Một vài kỹ năng xin việc làm thêm cho sinh viên

Kỹ năng xin việc làm thêm là vô cùng quan trọng đối với các bạn sinh viên đang trong quá trình đi học, có 2 nguyên nhân dẫn đến việc xin đi làm thêm, một là dùng số tiền đó để trang trải cho việc học, 2 là dùng kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được để phục vụ cho các công việc sau này khi ra trường.

Kỹ năng làm việc có quan trọng không

– Hiện nay các doanh nghiệp từ nhà hàng khách sạn, ngân hàng, xuất nhập khẩu, quản lý nhân sự …. đều cần có các kỹ năng riêng biệt của từng chuyên ngành, tùy theo vị trí xin việc khác nhau mà cần các phải có nhân viên phù hợp chuyên ngành khác nhau. Ví dụ như các khách sạn thường tuyển dụng các bạn sinh viên đã từng làm trong các nhà hàng, quán ăn hay làm phục vụ tại các quầy bar ….

– Kỹ năng làm việc là cực kỳ quan trọng đối với nhà quản lý, họ thường muốn đỡ mất thời gian đào tạo cho sinh viên, muốn họ có thể bắt tay vào ngay công việc, do đó nếu chưa có kinh nghiệm thì sẽ thiệt thòi cho các bạn trẻ vì khó cạnh tranh khi mà thị trường lao động ngày càng cạnh tranh gay gắt như hiện nay

– Việc luôn trao dồi kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình đi học cũng sẽ giúp cho các bạn sinh viên tự tin hơn khi đi thực tập hay đi xin việc làm rất nhiều lần.

Xem thêm 1 số bài việc liên quan đến sinh viên thực tập đi làm dưới đây

Một vài kỹ năng xin việc làm thêm cho sinh viên

Các kỹ năng xin việc làm thêm mà sinh viên cần chú ý

Dưới đây là top các kỹ năng xin việc làm thêm mà nhà quản lý đặc biệt quan tâm, đánh giá khi nhận sinh viên vào làm thêm ở 1 số đơn vị để cho các bạn trẻ đang trong quá trình tìm hiểu có thể chuẩn bị đầy đủ.

Chọn việc làm gần nhà hoặc gần trường học

Để có thể không bị ảnh hưởng khi vừa đi làm vừa đi học, việc đầu tiên là sinh viên phải phân bổ thời gian cá nhân của mình sao cho hợp lý, nếu đang đi học vào buổi sáng thì bắt buộc phải chọn các việc làm thêm vào buổi chiều hoặc tối để tránh ảnh hưởng đến thời gian đi học.

Không nên vì công việc đi làm thêm mà bỏ việc học, vì nó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý muốn nghỉ học thường xuyên, và khi bạn không còn muốn đi học thì việc nợ môn học và ra trường sẽ trở thành con được khá xa với đối với các bạn sinh viên mới.

Cố gắng tìm việc làm liên quan đến ngành học

Tìm một việc làm có liên quan đến ngành mình đang theo đuổi có rất nhiều lợi ích vô cùng quan trọng, thứ nhất là mình có thể trao đổi được các kỹ năng sống liên quan đến tương lai, thứ hai là có thể xin thực tập vào các vị trí mà mình mong muốn, vừa giúp tiết kiệm thời gian và lại không mất đi sự đam mê, hứng thú.

Tuy nhiên có nhiều trường hợp vì không thể kén cá chọn canh nên nhiều bạn sinh viên vẫn chỉ cần tìm được công việc làm nên thường không quan tâm nhiều đến ngành học của mình là gì, đây cũng là một dấu hiệu tích cực, ngành nào không quan trọng, quan trọng là hái ra tiền, các bạn nên lưu ý.

Trước khi chọn một công việc nào đó, hãy nghĩ xem coi công việc đó có liên quan đến ngành mình đang học hay không, hãy cho đó là 1 sự lựa chọn thứ hai nếu không liên quan và ưu tiên cho các công việc có liên quan lên trước.

Viết hồ sơ CV xin việc chuyên nghiệp

– Bộ hồ sơ xin việc (CV) là cực kỳ quan trọng đối với các nhà quản lý, thông qua đó có thể biết được trình độ, thái độ tôn trọng công việc, con người bạn như thế nào

Các bộ hồ sơ xin việc sơ sài, copy tải từ trên mạng xuống, không có đầu tư chỉnh sửa chứng tỏ bạn không mặn mà với công việc mà chỉ muốn tìm chỗ để làm cho qua ngày thôi, thường đây là bước mà các nhà quản lý loại bỏ rất nhiều hồ sơ xin việc của hàng trăm ứng viên mỗi ngày.

– Đầu tư tự viết sơ yếu lý lịch, đơn xin việc, ghi rõ mình đã có kinh nghiệm hay chưa từng làm việc, cuối cùng hãy viết rằng mình mong muốn hay yêu thích được làm công việc tại công ty này vì lý do gì, ví dụ như em cần một công việc để có thể trang trải cuộc sống và lo cho ba mẹ già ở quê, cố gắng càng chân thực càng tốt để lấy điểm + từ nhà quản lý.

Kinh nghiệm loại hồ sơ cho thấy tôi thường không đánh giá cao các bộ hồ sơ mà các bạn chỉ bỏ 5000đ để mua, sau đó điền và đi nộp, nếu xin việc theo kiểu đó thì chỉ xin làm việc ở các quán cà phê, quán cốc, hay các tiệm bán đồ ăn …. còn nếu xin vào làm việc cho các công ty tư nhân thì họ sẽ không để tâm.

Sử dụng các mối quan hệ cá nhân

Cũng như các bài viết mà tôi đã chia sẽ trước đây, việc đi làm thêm khá là khó nếu như bạn tự kiếm, hãy nhờ các anh chị, các bạn trong cùng lớp học đã có việc làm giới thiệu cho bạn, vì họ đang làm ở chỗ đấy nếu thấy có tuyển dụng họ sẽ ưu tiên chủ động liên hệ để cho bạn có việc làm chung.

Còn nếu tự tìm việc làm thì sẽ rất mất nhiều thời gian của chính mình, có thể nhờ người quen trong xóm trọ, nhờ anh chị, em họ hàng và đánh tiếng là bạn đang cần 1 công việc làm thêm để trang trải chi phí cuộc sống, việc tự tin và nói với mọi người mong muốn xin việc làm cũng đã nâng cao trình độ của bạn hơn.

Trao đổi cho mọi người biết công việc quan trọng, mình cần công việc cũng giúp cho bạn thoát khỏi sự sợ hãi, e ngại khi đi xin việc nhiều nơi nhưng đều bị từ chối vì nhiều lý do nào đó.

Sắp xếp thời gian làm việc chuyên nghiệp

Các nhà quản lý khi hỏi bạn sẽ hỏi bạn còn đi học hay không, liệu việc đi làm như thế này có ảnh hưởng đến công việc học tập hàng ngày của bạn hay không.

Trường hợp này bạn cần phải xử lý khéo léo như bạn chỉ đi học vào buổi tối thôi, còn ban ngày bạn vẫn có thể làm việc giống như một nhân viên bình thường, việc đi làm không ảnh hưởng đến thời gian của bạn, như vậy sẽ lấy điểm từ nhà tuyển dụng, nhà quản lý.

Tránh nói rằng em có thể đi làm, bữa nào em kẹt thì em sẽ nghỉ học, như vậy cho thấy ý thức và thái độ cho việc học hành của bạn kém, thì khi đi làm việc bạn sẽ có lý do để xin nghỉ việc, nghỉ bệnh … thường xuyên, nhà quản lý sẽ không tuyển dụng những con người như vậy vào công việc hàng ngày.

Ăn mặc gọn gàng và lịch sự khi đi xin việc

Dù xin vào bất cứ công việc nào, ví dụ như xin làm việc ở quán cà phê thì bạn phải mặc quần jean, áo sơ mi, hoặc áo thun có cổ khi đi xin việc, còn nếu ở các văn phòng công ty nên mặc quần tây áo sơ mi, điều này giúp cho các nhà quản lý đánh giá được tác phong và thái độ thân thiện với bạn.

Nếu đi xin việc làm mà ăn mặc luộm thuộm, áo thun dạng đi chơi hay quần áo giống như đi dự tiệc thì chứng tỏ cho nhà quản lý thấy khả năng bạn chưa có kinh nghiệm cao, tuyển bạn vô chỉ mất thời gian hay từ chối với lý do việc này không phù hợp với bạn đâu, hãy đi tìm công việc khác thích hợp hơn.

Cách ăn mặc thể hiện đến bộ mặt con người, do đó tự bạn hãy nhìn trước gương và đánh giá bản thân mình có nên mặc bộ đồ này để đi xin việc hay không và hãy nghĩ trước tâm trạng của đối phương khi nhìn mình sẽ đánh giá mình như thế nào nhé.

Thái độ khi trả lời phỏng vấn

Đối với các nhà quản lý, khi đã xác định phỏng vấn có nghĩa là bạn đã thành công 50% khi đi xin việc, vấn đề còn lại là bạn phải trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng như thế nào và ra làm sao cho hợp lý

Thái độ được đánh giá cao, nếu bạn trả lời nghiêm thúc, giới thiệu bản thân mình, kỹ năng, cần công việc để làm gì và cảm thấy công ty nên nhận mình vì lý do nào ….

Nếu bạn trả lời hời hợt, ra vẻ nhà mình có tiền, có điều kiện, có công việc làm thì vui, không có cũng không sao thì chắc chắn nhà quản lý sẽ mời bạn về nhà và nói kèm 1 câu, công ty sẽ xem xét hồ sơ của bạn và báo kết quả cho bạn sớm nhất có thể. Như vậy bạn nên đi tìm công việc khác thay vì ngồi chờ nhé.

Các kỹ năng xin việc mà sinh viên cần chú ý

Làm sao để tăng cường kỹ năng dành cho sinh viên

Để tăng cường kỹ năng dành cho sinh viên, có một số cách sau đây mà bạn có thể áp dụng:

Tham gia các hoạt động ngoại khóa: Tham gia các hoạt động ngoại khóa như câu lạc bộ, đội nhóm, hoặc tham gia các hoạt động tình nguyện sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, tự quản và rèn luyện sự tự tin.

Tham gia các khóa đào tạo, hội thảo: Tham gia các khóa đào tạo, hội thảo về các chủ đề liên quan đến chuyên ngành hoặc các kỹ năng mềm cũng là một cách tốt để nâng cao kỹ năng của bạn.

Tự học trên mạng: Internet là một nguồn tài nguyên rất phong phú và đa dạng. Bạn có thể sử dụng các trang web như Coursera, edX, Khan Academy,… để tìm kiếm các khóa học trực tuyến về chuyên ngành hoặc các kỹ năng mềm.

Thực hành và áp dụng kiến thức: Sau khi học được các kỹ năng mới, bạn cần phải thực hành và áp dụng trong thực tế. Ví dụ, nếu bạn muốn nâng cao kỹ năng giao tiếp, hãy tham gia các hoạt động mà bạn có thể tương tác với người khác và rèn luyện kỹ năng đó.

Tìm kiếm phản hồi và học hỏi từ người khác: Đôi khi, chúng ta cần phải nhận được phản hồi từ người khác để biết mình đang làm tốt hay còn cần cải thiện. Hãy tìm kiếm phản hồi từ giảng viên, bạn bè, đồng nghiệp hoặc người thân để cải thiện kỹ năng của mình.

Đặt mục tiêu và lập kế hoạch: Đặt mục tiêu và lập kế hoạch cụ thể sẽ giúp bạn theo dõi tiến độ và đánh giá được mức độ thành công trong việc nâng cao kỹ năng của mình.

Luôn cập nhật kiến thức mới: Với sự phát triển liên tục của khoa học và công nghệ, kiến thức cũng cần được cập nhật liên tục. Hãy đọc sách, bài báo, theo dõi các trang tin tức liên quan đến chuyên ngành của mình để cập nhật kiến thức mới nhất và phát triển bản thân.

Tự đánh giá và phát triển: Tự đánh giá kỹ năng của mình và tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu để phát triển bản thân. Bạn có thể sử dụng các công cụ đánh giá kỹ năng trực tuyến để giúp mình đánh giá chính xác hơn.

Học hỏi từ kinh nghiệm của người khác: Hãy tìm kiếm và học hỏi từ kinh nghiệm của những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên ngành của bạn. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được những kinh nghiệm quý báu mà họ đã tích lũy được.

Đừng ngừng học hỏi: Kỹ năng của bạn sẽ không bao giờ đủ hoàn hảo. Vì vậy, hãy luôn cố gắng học hỏi thêm những kỹ năng mới và nâng cao những kỹ năng cũ để có thể phát triển bản thân và thành công trong tương lai.

Tóm lại, để tăng cường kỹ năng dành cho sinh viên, bạn cần tham gia các hoạt động ngoại khóa, tham gia các khóa đào tạo, hội thảo, tự học trên mạng, thực hành và áp dụng kiến thức, tìm kiếm phản hồi và học hỏi từ người khác, đặt mục tiêu và lập kế hoạch, luôn cập nhật kiến thức mới, tự đánh giá và phát triển, học hỏi từ kinh nghiệm của người khác và đừng ngừng học hỏi.

Kết luận

Kỹ năng nghề nghiệp hay kỹ năng xin việc làm thêm là một yếu tố khá quan trọng đối với các bạn trẻ hiện nay, việc phải đi xin việc làm, tự kiếm cách viết CV, cách ăn mặc, sắp xếp thời gian sao cho phù hợp sẽ giúp các bạn trưởng thành hơn kể cả ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Xem thêm một vài dịch vụ của dichvuthuctap.net đang hỗ trợ sinh viên

5/5 - (1 bình chọn)