Mức lương khi phỏng vấn nên đàm phán như thế nào ?

Khá nhiều ứng viên thường đưa ra mức lương khi phỏng vấn, tuy nhiên có nhiều cách ứng xử tình huống không khéo léo dẫn đến sự thất bại từ mắt nhà tuyển dụng do đó trong bài viết này dichvuthuctap.net sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm deal mức lương trong buổi phỏng vấn như sau :

Có nên đòi hỏi mức lương khi phỏng vấn hay không ?

– Thông thường sẽ rất nhiều ứng viên thường nghĩ khi được tuyển dụng vào một vị trí công ty bất cứ theo một thông báo tuyển dụng trên website hay bài đăng tin thường sẽ để mức lương dao động do đó họ thường ít khi nào hỏi mức lương khi phỏng vấn, chẳng hạn từ 7 – 12 triệu đồng thì khi phỏng vấn bạn không nên đòi hỏi ngay 12 triệu đồng mà phải thầm hiểu mức lương 7 triệu đồng là mức lương thử việc 1 – 3 tháng đầu tiên, còn mức lương 12 triệu đồng là sau khi bạn hoàn thành thời gian thử việc sẽ có thể nhận được.

Điều này chỉ nên hỏi sau môt thời gian bạn làm việc và công tác tại đơn vị, tránh vừa gặp mặt nhà tuyển dụng đã đề cập đến mức lương cao sẽ khiến họ cảm thấy bạn rất đòi hỏi về mức lương cho công việc, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng gắn bó giữa bạn với công ty bởi chỉ cần có đơn vị khác trả mức lương cao hơn bạn sẽ từ bỏ công việc đó.

Mức lương khi phỏng vấn

Vậy khi nào cần phải đàm phán mức lương khi phỏng vấn

– Việc đòi hỏi quyền lợi cũng như mức lương trong cuộc phỏng vấn thông thường quyết định bởi các yếu tố như sau :

1. Công ty đơn vị không đưa ra mức lương cụ thể ?

– Khi thông tin tuyển dụng tại một đơn vị mà bạn đang tính xin vào không có ghi mức lương cụ thể chẳng hạn như Lương thỏa thuận thì việc hỏi mức lương sau khi đã phỏng vấn sơ bộ là cần thiết, nếu như đã thấy tự tin rằng mình sẽ được đơn vị tuyển dụng nhân sự nhận vào vị trí đó thì bạn có thể hỏi khéo ban tuyển dụng như : cho em hỏi trước đó anh chị làm tại bộ phận này trước khi nghỉ nhận mức lương bao nhiêu tiền ? hoặc em có thể xin hỏi mức lương đang áp dụng tại vị trí này khoảng bao nhiêu tiền .

2. Công ty đưa ra mức lương cho vị trí chưa tương xứng với công việc

– Chẳng hạn bạn xin vào vị trí kế toán của công ty nhưng khi đang phỏng vấn thì công ty còn yêu cầu bạn kiêm luôn lễ tân, thủ kho .. và nhiều vị trí khác trong khi mức lương không tương xứng với thời gian và công sức bạn bỏ ra thì bạn có thể đàm phán mức lương cao hơn, chẳng hạn, em thấy mức lương này là khá thấp nếu phải làm công việc của hai ba người , em thấy mức lương 15 – 20 triệu đồng sẽ xứng đáng hơn so với mức lương 10 triệu mà công ty đang cần tuyển. Nếu nhà tuyển dụng gật đầu thì có nghĩa bạn đã đàm phán mức lương thành công .

3. Hãy hỏi mức lương theo kiểu dò đường

– Thông thường khi phỏng vấn nhà tuyển dụng thường sẽ đưa ra mức lương cho bạn trong khoảng 15 – 20 triệu, khoảng lương ở giữa thường sẽ được quyết định khi bạn thực hiện thời gian thử việc, nhưng đừng hỏi trực tiếp cụ thể mức lương của em là bao nhiêu mà hãy hỏi nếu em làm tốt liệu có thể được mức 20 triệu / tháng hay không để theo dõi thái độ của nhà tuyển dụng thay vì áp buộc nhà tuyển dụng phải trả cho bạn mức lương 20 triệu ngay từ ban đầu .

4. Đưa ra mức lương bạn mong muốn nếu được hỏi

–  Trong trường hợp nhà tuyển dụng trực tiếp hỏi bạn là em muốn mức lương cho công việc này là bao nhiêu thì bạn hãy nói lên con số bạn mong muốn hoặc trước đó bạn đã nghiên cứu kỹ mức lương tương đương của vị trí bạn tại đơn vị đang là bao nhiêu tiền, tránh đưa ra con số quá cao hay quá thấp sẽ ảnh hưởng đến tinh thần hoặc bị nhà tuyển dụng loại bạn khỏi buổi phỏng vấn .

Tham khảo : bạn có biết đạo văn là gì hay không ?

Mức lương khi phỏng vấn

Một số câu trả lời cần tránh khi đàm phán mức lương 

– Bạn mong muốn mức lương khoảng bao nhiêu ?

Không nên đòi hỏi mức lương cao hơn

1. Trả lời : tôi mong muốn mức lương cao hơn khoảng 5 – 10 triệu đồng so với mức lương hiện tại của công ty đưa ra, trước đó tôi đã tham khảo các tin tuyển dụng của quý công ty thì vị trí này phải được trả mức lương cỡ bao nhiêu đó mới tương xứng  . Trong trường hợp này nếu công ty đang cần giảm quỹ lương hay thu gọn hoạt động thì bạn sẽ bị đánh giá thấp và loại ngay.

Không nên chưa gì hỏi thời gian tăng lương

2. Trả lời : tôi sẽ làm việc ở mức lương khoảng bao nhiêu đây nhưng không biết công ty mình bao lâu thì mới tăng lương một lần vì tôi thấy mức lương này hơi bị thấp so với mặt bằng chung trên thị trường . Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy bạn không hài lòng với mức lương và thẳng tay loại bạn luôn.

Không nên tự tin vào năng lực mà đòi hỏi lương cao

3. Trả lời : tôi thấy mức lương này hơi thấp, tôi cảm thấy nếu làm việc tại quý công ty thì mức lương phải cao hơn ít nhất gấp đôi con số mà quý công ty đưa ra, nếu quý công ty có thể cho phép tăng lương thì tôi tin rằng khả năng của mình sẽ phục vụ tốt cho vị trí mà tôi đảm nhiệm . Nếu trả lời theo cách này thì nhà tuyển dụng sẽ nhận định bạn đang tự tin thái quá vì chưa làm thử công việc mà đã đòi hỏi lương cao, thông thường cho dù công ty lớn hay nhỏ thì ít nhất bạn phải làm việc một thời gian để công ty nhận định mức lương bạn xứng đáng nhận khi làm việc thì mới được đòi hỏi mức lương cao hơn nhé .

Tham khảo: vì sao hiện nay sinh viên hay mua bằng giả ?

Mức lương khi phỏng vấn

Kết luận

Với thị trường lao động đang trong giai đoạn biến động như hiện nay thì việc đàm phán mức lương cho công việc cũng cần người xin việc chú ý nhiều hơn, giai đoạn này nếu bạn không hài lòng mức lương hoặc đòi mức lương cao như công việc cũ sẽ khó lòng xin được việc khi mà thị trường thất nghiệp ngày càng tăng cao và mức lương nào cũng sẽ có người làm chủ yếu khả năng làm việc của người đó có đáp ứng được nhu cầu công ty trong tương lai hay không mà thôi .

5/5 - (1 bình chọn)