Kinh nghiệm xin thực tập và xin việc làm

Dưới đây là các kinh nghiệm xin việc làm và xin thực tập mà nhiều bạn sinh viên đã chia sẻ lại cho các bạn còn đang đi học biết được nhằm giúp các bạn có thêm kiến thức tốt hơn, chuẩn bị được tâm lý kỹ hơn khi đi ra trường.

Các bạn sinh viên sẽ biết mình sẽ phải chuẩn bị gì, làm gì khi chuẩn bị ra trường, kinh nghiệm viết hồ sơ xin việc, kinh nghiệm viết bài báo cáo thực tập, kinh nghiệm khi đi phỏng vấn.

Chúng tôi đều có chia sẻ đầy đủ cho các bạn sinh viên nắm thông tin qua các bài viết nằm bên trong chuyên mục dưới đây.

 

 

Sinh viên nên mua xe gì ? 10 mẫu xe thích hợp

Sinh viên nên mua xe gì là câu hỏi được rất nhiều bạn sinh viên đang đi học quan tâm rất nhiều, không biết nên chọn mua mẫu xe nào thích hợp cho dáng ngồi, xe nào thích hợp cho nam, xe nào thích hợp cho nữ, tính năng nào trên xe thích hợp có thể tham khảo Read more

10 cách giúp sinh viên tiết kiệm tiền chi tiêu mỗi tháng

Hiện nay đồng tiền ngày càng đắt đỏ, ba mẹ ở quê làm không đủ ăn còn cố gắng gửi tiền cho sinh viên đi học đại học, đối với các bạn gia đình khá giả thì không nói đến, nhưng đối với các bạn sinh viên nghèo thì việc chi tiêu luôn ám ảnh mỗi ngày, dưới đây là 10 cách giúp sinh viên tiết kiệm tiền tối đa mỗi tháng mà những bạn nào đang quan tâm thì vào xem nhé .

Read more

10 bài học xương máu mà khi thuê mặt bằng kinh doanh không thể bỏ qua

Bạn đang dự tính thuê mặt bằng kinh doanh nhưng không biết nên thuê như thế nào ? thuê làm sao cho buôn bán kinh doanh hiệu quả, đừng ngạc nhiên nếu mình nói rằng nếu bạn thất bại nếu thuê mặt bằng ở những vị trí không làm ăn được, dưới đây là 10 bài học xương máu khi thuê mặt bằng kinh doanh mà bạn không nên bỏ ra .

10 bài học xương máu mà khi thuê mặt bằng kinh doanh không thể bỏ qua

– Thuê mặt bằng kinh doanh thật sự không đơn giản như mọi người nghĩ, rất nhiều người rất may mắn khi không có kinh nghiệm nhưng gặp may mắn thuê được mặt bằng đẹp, đông người qua lại dẫn đến buôn cái gì cũng thành công, ngược lại rất nhiều người giàu có, đại gia thuê mặt bằng trúng những địa điểm bất lợi, không hợp yếu tố môi trường xung quanh dẫn đến kinh doanh lỗ lã thất bại, do đó để buôn bán được thì bạn phải chú ý những điểm sau đây khi thuê mặt bằng kinh doanh đó chính là :

1. Vị trí thuê mặt bằng là quan trọng số 1

– Để có thể buôn bán thành công việc đầu tiên là người dùng phải kiếm được mặt bằng đẹp, vậy thế nào là mặt bằng đẹp thì tùy theo mắt nhìn khác nhau của mỗi người chứ không phải đẹp với người này đã phù hợp cho người khác, chẳng hạn nếu bạn kinh doanh hàng ăn uống thì bạn nên mở mặt bằng ở các khu dân cư đông người qua lại, khu đông người sinh sống, hoặc khu đông dân văn phòng … tuy nhiên nếu bạn mở hàng ăn uống cao cấp thì nên mở ở dưới các tòa chung cư cao cấp, các khu nhà giàu, chứ mở đồ ăn cao cấp tại khu nhà nghèo, khu công nhân thì dù vị trí đẹp cũng không ai ăn vì họ không có tiền .

2. Đánh giá dung sai thị trường

– Việc mở mặt bằng kinh doanh là quan trọng nhưng yếu tố mà bạn không thể bỏ qua đó chính là đánh giá dung sai thị trường lớn hay nhỏ, chẳng hạn như bạn làm trong lĩnh vực decal xe máy, decal ô tô đang tính mở mặt bằng và dự tính lượng khách hàng theo cảm quan là rất nhiều mà không xem thực tế thực sự thị trường có nhiều người cần dán decal xe máy, xe ô tô hay không, đến khi thuê mặt bằng ở vị trí đắt đỏ tốn kém mà lượng khách hàng đến dán keo xe lai rai thu không đủ bù chi thì lúc đó đã muộn.

3. Thời gian thuê hợp đồng thuê mặt bằng

– Nếu mở mặt bằng kinh doanh, một trong các bài học đổ máu mới rút ra kinh nghiệm là đàm phán thời gian thuê mặt bằng với chủ nhà, ví dụ khi bạn thuê một mặt bằng để mở quán cà phê bạn rót vào 2 tỷ tiền vốn trang trí và sửa chữa thì thời gian thuê phải tối thiểu 3 – 5 năm bạn mới có thể thu hồi vốn nhanh và tạo ra dòng tiền lợi nhuận ổn định, chứ nếu thời gian thuê chỉ 1 – 2 năm thì bạn sẽ bị rủi ro là mất số tiền vốn bỏ ra để trang trí sửa chữa và khi hết hợp đồng, chủ nhà sẽ lấy lại tự kinh doanh với thương hiệu và lượng khách bạn đã tạo ra sẵn ( bài học này mình đã gặp nhiều lần ) .

10 bài học xương máu mà khi thuê mặt bằng kinh doanh không thể bỏ qua

4. Dự toán kinh phí chi trả mặt bằng

– Một trong các yếu tố mà bạn phải quan tâm khi thuê mặt bằng đó chính là tính toán tài chính cẩn thận để tránh hụt thu, bù chi khi thuê mặt bằng, chẳng hạn mình có 200 triệu thì chỉ nên bỏ ra khoảng 50 triệu để thuê mặt bằng, phần còn lại làm vốn lưu động, vốn để xoay vòng trong quá trình kinh doanh buôn bán, chứ nếu dốc hết tiền vô mặt bằng đến khi cần tiền thanh toán hàng hóa không có thì chết dở sống dở .

5. Đánh giá mặt bằng thuê có đáp ứng về cơ sở vật chất

– Đừng thuê mặt bằng mà bạn phải tốn nhiều chi phí để cải tạo bên trong, vì số tiền này lúc ban đầu bạn nghĩ sẽ ít đến khi gọi thợ xuống báo mức giá ngoài dự kiến sẽ khiến bạn không xoay sở được, đầu tiên trước khi thuê mặt bằng phải đánh giá mặt bằng như thế nào, có đủ nước, toilet, điện, wifi và trần thạch cao, tường , gạch nền có cần phải thay đổi hay sửa chữa không sao đó hỏi thử một vài đơn vị nội thất báo giá thiết kế xem khoảng bao nhiêu tiền rồi mới ký hợp đồng .

6. Thương lượng với chủ mặt bằng

– Không phải cứ thích là nhào nhào vào thuê đó là kinh nghiệm đúc kết khi thuê nhiều mặt bằng của mình, bạn hãy thử trả giá từ 20 – 30% so với mức giá chủ mặt bằng mong muốn và chờ khoảng 3 – 5 ngày sau đó xem chủ nhà có liên hệ với bạn không từ đó mà tính toán nâng mức thuê lên, đừng bao giờ gấp gáp mà đồng ý thuê ngay khi mà thị trường kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn thì dù mặt bằng đẹp hay xấu cũng sẽ có mức giá hợp lý nếu chủ mặt bằng muốn cho thuê được.

7. Nhắm tình hình kinh doanh mặt bằng trong tương lai

– Có thể vị trí thuê của bạn sẽ không đẹp nhưng nằm trong khu dân cư đông người và bạn dự định sẽ phải tốn thời gian từ 1 năm trở lên để tạo dựng thương hiệu, và thu hút dân cư tại đây trải nghiệm sản phẩm dịch vụ của bạn trong tương lai thì không thể bỏ qua việc xem thêm xung quanh đông dân cư không, lượng khách hàng là tập trẻ em, người lao động, nội trợ hay người lớn tuổi để xem tập khách hàng có phù hợp với dự kiến sản phẩm, dịch vụ bạn dự định tung ra trong tương lai hay không .

8. Giao thông thuận lợi

– Để ý mặt bằng dự định thuê có giao thông thuận lợi hay không, nếu bạn thuê mặt bằng để làm kho hàng thì dù bạn mở trong hẻm hóc cũng phải để ý xe tải có vào được không, xe tải có quay đầu được không, hay muốn chở hàng vào thì phải xem đường có cấm xe hơi, xe hàng hay không, có phải đường 1 chiều  hay đường cụt hay không, yếu tố này nếu không để ý sẽ dễ chết lắm nha.

9. Để ý mặt bằng có tranh chấp hay không 

– Một vài người xui xẻo khi đi thuê mặt bằng không biết người mình thuê không phải chủ mặt bằng mà chỉ là người cho thuê lại dẫn đến sau khi ký hợp đồng thuê và chuyển khoản tiền thì chủ nhà lại đòi lại mặt bằng dẫn đến tranh chấp, kiện tụng pháp lý vừa tốn thời gian giải quyết mà không xử lý được bất cứ gì .

10. Lựa chọn thuê mặt bằng là quyết định cuối cùng 

– Việc đưa ra quyết định lựa chọn thuê mặt bằng luôn là một yếu tố then chốt, nếu bạn đang phân vân cân nhắc có nên thuê không hãy chở một vài người thân, người có kinh nghiệm đi xem mặt bằng từ đó mới đưa ra quyết định chứ đừng quá quyết đoán, không cân nhắc, quá tin tưởng vào lựa chọn của bản thân mà đưa ra quyết định sai lầm nhé .

Kết luận 

Thuê mặt bằng kinh doanh là chìa khóa quan trọng quyết định sự thành công hay không đối với chiến lược kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp, đặc biệt nếu bạn chọn mặt bằng đẹp thì bạn sẽ buôn bán dễ dàng hơn, nếu lỡ thuê mặt bằng không đẹp bạn phải dựa vào nhiều hơn vào các kênh quảng cáo, marketing để xây dựng thương hiệu và sẽ khó khăn hơn nếu khách hàng không tìm kiếm được bạn do mở mặt bằng ở vị trí khó tìm kiếm, giao thông không thuận lợi, do đó hãy cân đo đong đếm thật kỹ trước khi quyết định ký hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh nhé .

1 tháng sống ở Sài Gòn hết bao nhiêu tiền ?

1 tháng sống ở Sài Gòn hết bao nhiêu tiền là một trong rất nhiều thứ mà nhiều hộ gia đình, các bạn trẻ quan tâm, do đó trong bài viết này mình sẽ chia sẽ kinh nghiệm để sống ở Sài Gòn dành cho các bạn trẻ đang tính bỏ quê hương lên Sài Thành lập nghiệp nhé . Read more

3 Điều nên làm khi thị trường cạnh tranh khốc liệt

Hiện nay rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp đang phải đối mặt với thị trường cạnh tranh khốc liệt và không biết phải làm gì trước những sóng gió như thế nào thì trong bài viết này hãy cùng mình bỏ 1 phút ra xem 3 điều bạn nên làm để giúp cho doanh nghiệp ổn định trước bối cảnh kinh doanh cạnh tranh khốc liệt nhé .

3 Điều nên làm khi thị trường cạnh tranh khốc liệt

– Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu vừa mới đi qua, các doanh nghiệp lại phải gồng mình chịu trận bởi cuộc chiến tranh Ukraina – Nga gây ảnh hưởng đến kinh tế thương mại toàn cầu và trong đó Việt Nam đang đối mặt với 2 cơn bão là lạm phát và suy thoái dòm ngó mặc dù chính phủ có nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển nhưng phần lớn doanh nghiệp vẫn bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều ông chủ doanh nghiệp không biết làm sao duy trì công ty của mình trước những biến động của thị trường thì có thể tham khảo 1 vài điều mà các chuyên gia đang chia sẽ nhé .

1. Tạo điểm nhấn, giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp

– Để tồn tại trước những biến động của thị trường việc đầu tiên doanh nghiệp phải giữ nguyên được thế mạng cốt lõi vốn có, thương hiệu hay sứ mệnh mà mình đang cung cấp đến cộng đồng, rất nhiều doanh nghiệp đã chết lâm sàn khi liên tục thay đổi cấu trúc, các bộ phận nhằm cải thiện kinh doanh nhưng dần đánh mất văn hóa cốt lõi của mình khiến cho bộ máy gặp nhiều trục trặc từ khâu sản xuất đến kinh doanh từ đó dẫn đến phá sản .

Hãy cho nhân viên thấy được rằng doanh nghiệp bạn đã từng vượt qua đại dịch, đã có nhiều năm kinh nghiệm, đã đối đầu với biết bao lần suy thoái mà vẫn đứng vững thì mọi người mới tin vào đơn vị và tiếp tục làm việc, đem sự sáng tạo để phát triển .

2. Đào tạo bộ máy làm việc thay thế 

Việc biến động thị trường gây khủng hoảng chính cho doanh nghiệp, khi doanh nghiệp gặp khó khăn việc đầu tiên các ông chủ nghĩ đến ngay là tiết giảm chi phí, giải thể các phòng ban không cần thiết, tái cấu trúc doanh nghiệp, chính lúc này nhiều bộ phận, cán bộ cốt lõi với mức lương cao sẽ không tránh khỏi việc rời đi và điều này sẽ khiến doanh nghiệp khó khăn trong việc xử lý nội bộ, ảnh hưởng đến đơn hàng, mối quan hệ với các khách hàng cũ trước đó .

Để xử lý điều này mặc dù các nhân viên lương cao nghỉ đi, doanh nghiệp vẫn phải tuyển dụng ngay các nhân viên mới ra trường hoặc nhân viên có kinh nghiệm với mức lương chỉ bằng 1/3 thì sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn về mặt nhân sự, vì đơn giản nhiều người thất nghiệp sẽ chấp nhận làm lương thấp trong thời điểm suy thoái chung do đó nếu năm được đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng nhân sự ngay lập tức .

3. Cập nhật nhiều kênh truyền thông, bán hàng mới 

– Thay vì giữ mối quan hệ đơn hàng với các đối tác sẵn có từ trước đến nay, doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn vay thông qua các mối quan hệ cá nhân, phát hành cổ phiếu, trái phiếu ưu đãi cho nhân viên với mức lãi suất cao để thu hút nguồn vốn nội bộ giải quyết trước mắt tình hình tài chính sau đó tiến hành tiếp cận với các kênh bán hàng mới .

– Hãy tìm kiếm những đơn hàng sản xuất nhỏ lẻ thay vì tập trung vào đơn hàng lớn khi mà thị trường không còn nhiều ông lớn mặn mà, sẵn sàng mua số lượng lớn như trước kia, tiếp cận các kênh phân phối nhỏ lẻ, kênh giao dịch trên các sàn thương mại điện tử, các kênh online mạng xã hội, các kênh phân phối nội trợ, hãy liệt kê danh sách các kênh bán hàng ra và đích thân người chủ doanh nghiệp phải là người thực hiện khi doanh nghiệp gặp khó khăn về mặt đơn hàng .

! Kết luận 

Để giúp cho doanh nghiệp trụ vững trong thời kỳ kinh tế Việt Nam lẫn thế giới đang có nhiều biến động thì những kinh nghiệm trên đây được chia sẻ từ các chuyên gia hy vọng sẽ giúp cho các bạn có thể bài học và động lực để vượt qua khó khăn, nếu đã đọc qua bài viết mà thấy hay, bạn đừng ngần ngại cho mình 1 like và share bài viết để giúp được nhiều người hơn nhé .

Khởi nghiệp là gì ? Khi nào nên bắt đầu khởi nghiệp

Khởi nghiệp là gì ? Khi nào nên bắt đầu khởi nghiệp ? Để khởi nghiệp thành công cần những yếu tố gì là các câu hỏi mà rất nhiều bạn quan tâm, hãy cùng chúng tôi phân tích để có cái nhìn cụ thể về vấn đề này nhé . Read more

Lỡ dính bầu khi là sinh viên thì làm sao

Lỡ dính bầu khi là sinh viên thì làm sao

Việc mang thai khi còn là sinh viên năm cuối đại học đã đem đến cho tôi nhiều căng thẳng và lo lắng. Khi tôi nhận ra mình có thai, tôi đã trải qua một loạt các cảm xúc, từ sợ hãi, lo lắng cho đến vui mừng và hạnh phúc. Tuy nhiên, điều đó cũng mang lại cho tôi những thách thức mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến trước đó. Read more

Sống Thử nên hay không

Sống Thử nên hay không

Sống Thử nên hay không nên là một chủ đề rất đáng suy ngẫm trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Với sự phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều người có khao khát trải nghiệm những điều mới lạ, những trải nghiệm độc đáo. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề đang gây tranh cãi trong cộng đồng, vì sự sống thử không chỉ mang lại những trải nghiệm thú vị mà còn mang theo những nguy hiểm không đáng có. Read more

Có nên ở ghép hay không

Có nên ở ghép hay không ?

Câu hỏi có nên ở ghép hay không được nhiều người đi làm, các bạn viên quan tâm vì đó là điều kiện sống thường ngày nhất của mỗi người, chủ đề này thường được bàn tán trên hầu hết các diễn đàn, mạng xã hội và được ý kiến trái chiều của nhiều người khác nhau, do đó trong bài viết này mình sẽ phân tích cho các bạn tham khảo ?

Lợi ích và khó khăn của việc ở ghép

– Việc ở ghép có nên hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà mọi người nên cân nhắc trước khi sinh sống tại một địa phương mà mình chưa từng thấy, đặc biệt các bạn trẻ lần đầu lên Sài Gòn học thì lại càng đắn đo, không biết nên thuê phòng trọ ở một mình hay đi ở chung theo lời rủ rê của một số bạn bè.

1. Lợi ích từ việc ở ghép mang lại

– Những yếu tố dưới đây là một số vấn đề chính mà việc ở ghép sẽ mang lại cho bạn những lợi ích thực tế :

  • Chia nhỏ tiền phòng trọ phải đóng, đối với sinh viên nguồn kinh tế đang phụ thuộc vào ba mẹ thì điều này sẽ giúp cho bạn dễ sống hơn, có thêm tiền cho sinh hoạt giải trí thay vì bỏ số tiền lớn ra thuê phòng và phải ăn uống kiêng kem, tiết kiệm tối đa .
  • Có thêm bạn bè: việc ở chung sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều mối quan hệ, đặc biệt nếu trước đây bạn chỉ sống ru rú 1 mình thì nay sẽ có thêm người trò chuyện, chia sẻ với nhau những việc mà mọi người gặp phải hàng ngày, cuộc sống sẽ thú vị hơn.
  • Được hỗ trợ khi cần thiết : nếu trong quá trình học tập hay làm việc mà bạn gặp phải 1 vấn đề khó khăn gì thì mọi người trong cùng phòng, cùng xóm trọ sẽ chia sẽ bớt gánh nặng cho bạn, chẳng hạn góp gạo thổi cơm chung, cho bạn mượn tiền đến khi kiếm được việc làm …
Có nên ở ghép hay không

Bạn cùng phòng hay dẫn người yêu về nhà làm mình khó chịu là nỗi khổ của rất nhiều bạn cho ở ghép . 

2. Khó khăn khi đi ra ngoài ở ghép

– Việc đi ra ngoài ở ghép cũng sẽ khiến nhiều người gặp khó khăn nhất định, đặc biệt là các rủi ro có thể xảy ra khi ở ghép như :

  • Không biết bạn cùng phòng của mình có đàng hoàng không : nhiều người vì muốn tiết kiệm tiền đã cho người lạ vào ở trong phòng, đến lúc bị bạn cùng phòng lấy hết tiền, máy tính, laptop, và các vật dụng đắt tiền không cánh mà bay mới hối hận.
  • Không sinh hoạt chung được : ví dụ bạn nấu cơm mà bạn cùng phòng chỉ đợi nấu xong rồi xuống ăn, dùng chung đồ sinh hoạt, không chịu góp tiền gạo, tiền cơm … thì việc đó sẽ khiến bạn thấy khó chịu nhiều lúc muốn bỏ đi .
  • Hay rủ rê người lạ về phòng: điểm khó chịu không kém đó chính là để tiết kiệm tiền không đi chơi mà nhiều bạn cùng phòng thường rủ các bạn cùng lớp, bạn trai, bạn gái về phòng khiến cho bạn khó chịu khi thấy mọi người tình tứ, nhậu nhẹt, gây mất an ninh trật tự cho phòng trọ .
Có nên ở ghép hay không

Mất trộm tiền bạc do cho người lạ vào ở ghép

Yếu tố cần xem xét khi quyết định ở ghép

Để quyết định dọn ra ở ghép người dùng phải chuẩn bị về các yếu tố như tài chính, tính cách, lối sống, vị trí, và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến quyết định.

– Tài chính thấp thì nên ở ghép

Nếu mức lương của các bạn tại các thành phố lớn tầm 5 – 6 triệu đồng và ở các tỉnh lẻ tầm khoảng 3 – 4 triệu đồng thì ở ghép là lựa chọn hàng đầu, nguyên nhân ngoại trừ tiền ăn khoảng 50 ngàn đến 100 ngàn đồng và một khoản chi tiêu dành cho cá nhân tầm 1 – 2 triệu thì số tiền còn lại dao động chỉ từ 2 triệu đồng thì việc chi một khoảng từ 800K – 1 triệu đồng cho tiền phòng là lựa chọn ưu tiên của bạn.

– Tính cách độc lập thì không nên ở ghép

Nếu tính cách ôn hòa, chấp nhận ở chung và dùng chung phòng với nhiều người thì ở ghép là lựa chọn ưu tiên để bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí cho sinh hoạt cá nhân và dùng tiền này để gửi tiết kiệm hay chăm sóc cho gia đình, tuy nhiên nếu tính cách cá nhân độc lập không muốn chung sống với bất cứ ai, thấy mọi người là cảm giác thấy ghét thì nên ở riêng chứ đừng ở ghép để tránh các xung đột, cãi vã có thể phát sinh trong quá trình ở ghép gây ra .

– Lối sống thích ở riêng hay chung sẽ quyết định có nên ở ghép hay không

Việc sinh hoạt ăn uống, mua sắm hay tắm rửa đi lại có thể làm cho người xung quanh thấy bạn có phù hợp ở ghép hay không, ví dụ nếu bạn ăn chung thì phải góp tiền để mua gạo nấu cơm, mua đồ dùng sinh hoạt trong phòng, còn nếu đi vệ sinh, toilet vào sáng sớm thì nên sắp xếp cùng với mọi người sử dụng trong bao lâu để tránh ảnh hưởng công việc của lẫn nhau, nếu có xe thì nên giúp nhau đi lại hay chỉ dùng riêng một mình ….

Nếu bạn không thích người khác dùng chung đồ dùng của mình thì nên nói ngay từ ban đầu để tránh khi mọi người sống chung và dùng đồ của bạn sẽ phát sinh các cuộc võ mồm không cần thiết trước khi đưa ra quyết định ai đó phải dọn khỏi phòng .

có nên ở ghép hay không

Bối rối khi bạn cùng phòng sinh hoạt quá bẩn khiến cô gái rùng mình

Trải nghiệm cá nhân khi đã từng ở ghép trước đó

– Trước đây khi còn lạ sinh viên mình đã từng đi ở ghép với bạn bè cho tiết kiệm chi phí, dĩ nhiên không phải lúc nào cũng may mắn gặp bạn cùng phòng tốt bụng mình sẽ kể vài câu chuyện mà mình đã đi ở ghép như sau :

Câu chuyện của cá nhân mình

Lần đầu vào năm 2019 khi mình mới năm 1, vì ở quê mới lên Sài gòn nên bạn bè rủ rê đi ở ghép chung tại 1 phòng trọ ở Gò Vấp, mỗi đứa chỉ tốn có 800k / tiền phòng, đến khi ở chung với các bạn thì năm đầu cũng khá ổn khi cả bọn đều là chân ướt chân ráo, đến năm hai thì một số đứa rời phòng và bắt đầu kiếm người lạ vào ở và rồi cảnh ác mộng bắt đầu ghi trong nhóm có người không chịu góp tiền phòng, đưa thiếu, giả vờ không có tiền đóng tiền học, sau đó các khoản phí tiền điện nước, gas, sinh hoạt không góp chung như trước khiến tài chính của mình đội lên rất nhiều, cuối cùng mình đã quyết định dọn qua 1 phòng trọ khác thay vì ở chung với mọi người .

Câu chuyện thứ hai của sinh viên tên Ân

Sau khi đi làm để tiết kiệm công việc, Ân đã quyết định thuê nhà nguyên căn tầm khoảng 6 triệu đồng và rủ 2 bạn mình vào ở chung để chia tiền nhà mỗi người 2 triệu, vì cả 3 đã đi làm nên tiền phòng không phải là gánh nặng, ngặt nổi trước đây Ân chưa từng sống 1 mình nên cách sống của cô làm mọi người khó chịu khi không ăn chung, uống chung với mọi người trong nhà, đồ đạc sử dụng xong thì vứt đó, dầu gội xài xong thì không mua mà chỉ toàn dùng của bạn khác, tủ lạnh ăn xong không mua đồ bỏ vô … khiến cho các bạn của Ân thấy khó chịu, và những cuộc cãi vã thường xuyên xảy ra trong căn nhà này, các bạn hay nói nếu Ân thích sống độc lập thì không nên rủ người khác vào ở ghép chung làm gì .

Mất trộm vì đi ở ghép với người lạ

Chị Hạnh thuê phòng trọ tại thành phố Thủ Đức, vì để tiết kiệm chi phí đi học năm cuối mà chị đã cho 1 bạn nữ đang đi làm vào ở chung với mình, tuy nhiên một hôm khi đi về phòng trọ thì thấy đồ đạc bị lục tung, chiếc laptop của chị cùng hơn 4 triệu đồng tiền để dành không cánh mà bay, sau đó thì không còn ai liên hệ được cho bạn nữ đó nữa, hỏi thì chị không có nắm giữ thông tin gì của bạn đó ngoài tên tuổi mà thôi, đây là bài học mà chị gặp phải .

Lời khuyên dành cho các bạn chuẩn bị ra ngoài ở ghép

– Ở ghép hay không là quyết định tự do của mỗi người, tuy nhiên việc ở ghép sẽ khiến cho bạn gặp nhiều rủi ro, do đó nếu trong trường hợp tính ở ghép hãy rủ những người mình có quen biết như đồng nghiệp cùng công ty, bạn cùng quê, hay bạn cùng trường học, điều đó sẽ tránh được các rủi ro bởi vì có nhiều đối tượng hiện nay lợi dụng việc mọi người tiết kiệm tiền sẽ cho mình vào ở ghép từ đó ra tay trộm cắp tài sản gây ra hậu quả lớn .

8 thói quen của những người thành công

Rất nhiều người thành công đều không ngần ngại chia sẻ bí kiếp, bí quyết thành công của họ nhưng mấy người lại được như họ, dưới đây là 8 thói quen của những người thành công mà bạn nên noi theo để có thể thành công không sớm thì muộn trong tương lai gần .

8 thói quen của những người thành công

– Người thành công rất quan tâm đến việc xảy ra trong cuộc sống thường ngày của họ, có những thói quen về cuộc sống của họ mà khiến cho mọi người không biết phải làm sao mới có thể đạt được giống như họ, nhưng điều đấy lại làm bộc lộ sự thành công của họ trong tương lai gần .

8 thói quen của những người thành công

1. Hãy chuẩn bị kế hoạch dự phòng

Sẵn lòng dành thời gian để xây dựng kế hoạch dự phòng cho cuộc sống của bạn. Những kế hoạch này sẽ mang lại sự an tâm và tự tin. Tuy nhiên, đừng bao giờ coi thường sự chuẩn bị bởi đã lập kế hoạch từ trước. Đồng thời, hãy đặt sự nỗ lực không ngừng cùng sự chăm chỉ vào công việc để tiến đến mục tiêu của bạn. Nếu gặp những tình huống không lường trước, hãy giữ bình tĩnh và tìm giải pháp, thích ứng với hoàn cảnh thay vì từ bỏ chỉ vì không như dự tính.

2. Làm việc và nỗ lực

Kết quả bạn đạt được phụ thuộc vào sự nỗ lực của bạn. Nếu bạn cố gắng, bạn sẽ đạt được mục tiêu. Để thực sự thành công, hãy cố gắng hơn nữa. Nhưng không gì có thể xảy ra nếu bạn không đổ công sức vào nó. Không có thành công dễ dàng có được. Mọi người đều biết rằng làm việc chăm chỉ là quan trọng, nhưng chỉ có những người thực sự thành công mới chịu tuân thủ điều đó. Vì vậy, hãy bắt đầu hành động ngay từ bây giờ. Thời gian không chờ đợi bất kỳ ai.

3. Tập trung vào công việc 100%

Những doanh nhân thành đạt thường làm việc nhiều hơn so với người bình thường. Họ có một danh sách công việc dài mà họ muốn hoàn thành. Do đó, họ phải dành nhiều thời gian cho công việc này. Hơn nữa, họ cam kết đem đến 100% năng lượng của mình, thậm chí đánh đổi những niềm vui cá nhân để tập trung vào công việc. Nếu bạn không làm việc chăm chỉ, người khác có thể hiểu rằng mục tiêu mà bạn đề ra không thực sự quan trọng hoặc dễ dàng đạt được. Nói cách khác, bạn sẽ không thể đạt được thành công nổi bật nếu không cống hiến hết mình.

4. Họ không bị cuốn theo trào lưu đám đông

Họ hiểu rằng chỉ đi theo con đường của sự thông thường sẽ mang lại kết quả bình thường. Dù xu hướng đám đông đang thịnh hành hay là một cơ hội hấp dẫn, họ không đi theo nó vì biết rằng điều đó chỉ dẫn đến kết quả tầm thường. Người thành công vượt qua bình thường bằng việc làm những điều mà người khác không làm. Họ đến những nơi mà người khác tránh xa, bởi đó là nơi có ít cạnh tranh và nhiều cơ hội để đạt thành công.

5. Họ tạo kế hoạch từ cuối cùng

Để đạt được thành công đáng kể, họ biết rằng cần đặt mục tiêu lớn hơn và quyết định điều mà thực sự mong muốn: có thể là trở thành tốt nhất, nhanh nhất, rẻ nhất, hoặc lớn nhất… Và sau đó, họ xác định mục tiêu để biến những khát khao đó thành hiện thực. Họ quyết định kết thúc ở đâu và chính đó sẽ là mục tiêu cuối cùng của họ. Mục tiêu lớn dẫn đến thành công lớn. Điều này khiến họ cảm thấy động lực và hạnh phúc khi làm việc chăm chỉ hơn, bởi vì họ biết mục tiêu đáng mơ ước đang chờ đợi phía trước.

6. Họ không dừng lại sau khi đạt được thành tựu

Đối với những người thành công, đạt được mục tiêu – dù có lớn đến mức nào – không phải là điểm dừng. Thay vào đó, đó chỉ là bước đệm để tiến tới những mục tiêu lớn hơn nữa. Ví dụ, có thể bạn muốn thành lập một công ty trị giá 100 triệu đô la. Nhưng sau khi đạt được mục tiêu này, bạn có thể sử dụng mối quan hệ và ảnh hưởng đã tích lũy để thành lập một quỹ từ thiện. Với thành công trong lĩnh vực kinh doanh và từ thiện, bạn có thể thực hiện những việc khác như diễn thuyết, viết sách và truyền cảm hứng cho người khác. Tiến trình đạt thành công trong một lĩnh vực sẽ giúp bạn học được những kỹ năng và xây dựng mối quan hệ cần thiết để thành công trong nhiều lĩnh vực khác.

7. Họ là những chuyên gia bán hàng xuất sắc

Khi hỏi về kỹ năng quan trọng nhất góp phần vào thành công, chủ doanh nghiệp và các CEO đều đánh giá cao kỹ năng bán hàng. Tuy nhiên, đáng lưu ý rằng bán hàng không đơn thuần là thuyết phục hoặc gây áp lực. Bán hàng là khả năng diễn giải logic và lợi ích của một quyết định hoặc sản phẩm. Nó là việc thuyết phục người khác hợp tác và làm việc với bạn. Bán hàng là vượt qua các rào cản và phản đối. Kỹ năng bán hàng là nền tảng của sự thành công cá nhân và doanh nghiệp: biết cách thuyết phục, biết cách đối diện với từ chối, tự tin và tự trọng khi gặp thất bại, làm việc hiệu quả với nhiều loại người, xây dựng mối quan hệ bền vững…

8. Họ không tự cao tự đại

Những người thành công và được người khác kính trọng không tự mãn. Tuy họ có lòng tự trọng đủ để công nhận sai lầm, xin lỗi, mơ ước lớn hơn, chia sẻ thành công với những người xung quanh, yêu cầu sự hỗ trợ khi cần, vượt qua thất bại và đấu tranh vượt qua khó khăn.