiện tại thì bạn có điểm mạnh là gì, các điểm yếu là gì và tìm coi phương pháp nào để khắc phục các điểm yếu đã nêu ra.

Xác định trình độ kỹ năng hiện tại và cần đào tạo thêm kỹ năng chuyên sâu gì

Hãy xem xét coi bản thân mình có các kỹ năng hiện tại là gì các khuyết điểm trong công việc chẳng hạn chỉ mới hiểu được một phần trong công việc yêu thích và các bước hay quy trình còn lại thì đang mập mờ thì nên bổ sung kiến thức bằng cách nhờ người khác chỉ cho, hoặc đi học các khóa đào tạo chuyên môn theo sự hướng dẫn của giám đốc doanh nghiệp như thế mới nâng cao tay nghề, trình độ, kiến thức.

Nhờ các chuyên gia kiểm tra trình độ và kỹ năng của bạn

Nếu nghi ngờ về năng lực của bản thân không biết ở mức nào, hãy nhờ các chuyên gia, các anh chị đã làm lâu năm trong lĩnh vực bạn theo đuổi kiểm tra xem trình độ bạn đang ở đâu, còn thiếu những gì hay thừa những gì từ đó bổ sung được điểm yếu nhanh chóng đỡ mất nhiều thời gian học lung tung nhưng không đem lại hiệu quả gì cho công việc.

Xác định giá trị quan

Tìm hiểu những gì bạn thấy quan trọng trong cuộc sống

Hãy tìm hiểu xem bạn có sở thích gì chẳng hạn các sáng tạo trong việc kinh doanh, hay sáng tạo trong các ngành nghiên cứu chế tạo, sáng tạo trong nấu ăn, chăn nuôi …

Liên kết các giá trị quan để xem xét nên lựa chọn công việc nào

Nếu dựa theo các sáng tạo trong nấu năn bạn có thể thử làm đầu bếp, phụ bếp, nếu lựa chọn sáng tạo kinh doanh bạn có thể xin làm bán hàng trong các doanh nghiệp, nếu sáng tạo trong nghiên cứu chế tạo hãy xin làm thợ cơ khí hoặc tự mở tiệm để phát triển năng lực bản thân vừa làm vừa học hỏi.

Xem thêm: Làm việc với thái độ thế nào để mau thăng tiến ?

3. Khám phá nhiều công việc khác nhau

Tìm hiểu về các ngành nghề

Hãy theo dõi thông tin các ngành nghề khác nhau xem có ngành nghề nào mình cảm thấy muốn làm hay quan tâm nhiều hơn không.

Hãy xem xét kỹ môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ, cơ hội phát triển các kỹ năng mềm tương lai.

Trao đổi chia sẻ kinh nghiệm với người đi trước

Hỏi ý kiến những người thân của bạn như cha mẹ, anh chị, thầy cô, bạn bè khóa trước, các đồng nghiệp …

Đi tham gia các đợt hội thảo tuyển dụng để tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia từ đó có thể khiến bạn chọn lựa được việc làm thích hợp với sở thích cá nhân hay tính cách hiện tại của bạn.

Thử nghiệm và trải nghiệm

Nếu chưa có việc làm, chưa chọn được việc làm vì không biết mình thích gì hãy thử đi tham gia các hoạt động ngoại khóa, các buổi phượt, các buổi dã ngoại, các hoạt động tình nguyện, công tác mùa hè xanh … từ đó tiếp xúc với nhiều công việc khác nhau xem coi liệu có việc gì phù hợp với mình hay không từ đó quyết định hướng đi tương lai thay vì lãng phí thời gian ngồi chờ một chỗ .

Nếu không hãy thử chọn lựa một số khóa học tài chính, bán hàng để xem có kích thích sự ham muốn của bạn hay không.

Xem thêm: Bạn làm việc vì tiền hay vì đam mê

4. Đưa ra quyết định

Sau khi đã tìm hiểu bản thân và khám phá các công việc thì đây là lúc bạn phải đưa ra quyết định nên chọn lựa công việc nào phù hợp với bản thân.

Lập danh sách các công việc tiềm năng

Dựa theo sở thích và trải nghiệm khi đi làm các hoạt động xã hội, trải nghiệm thử một số công việc khác nhau tự do thì bạn xem liệu bạn có thể chọn lựa các công việc gì để làm trong tương lai, lập danh sách các công việc để có thể phân loại ngành nghề, lập hồ sơ và làm đơn xin việc dễ dàng hơn khi đã đưa ra quyết định.

Nếu vẫn đang phân vân giữa các công việc thì hãy so sánh và đánh giá các lựa chọn của bạn dựa theo sở thích, năng lực, hay những ưu điểm mà tương lai công việc có thể mang lại cho bản thân bạn.

Đừng sợ thay đổi 

Việc chọn nghề nghiệp khi chưa rõ mục tiêu mục đích không bao giờ là quyết định tòi, nếu làm mà thấy vẫn không hợp thì cứ nghỉ nhảy việc đi tìm công việc khác cho đến khi thấy được thật sự một công việc yêu thích và muốn gắn bó với nó lâu dài thì hãy ngừng lại. Tuy nhiên trong quá trình nhảy việc hãy cân nhắc các yếu tố tài chính để tránh ảnh hưởng đến người thân.

Đừng từ bỏ nếu bạn vẫn chưa kiếm được công việc đáp ứng sở thích của bạn, hoặc thậm chỉ nếu sở thích của bạn thay đổi thì hãy tìm kiếm công việc khác như mong muốn bởi hôm nay có thể có sở thích này nhưng ngày mai sau một đêm ngủ dậy thì sở thích chúng ta lại thay đổi là chuyện bình thường, không có gì cấm cản được điều này .

Kết bài

Nếu bạn đã đọc kỹ bài viết trên thì có thể bạn đã mơ hồ nhận ra được mình nên làm gì để tìm được công việc mình thích, hay chọn nghề nghiệp như thế nào cho phù hợp, còn trẻ thì bạn còn có nhiều thời gian để trải nghiệm và khám phá, do đó đừng ngần ngại làm những việc mình thích thay vì cứ làm việc theo sự chỉ định từ người khác, nếu làm việc không đúng sở thích sẽ khiến bạn cảm thấy chán và không có cơ hội để thăng tiến cho tương lai cũng như không có cảm giác muốn thay đổi bản thân mà chỉ bị công việc như một gánh nặng đeo tạ lên lưng bạn mà thôi .

Rate this post